Thứ sáu 20/09/2024 14:13 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Chân không dẫm mảnh thủy tinh mới dũng cảm, tự tin?

09:33 | 26/08/2015

Nếu con tôi ở đó, tôi sẽ không ngăn cháu tham gia “tiết mục” dẫm mảnh chai, nhưng sẽ cố gắng làm cho cháu thật hiểu rằng: dù lựa chọn của cháu là không, hoàn toàn không có nghĩa cháu là người thiếu dũng cảm, hay thiếu tự tin.

Chuyện một Trung tâm về kỹ năng sống ở Hà Nội vừa tổ chức cho hàng trăm cháu đi “biểu diễn xiếc” đã gây tranh cãi trên các diễn đàn trực tuyến và MXH suốt mấy ngày qua gợi cho người viết một vài suy nghĩ.

Tiết mục xiếc dẫm chân trần lên thủy tinh vỡ tôi đã được đọc giải thích trong cuốn “Vật lý vui” của nhà khoa học Nga Perelman từ hồi còn nhỏ. Nói về cơ sở khoa học hay giải thích từ khía cạnh vật lý, đi chân trần trên thủy tinh vỡ nếu đúng cách sẽ không bị đứt chân. Đó là “nếu đúng cách” nghĩa là các mảnh thủy tinh đều đặn về kích thước, được sắp xếp dàn đều nhau không có mảnh nào nhô cao lên, sao cho trọng lượng của cơ thể tác dụng lên bề mặt thủy tinh được dàn đều. Xin phép không bàn quá sâu về khía cạnh này. 

Theo quan sát của người viết, trong chương trình đào tạo kỹ năng trên, các mảnh vỡ là loại dày, đã được mài cho hết cạnh sắc, có lẽ khả năng gây nguy hiểm là rất thấp. Nó giống như chúng ta đè thẳng, vuông góc ngón tay lên cạnh sắc của con dao, phải dùng một lực rất lớn thì mới bị đứt tay, nhưng nếu cứa thì chỉ cần nhẹ một cái là đứt ngay lập tức. Tất nhiên, ngay cả khi như vậy, điều này cũng không thể giải tỏa hết lo ngại từ các phụ huynh.


Mảnh vỡ thủy tinh được dùng trong bài tập trải nghiệm dành cho học sinh lớp 6. Ảnh: Nguyễn Đức/ Dân Việt

Còn từ phía những người tổ chức, tôi xin trích một số ý như “Chúng tôi muốn học sinh hiểu rằng, bài học rút ra là học sinh không dám thử nghiệm, sợ đi đầu, học sinh sẽ bị lùi lại đằng sau. Nếu học sinh vượt qua được bài tập trải nghiệm đi trên thủy tinh thì sẽ vượt qua được những thử thách lớn hơn”; “Các em học sinh khi bước vào lớp 6 chưa hề quen nhau, do vậy, thông qua bài trải nghiệm, chúng tôi mong muốn học sinh thay đổi suy nghĩ, giúp các em có thêm động lực trước khi bước vào năm học mới. Đặc biệt, còn giúp cho học sinh luôn kiên trì, giữ vững mục tiêu, không bao giờ bỏ cuộc; biết yêu thương bố mẹ, quý trọng những gì mình đang có”; 

Cũng theo những người tổ chức: “Các em học sinh lớp 5 chuyển cấp lên lớp 6 học chắc chắn có nhiều bỡ ngỡ, chưa có sự đoàn kết. Do vậy, thông qua các hoạt động trên, trường muốn các em học sinh gắn kết, đoàn kết cùng nhau vươn lên trong học tập. Thêm nữa, các em vượt qua được nỗi sợ hãi của bản thân, rèn được tính tự tin”… và đáng chú ý là, “tiết mục” này được tiến hành trên cơ sở tự nguyện, cháu nào thích thì “diễn,” không thích thì đứng ngoài.

Và đây mới băn khoăn chính của tôi, nếu như là để “dám thử nghiệm, dám đi đầu, có động lực, dám thay đổi suy nghĩ, kiên trì, giữ vững mục tiêu, đoàn kết, vượt qua nỗi sợ hãi và tự tin…” nhưng lại có yếu tố “tự nguyện” nghĩa là không thích thì không tham gia cũng được, song có vẻ như điều đó sẽ đồng nghĩa với cháu đó không có những phẩm chất như vừa liệt kê. Vậy liệu đã có ai đánh giá và đo lường được tác động về tâm lý đến nhóm số ít các cháu không “dám” đi trên thủy tinh, vì theo các bài báo thì “đa số các cháu dám thực hiện”?

