Thứ sáu 26/04/2024 03:12 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Cháo, hoài cổ về miền cũ

08:30 | 29/01/2020

(Xây dựng) - Đã từ lâu lắm rồi, Hà Nội không còn tiếng rao đêm “Ai cháo quẩy đi”, tiếng rao như nút thắt của đêm ấy đã dần trôi vào dĩ vãng.

chao hoai co ve mien cu

Có lẽ chưa có quốc gia nào lại có một món ẩm thực đi vào câu ca, tục ngữ nhiều như món cháo của Việt Nam: Ăn cháo đá bát (mượn bát cháo để ám chỉ sự phản bội lại người đã giúp mình). Cháo húp quanh nợ trả dần (mượn cách ăn cháo để an ủi người đang túng quẫn). Tiền trao, cháo múc (Nói về việc mua bán sòng phẳng). Bữa rau bữa cháo (nói về việc nghèo khó)…

Hơn thế nữa, bát cháo còn đi vào văn học như trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao, bát cháo hành đã làm nên sợi chỉ se tơ giữa Chí Phèo và Thị Nở, để mối tình ấy trở thành một thiên tình sử trong văn học Việt Nam.

Hay trong thơ ca, bát cháo được đặc tả như một thức ăn để đưa đẩy câu chuyện ôn lại những kỷ niệm cũ của những người bạn tâm giao.

Đơn giản làm sao dĩa tép rang

Từng con tép ấy được rang vàng

Bên tô cháo đậu mùi thơm ngát

Chuyện đời chuyện cũ cứ âm vang.

(Huỳnh Ngọc Diệu)

Cháo là thực phẩm được nấu loãng từ gạo, thường dành cho người già, người bệnh, trẻ em, thậm chí là người nghèo thời xưa. Nhưng ngày nay, món cháo đã trở thành một món ăn bổ dưỡng không thể thiếu trong đời sống hiện đại. Nó góp phần làm nên giá trị đặc biệt của ẩm thực Việt Nam. Và món cháo vẫn luôn là món ăn đậm tình, đậm nghĩa, bởi lúc con người ta ốm đau, bệnh tật, mệt mỏi thì bát cháo luôn là sứ giả để trao đi những ân tình, trân quý.

Tôi đã từng đi công tác tại một công trường xây dựng, cậu công nhân trẻ hôm đó bị cảm cúm phải nghỉ làm, cậu nằm mê man trên giường, tôi sờ trán cậu và hỏi cậu có muốn ăn gì không? Cậu bảo: Em chỉ muốn ăn bát cháo loãng như mẹ em vẫn nấu cho lúc em ốm thôi. Tôi nhờ nhà bếp nấu cho cậu 1 bát cháo loãng với thịt băm, cùng hành, tía tô, tỏi, cậu công nhân ăn xong và tỉnh táo và rưng rưng xúc động nói “Ăn bát cháo mà em như được về nhà”.

Về nhà, hẳn ai trong chúng ta cũng từng một lần được nôn nao muốn trở về, được ngồi trên chiếc chõng tre của mẹ, được ăn bát cháo nóng hổi từ tay mẹ nấu để rưng rưng quên đi những ngày bôn ba xứ người ăn “cơm đường, cháo chợ”.

Từ bát cháo trắng đơn giản ngày xưa thường được ăn với cà, với dưa muối, sang hơn thì có chút đậu xanh, hay chút thịt băm… Thời nay cháo đã được biến tấu thêm nhiều gia vị như cháo gà, cháo tôm, cháo hải sản… nhưng vẫn giữ được hương vị xưa và giao thoa bởi sự tinh tế chắt lọc của mùi vị hiện đại để cháo vẫn luôn mang một hương vị hoài cổ riêng biệt.

Tôi có một người bạn sinh sống ở nước ngoài đã lâu, món ăn luôn in đậm trong tâm trí anh nhất đó là món cháo trắng ăn với cà muối. Ngày xưa mỗi buổi sáng mẹ anh thường nấu một nồi cháo to, rồi gọi đàn con trứng gà trứng vịt dậy, sắp sẵn mỗi đứa một bát, đứa nào đứa đấy húp soàn soạt bát cháo rồi nhai kèm một quả cà, mùi vị thanh loãng của cháo quyện với mùi vị đậm đà của quả cà tan dần ra trong miệng để đến bây giờ dù đã đi rất nhiều nước trên thế giới, nếm đủ các mùi vị của các món ăn Tây, Tầu… thì bát cháo của người mẹ nghèo nơi quê nhà những năm đói khổ ấy luôn in dấu trong tim anh.

Được thưởng thức một bát cháo Việt Nam tại nơi xa xứ, thì ngoài việc làm nên giá trị dinh dưỡng, cháo còn mang một giá trị tinh thần tinh túy cho những người con xa quê hương như anh, bởi khi những hương vị đầy bản sắc ấy thấm đẫm nơi đầu lưỡi sẽ khiến anh lại nhớ về ngôi nhà mái ngói xưa nơi anh ngồi bên hàng hiên cũ có những tia nắng vàng hanh hao cữ bình minh vừa ló dạng, ăn cháo cùng cha mẹ và anh chị em thời nghèo khó.

Ôi chao mà thương nhớ khôn nguôi…!

Hạ Ly

Theo

Cùng chuyên mục
  • Di tích lịch sử Cầu Gãy

    (Xây dựng) - Cầu Gãy là minh chứng lịch sử hào hùng, cho sức mạnh và tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam. Cầu Gãy đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực, nối liền Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên trong nhiều năm sau giải phóng miền Nam. Năm 2012, Cầu Gãy được công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.

  • Lễ hội sen Đồng Tháp sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 5

    (Xây dựng) – Sáng 25/4, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Thông cáo báo chí Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024. Theo Thông cáo, Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề “Rạng ngời sắc Sen” sẽ diễn ra tại Công viên Văn Miếu (đường Lý Thường Kiệt, phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp), từ ngày 16-19/5/2024.

  • Hội thảo “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển”: Điểm nhấn trọng tâm về học thuật

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, Hội thảo khoa học “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển” đã diễn ra tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, trở thành điểm nhấn trọng tâm về học thuật trong khuôn khổ Festival Sinh viên kiến trúc toàn quốc lần thứ XIV tại Huế.

  • Quảng Ninh: Kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ đỗ tiến sỹ

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, xã Lê Lợi, thành phố Hạ Long nòng cốt là Hội đồng dòng họ Vũ Võ tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ, người dân của địa phương đỗ tiến sĩ.

  • Hoàn thành giai đoạn 1 tu bổ nơi Tổng Bí thư Trần Phú bị giam giữ và hy sinh

    Bệnh viện Chợ Quán xây dựng xong vào năm 1864, được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, đơn vị trực thuộc Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam công nhận là "Bệnh viện lâu đời nhất Việt Nam."

  • Khai hội đền Đô: Tái hiện lịch sử hào hùng của dân tộc

    (Xây dựng) - Sáng 23/4, tại thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đã long trọng diễn ra Lễ khai hội đền Đô 2024 và hướng tới kỷ niệm 1014 năm Vua Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load