Chủ nhật 15/09/2024 11:40 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Chênh lệch tỷ giá: Hệ lụy đáng lo ngại

00:31 | 05/12/2010

Những ngày gần đây, giá USD trên thị trường tự do đang giao dịch phổ biến ở mức 21.400 đồng/USD. Nghĩa là cao hơn tỷ giá chính thức tại các NHTM đến gần 2.000 đồng/USD. Nói cách khác, khoảng chênh lệch này đã lên đến hơn 10%.

Điều đáng nói là các ngân hàng niêm yết tỷ giá một đằng, nhưng thực chất doanh nghiệp đến ngân hàng vẫn phải mua ngoại tệ một nẻo tại mức giá cao như trên thị trường tự do. Theo tìm hiểu của nhóm phóng viên, các ngân hàng đang nghĩ ra nhiều chiêu giúp chính mình và doanh nghiệp hạch toán số tiền chêch lệch giữa tỷ giá niêm yết và tỷ giá thực tế. Vô hình chung, điều này đã tạo ra một hệ lụy đáng lo ngại là thị trường chính thức đang tiếp tay cho thị trường tự do phát triển.         

Chứng từ mua USD nhập khẩu của Tập đoàn Việt Á với một ngân hàng, để thanh toán khoản tiền gần 40 nghìn USD cho đối tác nước ngoài, DN phải vay của ngân hàng khoản tiền Việt quy đổi theo đúng tỷ giá niêm yết là 19.500 đồng/USD.

Nhưng kèm theo chứng từ rất hợp pháp này là một Phiếu báo nợ khác. Một khoản phí hơn 13 triệu đồng được gọi bằng cái tên “tiền mua USD” là khoản đầu tiên DN phải chịu.

Đại diện Việt Á cho biết, khoản phí này mới phát sinh sau khi có sự chênh lệch gần 2 nghìn đồng giữa giá USD chính thức và trên thị trường tự do. Theo ngân hàng, sẽ còn thêm các loại phí nữa để hợp lý hóa khoản chênh lệch đáng kể này. Sự xuất hiện các khoản phí này chính là một chiêu mới của ngân hàng để lách việc thu xếp nguồn USD cho DN từ thị trường tự do.

Bà Phạm Thị Loan, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tập đoàn Việt Á cho biết: “Ngân hàng mua cho DN chứ DN không mua bên ngoài. Ngân hàng đứng lên thu xếp cho DN, phần chênh lệch đưa vào phí. Điều này được cái là hạch toán được hợp lý, nhưng cái hợp lý ở đây là cái thiệt hại cho DN. Sống chung với lũ, chúng tôi cũng không biết làm thế nào cả. Vẫn phải mua với tỷ giá chênh lệch, phải chấp nhận làm thua lỗ, phải lấy cái này kéo cái kia, nhưng không thể co kéo mãi, bóc ngắn cắn dài mãi được”.

Doanh nghiệp nhập khẩu khó khăn như vậy là do ngân hàng không đủ nguồn USD để bán cho DN theo giá niêm yết. Cũng dễ hiểu là các DN xuất khẩu có USD không muốn bán cho ngân hàng khi họ có thể bán với giá cao hơn gần 2 nghìn đồng/USD trên thị trường tự do.

Trước thực tế đó, ngân hàng đành phải ra thị trường tự do để thu xếp nguồn ngoại tệ cho DN. Từ đó, dòng tiền đồng đã tìm đường đi từ DN qua ngân hàng đến thị trường tự do. Ở chiều ngược lại, dòng ngoại tệ lại chảy từ thị trường tự do qua ngân hàng vào DN. Đương nhiên, USD được tính theo giá cao ngất ngưởng trên thị trường tự do. Trong các giao dịch này, vai trò của ngân hàng thương mại không khác gì một đơn vị môi giới USD giữa thị trường tự do và DN mua USD.

Ông Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia ngân hàng: “Đó là điều chúng ta nên suy nghĩ cẩn thận. Vì khi ngân hàng không đủ ngoại tệ với giá chính thức, mà làm môi giới để khách hàng gặp nhau và trao đổi mua bán trên thị trường tự do, trực tiếp hay gián tiếp, mình đã hỗ trợ thị trường tự do vận hành theo cung cầu của nó. Khoảng cách giữa thị trường tự do và niêm yết ngày càng lớn”.

Từ vị trí thị trường ngoại tệ chính thức, ngân hàng thương mại tự kéo mình xuống vị trí thứ yếu so với thị trường tự do.  Nếu cơ chế này kéo dài, hệ lụy không chỉ ở sự khốn đốn của DN khi lợi nhuận bị chi phí tỷ giá bào mòn, mà nhìn rộng hơn, cả một cơ chế thị trường đang bị bóp méo. Vô hình chung, chính ngân hàng thương mại đang tiếp tay và “vỗ béo” cho thị trường tự do phát triển.

Minh Hường (VTV)

Theo baoxaydung.com.vn

Từ khóa:
Cùng chuyên mục
  • Quyết liệt các giải pháp để tăng tốc, bứt phá giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) - Tại Nghị quyết 128/NQ-CP Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Chính phủ yêu cầu tiếp tục ưu tiên tối đa cho thúc đẩy tăng trưởng, quyết liệt các giải pháp để tăng tốc, bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công; tập trung cao độ khắc phục hậu quả bão số 3; điều tiết sản xuất, ổn định cung cầu các mặt hàng, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, năng lượng...

  • Dự án Bệnh viện Đa khoa Cà Mau 1.200 giường: Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến

    (Xây dựng) – Hội đồng tư vấn có báo cáo kiểm tra kết quả lựa chon nhà thầu Gói thầu 27. Theo đó, chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh Cà Mau chưa xem xét toàn diện, khách quan, chưa đảm bảo quy định và mục tiêu của đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Bên mời thầu là Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư xây dựng Hợp Nhất xem thường pháp luật và công tác đấu thầu của Nhà nước. Gói thầu 27 được xét lại. Dự án tiếp tục kéo dài.

  • Quảng Bình: Tập trung tháo gỡ vướng mắc tại các dự án vay vốn ADB và dự án hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện

    (Xây dựng) - Đó là nội dung kết luận của ông Phan Phong Phú, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trong quá trình kiểm tra thực địa, tình hình triển khai thực hiện các dự án vay vốn ADB - Dự án môi trường và biến đổi khí hậu thành phố Đồng Hới và Dự án hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện tỉnh Quảng Bình.

  • Nhanh chóng khôi phục sản xuất, kinh doanh

    Ở các địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng và Bắc Ninh, sau khi bão đi qua, các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh đã huy động nhân lực khẩn trương khắc phục hậu quả, nhanh chóng khôi phục sản xuất, kinh doanh. Cán bộ, công nhân được yêu cầu trở lại làm việc, sản xuất, bảo đảm tiến độ, kế hoạch cung ứng hàng hóa cho thị trường, bàn giao sản phẩm đã ký kết đối tác từ đầu năm.

  • Xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm của vùng Tây Nguyên

    (Xây dựng) - Ngày 14/9/2024, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 419/TB-VPCP thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk.

  • Lâm Đồng đẩy mạnh phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

    (Xây dựng) - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 415/TB-VPCP ngày 13/9/2023 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load