Trong khi, theo người viết nhìn nhận, sẽ là rất bổ ích và thực chất hơn nếu như trải nghiệm này gắn với một bài học vật lý, học sinh sẽ hiểu về cơ chế vật lý của hiện tượng, nó có cơ sở khoa học của nó, và nếu em nào “dám” thử nghiệm sẽ thấy rõ, chuyện này không có gì là thần bí. Tuy nhiên, nếu đưa vào như một nội dung của giáo dục kỹ năng sống hay kỹ năng mềm, thì đưa cái gì và như thế nào, hướng dẫn học sinh nhìn nhận vấn đề ra sao… lại là cả một câu chuyện dài. 

Trong số các ông bố bà mẹ chúng ta đang có con thuộc độ tuổi này, chắc chắn có người nhớ hồi nhỏ có trò chơi đi trên đỉnh tường. Tôi có mấy anh bạn táo tợn, bạo dạn hơn, trèo lên và đi thoăn thoắt trên đỉnh một bức tường rào, rồi nhìn các bạn còn lại, trong đó có tôi một cách khinh khi: “Hèn thế, không dám làm à?” Có lần tôi trả lời một anh bạn trong số “táo tợn” đó: “Những trò đó là nguy hiểm không cần thiết, tớ không sợ độ cao, vẫn trèo lên gác thượng những tòa nhà rất cao để thả diều. Nếu để rèn sự khéo léo, có thể xếp vài hàng gạch để đi lên trên, cũng được.” 

Bây giờ nhìn lại rất nhiều cám dỗ của cuộc đời, mình đều đủ dũng cảm vượt qua, còn hầu hết những anh bạn đó, người tù tội, người nghiện ngập… Rõ ràng, “táo tợn” hoàn toàn không phải là “dũng cảm.” Dũng cảm còn là phải biết suy tính, không cần thiết phải tự mình đi tìm rắc rối.

Quay lại với “tiết mục” dẫm mảnh chai, ngoài việc làm rõ được cơ sở khoa học vật lý của nó – nếu con tôi cũng ở trong số đó, tôi sẽ không ngăn cản cháu tham gia. Nhưng tôi sẽ cố gắng làm cho con thật hiểu rằng: nếu con lựa chọn không đi lên thủy tinh, điều đó hoàn toàn không nói lên rằng con là người thiếu dũng cảm, hay thiếu tự tin; Con có thể tự suy nghĩ, nếu con đủ tự tin để đối mặt với khó khăn, hay dũng cảm đi một mình, trong bóng tối… thì đi trên thủy tinh với con, là có còn cần thiết hay không. 

Chắc chắn với cách nhìn nhận của gia đình tôi, đây cũng lại sẽ là một cơ hội để trao đổi với con, trước mắt là về việc nhìn nhận làm một việc có cần thiết hay không cần thiết, nếu không cần, không làm, đó cũng là dũng cảm.

Tôi có cảm giác, trước đây và cả bây giờ nền giáo dục quốc dân của chúng ta thiếu hẳn đi mảng kỹ năng sống, kỹ năng mềm… thì nay, mảng này được xã hội hóa và người ta đang ồ ạt du nhập đủ các thứ, và nhiều khả năng là rất nhiều những “thứ” đó là cực kỳ thiếu chọn lọc và không cần thiết. Điều đó cũng cho thấy một thiếu sót từ phía những ông bố bà mẹ chúng ta, là quan tâm đến con bằng cách thay vì tự mình hướng dẫn con, thì phó mặc cho nhà trường và nay có thêm các công ty, các trung tâm… mà không cần biết phương pháp và nội dung đào tạo của họ ra sao.

Theo Phúc Lai / Vietnamnet.vn

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Mưa lớn trên diện rộng tại Kon Tum: Cảnh báo lũ quét và sạt lở đất

    (Xây dựng) - Theo bản đồ dự báo lượng mưa trong 24 giờ được phát sóng đêm 18/9, toàn tỉnh Kon Tum sẽ trải qua một đợt mưa lớn. Đặc biệt, các huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông và Kon Plông xuất hiện màu xanh đậm, cho thấy lượng mưa dự báo đáng kể. Những khu vực này có nguy cơ cao phải đối mặt với tình trạng ngập lụt và sạt lở đất, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân và môi trường.

