Thứ sáu 26/04/2024 04:49 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Chiêm ngưỡng cây gạo cổ thụ hơn 700 năm tuổi dáng hình mẹ ôm con

09:24 | 09/02/2020

Cây gạo cổ thụ nằm trong khuôn viên đền Mõ (xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng) không chỉ được biết đến là cây di sản đầu tiên của Hải Phòng với tuổi đời cao nhất Việt Nam - 736 tuổi mà còn thu hút du khách gần xa bởi dáng hình độc đáo, có một không hai.

chiem nguong cay gao co thu hon 700 nam tuoi dang hinh me om con
Đền Mõ (xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng) là ngôi đền cổ, được xây dựng từ thế kỉ 13, là nơi thờ công chúa Quỳnh Trân (thời nhà Trần) về lập am tu hành, khai khẩn đất hoang giúp dân lập nghiệp.
chiem nguong cay gao co thu hon 700 nam tuoi dang hinh me om con
Tương truyền, một năm sau ngày Công chúa Quỳnh Trân về đây lập am tu hành (năm 1284), đích thân công chúa trồng cây gạo trước cửa đền, với ước nguyện nhân dân lo đủ, thóc gạo dồi dào.
chiem nguong cay gao co thu hon 700 nam tuoi dang hinh me om con
Trải qua 736 năm, cây gạo như "chứng nhân" lịch sử khi chứng kiến biết bao thăng trầm, đổi thay của cuộc sống.
chiem nguong cay gao co thu hon 700 nam tuoi dang hinh me om con
Năm 2011, Cây gạo đền Mõ là Cây Di sản Việt Nam thứ 65 được tổ chức lễ vinh danh trong tổng số hơn 70 cây được VACNE công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Năm 2012, cây gạo được Trung tâm xác lập kỷ lục Việt Nam công nhận và tôn vinh là cây gạo nhiều năm tuổi nhất Việt Nam.
chiem nguong cay gao co thu hon 700 nam tuoi dang hinh me om con
Cây gạo có chiều cao hơn 30m, đường kính gốc gần 2,5m. Theo ông Phạm Đức Thà, Trưởng ban quản lý di tích Đền Mõ, rễ cây gạo vươn xa hàng trăm mét, không ít lần chồi cao lên hàng gạch sân đền.
chiem nguong cay gao co thu hon 700 nam tuoi dang hinh me om con
Cành cây gạo cổ thụ to, khỏe với đường kính khoảng 50cm, được ví như những "cánh tay" khổng lồ, "bảo vệ" người dân Ngũ Phúc.
chiem nguong cay gao co thu hon 700 nam tuoi dang hinh me om con
Cây gạo tỏa bóng trên diện tích rộng lớn trước cửa đền Mõ, tạo cảnh quan, bóng mát cho ngôi đền cổ, nơi thờ bà chúa Mõ - công chúa Quỳnh Trân.
chiem nguong cay gao co thu hon 700 nam tuoi dang hinh me om con
Một sáng tháng Giêng, nụ hoa gạo đậu sai chi chít. Theo ông Phạm Đức Thà, năm nay do ảnh hưởng thời tiết, cây gạo ra hoa muộn hơn mọi năm. Nhưng cứ đến 12.2 âm lịch (lễ hội đền Mõ), cây gạo nở hoa đỏ rực rỡ, "tô thắm" sắc màu cho lễ hội của người dân làng Nghi Dương xưa (nay là xã Ngũ Phúc).
chiem nguong cay gao co thu hon 700 nam tuoi dang hinh me om con
Không chỉ được biết đến là cây gạo "cao tuổi" nhất Việt Nam, cây gạo đền Mõ còn nổi tiếng bởi dáng hình độc đáo gợi hình ảnh mẹ ôm con. "Từ thân cây gạo lớn "đẻ" ra nhánh cây gạo nhỏ, bao nhiêu năm trôi qua, cây gạo "mẹ" cứ mỗi ngày một lớn, "sải cánh" ôm lấy cây gạo nhỏ chẳng chút thay đổi theo thời gian" - ông Phạm Đức Thà cho biết.
chiem nguong cay gao co thu hon 700 nam tuoi dang hinh me om con
Đặc biệt hơn, cây gạo "mẹ" nở hoa đỏ rực rỡ mỗi độ tháng ba, đến nỗi cách xa hàng cây số, người dân làng Mõ vẫn có thể nhìn thấy một màu đỏ rực từ tán gạo già. Ấy nhưng, cây gạo "con" chỉ ra tán lá xanh biếc, chưa một lần đâm nụ, trổ hoa. "Từ hình ảnh "mẹ ôm con" độc đáo của cây gạo, nhiều người dân tìm đến đền để cầu tự, xin chút vỏ cấy gối đầu giường mong sớm thụ thai. Có những người sau nhiều năm quay lại, dẫn theo con cái khấn tạ "bà chúa Mõ" - đại diện ban quản lý đền Mõ cho biết.
chiem nguong cay gao co thu hon 700 nam tuoi dang hinh me om con
Cây gạo cổ chỉ cách cửa đền chưa đầy 10m, tán cây vươn dài ra các ngả. Cành cây khô, gẫy rụng đầy sân đền. Song, điều người dân làng đời này qua đời khác đều lấy làm lạ là tán cây hướng về cửa đền lại chưa một lần vươn dài qua mái đền, rơi rụng làm hư hại mái đền mà cứ gần đến cửa đền lại tự khô héo, mục nát.
chiem nguong cay gao co thu hon 700 nam tuoi dang hinh me om con
Với người dân Ngũ Phúc, Đền Mõ với cây gạo cổ tuổi đời hơn 7 thế kỉ là niềm tự hào. Để mỗi năm vào dịp 12.2 âm lịch, bao thế hệ người dân trong xã lại tụ họp về đây, tham gia lễ hội đền Mõ, như một lời tri ân với "Bà chúa Mõ" - người có công xây dựng mảnh đất này. Ảnh MD

