Thứ tư 09/10/2024 23:24 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Quy hoạch - Kiến trúc /

Chiêm ngưỡng các tác phẩm nghệ thuật ngay trên trần nhà ở Iran

18:38 | 07/07/2016

Nhiếp ảnh gia người Pháp Eric Lafforgu đã có cơ hội đến nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng ở Iran để ghi lại những tác phẩm nghệ thuật tinh tế ngay trên trần nhà.

Trần nhà trong ngôi nhà cổ Abbasian có từ thế kỷ 18 nằm ở thị trấn Kasha, trên đường từ Isfahan tới Tehran. (Nguồn: Dailymail)

Thánh đường trong lăng Shah-e-cheragh ở Shiraz của người Hồi giáo Shiite. Đây là ngôi mộ Amir Ahmad và anh trai Mir Muhammad, các con của Imam thứ 7. Nơi đây không hề dễ dàng vào được bởi nó còn phụ thuộc vào những người lính gác. Toàn bộ trần nơi đây được phủ bằng thủy tinh xen lẫn đá màu. Bên dưới là sàn nhà cẩm thạch, trải thảm của người Iran để phản chiếu lên trên. (nguồn: Dailymail)

Chiếc thang dùng để lau kính trên trần nhà trong lăng mộ. (Nguồn: Dailymail)

Mái vòm khu chợ cổ Timche Ye Amin Al Dowleh Caravanserai ở trung tâm thành phố Kashan. Nơi đây nổi tiếng với lối kiến trúc độc đáo trong việc sử dụng ánh sáng Mặt Trời. (Nguồn: Dailymail)

Đây là một trong những khu chợ lâu đời nhất và lớn nhất ở Trung Đông. (Nguồn: Dailymail)

Khu chợ này từng là một điểm trên tuyến đường Con đường tơ lụa và được UNESCO công nhận là di sản thế giới. (Nguồn: Dailymail)

Một đoạn mái vòm trong chợ Timche Ye Amin Al Dowleh Caravanserai. (Nguồn: Dailymail)

Mái vòm trong chợ. (Nguồn: Dailymail)

Trần nhà của nhà tắm công cộng Hamman-e Vakil Bath Isfahan được xây dựng từ giữa những năm 1700. (Nguồn: Dailymail)

Trần nhà của nhà tắm công cộng Sultan Amir Ahmad được xây dựng từ thế kỷ 16. (Nguồn: Dailymail)

Trần nhà của một nhà tắm công cộng trong khu thành Karim Khan Fort ở thị trấn Shiraz. (Nguồn: Dailymail)

Một trong những mái vòm bên trong nhà Abbasi House, một loại nhà cổ Kashan, Isfahan, được xây dựng từ giữa thế kỷ 18. (Nguồn: Dailymail)

Mái vòm bên trong nhà cổ Tabatabaei, được xây dựng vào năm 1880, thể hiện sự kết hợp vượt bậc giữa toán học và địa lý trong kiến trúc Hồi giáo. (Nguồn: Dailymail)

Trần nhà ở Dolatabad Gardn sử dụng một chiếc thông gió lớn để thích nghi với môi trường khô cằn bản địa. (Nguồn: Dailymail)

Trần nhà của ngôi nhà cổ Borujerdi House, được xây dựng từ năm 1857. Nơi đây phải mất 18 năm để hoàn thành. (Nguồn: Dailymail)

Trần nhà bên trong cung điện Behesht được xây dựng vào năm 1669. Đây là tác phẩm duy nhất còn lại của loại hình nghệ thuật này ở Iran. (Nguồn: Dailymail)

Trần nhà bên trong Đại cung điện Ali Qapu ở Isfahan. Nơi đây từng được tu sửa bởi các kiến trúc sư Iran và Italy. (Nguồn: Dailymail)

Trần nhà trong phòng hát ở cung điện Ali Qapu. (Nguồn: Dailymail)

Trần nhà trong cung điện được thiết kế 3D, phù hợp với việc thưởng thức âm nhạc truyền thống Iran. (nguồn: Dailymail)

Trần nhà được trang trí bằng bình và ly, để tăng thanh âm cho nhạc điệu khi biểu diễn cho nhà vua. (Nguồn: Dailymail)

Trần nhà của thánh đường Jameh ở Natanz. Đây là một trong những thánh đường thời đại Ilkhanid được bảo quản tốt nhất. (Nguồn: Dailymail)

Trần nhà của Thánh đường Sheikh Lotfollah, được thiết kế với những hình vẽ đặc trưng của văn hóa Hồi giáo, giúp khách tham quan tập trung vào đỉnh của tòa nhà. (Nguồn: Dailymail)

Trần nhà của Thánh đường Three Domes Moshtaghie. Theo nhiều chuyên gia, nơi đây có kiến trúc độc đáo nhất từng được tìm thấy ở Iran. Mỗi thánh đường trong khu nhà thờ Hồi giáo này lại có một kiến trúc, màu sắc và biểu tượng riêng biệt. (Nguồn: Dailymail)

Trần nhà của thánh đường Friday, cách Tehran hơn 300km. Thánh đường này có kiến trúc đặc trưng của Ba Tư. (Nguồn: Dailymail)

Trần nhà được thiết kế công phu trong phòng thiền của lăng mộ Shah Nematollah, đền Vali ở Mahan. Những câu kinh Quran được vẽ lên trần nhà đều được chi phối bởi tỷ lệ hình học. (Nguồn: Dailymail)

Trần nhà tắm Sultan Amir Ahmad được xây dựng từ thế kỷ 16. (Nguồn: Dailymail)

Trước đây, mái nhà của nhà tắm The Sultan Amir Ahmad còn sử dụng kính để quan sát trẻ con chơi trên mái nhà. (Nguồn: Dailymail)

Chợ lớn Tehran là khu chợ cổ trong thành phố, được chia thành nhiều hành lang khác nhau, mỗi hành lang lại bán một mặt hàng khác nhau. (Nguồn: Dailymail)

Theo Vietnamplus.vn

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load