    09:18 | 20/09/2024
  • Ninh Bình: Xử lý sạt lở bờ tả sông Vạc và kè hữu sông Đáy

    (Xây dựng) – Nhằm đảm bảo an toàn cho tuyến đê sông Vạc và tuyến đê sông Đáy đoạn qua địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đã quyết định đầu tư xử lý sạt lở bờ tả sông Vạc và xử lý kè hữu sông Đáy ngay từ đầu năm 2024 để ứng phó với mưa bão.

    09:12 | 20/09/2024
  • Nghiên cứu, triển khai đầu tư cao tốc Nha Trang – Đà Lạt theo phương thức PPP

    (Xây dựng) – Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo 426/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về tình hình triển khai thực hiện Dự án đường bộ cao tốc Nha Trang (Khánh Hoà) – Đà Lạt (Lâm Đồng).

    09:06 | 20/09/2024
  • Hà Nội: Đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài “mỏi mòn” chờ ngày cán đích

    (Xây dựng) – Sau hơn 2,5 năm chậm tiến độ, 300m đường cuối cùng của dự án đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài đang rơi vào bế tắc vì công tác giải phóng mặt bằng, khiến nơi đây biến thành vườn rau và một số hoạt động sử dụng đất không đúng mục đích.

    08:53 | 20/09/2024
  • Quảng Bình: Sơ tán, di dời gần 1.000 hộ dân ra khỏi khu vực sạt lở

    (Xây dựng) - Để đảm bảo an toàn cho người dân do ảnh hưởng của bão số 4, tỉnh Quảng Bình đã khẩn trương tổ chức sơ tán, di dời 852 hộ/2.995 khẩu ra khỏi khu vực sạt lở.

    22:20 | 19/09/2024
  • Văn Yên (Yên Bái): Gắn biển công trình chào mừng 60 năm thành lập huyện

    (Xây dựng) - Huyện Văn Yên (Yên Bái) vừa tổ chức gắn biển và đưa vào sử dụng công trình chào mừng 60 năm Ngày thành lập huyện.

    20:56 | 19/09/2024
  • Bắc Giang: Tiếp tục tập trung giải quyết, khắc phục hậu quả do bão số 3

    (Xây dựng) – Mới đây, Tỉnh ủy Bắc Giang đã ban hành Công văn số 3366-CV/TU về việc tiếp tục giải quyết, khắc phục hậu quả của bão số 3 và mưa, lũ trên địa bàn.

    20:43 | 19/09/2024
  • Hà Tĩnh: Sẵn sàng phương án di dời hộ dân khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn

    (Xây dựng) - Trước tình hình bão số 4 ảnh hưởng gây mưa lớn, có nguy cơ ngập lụt cao, nhiều địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh đã sẵn sàng phương án di dời các hộ dân vùng thường xuyên bị ngập lụt, sạt lở đất ven sông, chân núi và hạ du các hồ chứa nước đến nơi an toàn.

    16:03 | 19/09/2024
  • Dáng núi trong điểm trường Thâm Luông

    (Xây dựng) - Được hoàn thành xây dựng vào năm 2023, mới đây, điểm trường Thâm Luông (Hà Giang) đã xuất sắc giành chiến thắng trong hạng mục Trường và Đại học của Giải thưởng Kiến trúc Quốc tế IAA năm 2024 (International Architecture Awards 2024). Công trình chứa đựng câu chuyện ý nghĩa về kiến trúc “xanh” giữa núi rừng.

    15:53 | 19/09/2024
  • Phục hồi cây xanh đô thị sau bão

    (Xây dựng) – Bão số 3 qua đi đã để lại những thiệt hại vô cùng lớn đối với lá phổi xanh của Thủ đô. Thống kê sơ bộ, bão số 3 khiến 8.700 cây đô thị của Hà Nội bị gãy đổ, tuy nhiên trong số đó chỉ có thể dựng trồng lại được khoảng 1.900 cây. Bên cạnh đó là mối nguy hiểm tiềm tàng từ những cây xanh già cỗi lâu năm trước bão gió, vì vậy việc khôi phục cây xanh nghiêng, đổ… cần khắc phục nhanh và kịp thời.

    15:48 | 19/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load