Khói lửa ngút trời tại tòa tháp Tổng Công ty Điện lực
Có 2 xe thang cao 72m nhưng không bao giờ sử dụng, vì mỗi xe nặng hơn 80 tấn, nếu vận hành thì toàn bộ hạ tầng đường sá, cầu cống trên đường xe đi sập hết.
Từ vụ cháy tại công trình tòa tháp đôi cao 33 tầng của Tập đoàn điện lực VN (EVN) chiều 15.12 đã bộc lộ nhiều bất cập về công tác chữa cháy tại các khu nhà cao tầng.
Trao đổi với phóng viên ngày 16.12, Đại tá Tô Xuân Thiều - Phó Giám đốc Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội cho rằng, hiện tại cơ sở hạ tầng, phương tiện PCCC, cứu hộ cựu nạn tại các tòa nhà cao tầng ở Hà Nội là chưa đáp ứng nổi.
Có xe thang cao 100m nhưng không dùng được
Theo đại tá Thiều, lực lượng
Trong vụ cháy tòa nhà EVN, Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội đã huy động 300 lính
Về ý kiến cho rằng, công tác cứu hộ cứu nạn chưa chuyên nghiệp, đại tá Thiều nói: “Chúng tôi cũng đã nghĩ tới phương án dùng trực thăng giải cứu công nhân bị mắc kẹt trên các tầng cao và sân thượng của tòa nhà. Nhưng giải cứu người bị nạn không phải chỗ nào trực thăng cũng đỗ được. Còn nếu cứu người bằng thả thang dây thì rất khó.
Hôm qua, chúng tôi dùng thang ở phía bên ngoài nhà để đưa các công nhân xuống mà nhiều người sợ, không dám lên thang. Cũng có ý kiến, lực lượng
Trong TP.HCM có 2 xe thang cao 72m nhưng không bao giờ sử dụng, vì mỗi xe nặng hơn 80 tấn, nếu vận hành thì toàn bộ hạ tầng đường sá, cầu cống trên đường xe đi sập hết, chưa kể các hệ thống dây điện phía trên. Hiện, xe thang
Hà Nội thiếu 5.000 trụ cứu hỏa
Cũng theo đại tá Thiều, từ năm 2000, những tòa nhà trên 10 tầng đều phải được thẩm duyệt về an toàn
Sáng 16.12, thông tin từ một đại diện của EVN cho biết: “Hiện tại EVN đang tích cực phối hợp với các cơ quan đơn vị chức năng để tìm hiểu chính xác nguyên nhân, trách nhiệm khi để xảy ra cháy và ước tính mức độ thiệt hại do vụ cháy gây ra”.
Đối với các cầu thang thoát hiểm, nhiều người dân nghĩ là thừa, coi như cái kho để đồ thừa, chỗ vứt rác. Các ban quản lý tòa nhà cùng với lực lượng
Hà Nội hiện có khoảng 500 tòa nhà cao trên 10 tầng và đang tiếp tục tăng nhanh. Tuy nhiên, hạ tầng và công tác phòng cháy của thủ đô không đáp ứng nổi. Với quy chuẩn 150m dọc các trục đường phải có một trụ cứu hỏa, Hà Nội cần 6.000 trụ nhưng hiện chỉ có hơn 1.000, 1/3 trong số đó không có nước hoặc không vận hành được.
Cả Hà Nội hiện có 52 xe cứu hỏa song chỉ khoảng 30 xe còn hoạt động. Lực lượng cũng còn quá mỏng, theo quy chuẩn mỗi đơn vị phụ trách 3-5km2 song hiện có đơn vị đang phải phụ trách địa bàn tới 60km2....
Thắng Quang (NTNN)
Theo baoxaydung.com.vn