Theo Mai Dung/Laodong.vn

Cùng chuyên mục
  • Di tích lịch sử Cầu Gãy

    (Xây dựng) - Cầu Gãy là minh chứng lịch sử hào hùng, cho sức mạnh và tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam. Cầu Gãy đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực, nối liền Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên trong nhiều năm sau giải phóng miền Nam. Năm 2012, Cầu Gãy được công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.

  • Lễ hội sen Đồng Tháp sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 5

    (Xây dựng) – Sáng 25/4, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Thông cáo báo chí Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024. Theo Thông cáo, Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề “Rạng ngời sắc Sen” sẽ diễn ra tại Công viên Văn Miếu (đường Lý Thường Kiệt, phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp), từ ngày 16-19/5/2024.

  • Hội thảo “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển”: Điểm nhấn trọng tâm về học thuật

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, Hội thảo khoa học “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển” đã diễn ra tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, trở thành điểm nhấn trọng tâm về học thuật trong khuôn khổ Festival Sinh viên kiến trúc toàn quốc lần thứ XIV tại Huế.

  • Quảng Ninh: Kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ đỗ tiến sỹ

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, xã Lê Lợi, thành phố Hạ Long nòng cốt là Hội đồng dòng họ Vũ Võ tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ, người dân của địa phương đỗ tiến sĩ.

  • Hoàn thành giai đoạn 1 tu bổ nơi Tổng Bí thư Trần Phú bị giam giữ và hy sinh

    Bệnh viện Chợ Quán xây dựng xong vào năm 1864, được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, đơn vị trực thuộc Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam công nhận là "Bệnh viện lâu đời nhất Việt Nam."

  • Khai hội đền Đô: Tái hiện lịch sử hào hùng của dân tộc

    (Xây dựng) - Sáng 23/4, tại thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đã long trọng diễn ra Lễ khai hội đền Đô 2024 và hướng tới kỷ niệm 1014 năm Vua Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load