Chủ nhật 15/09/2024 11:43 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Chân dung 10 tỷ phú giàu nhất nước Anh năm 2014

18:47 | 18/10/2014

10 người giàu nhất nước Anh đều có tên trong danh sách những tỷ phú thế giới của Forbes, kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực bất động sản, tài chính, ngân hàng và bán lẻ.

Anh luôn tự hào là nước có số lượng tỷ phú thuộc hàng cao nhất thế giới, đặc biệt tập trung ở thủ đô London. Theo thống kê của Sunday Times năm 2014, lần đầu tiên Anh có số lượng tỷ phú vượt qua con số 100.

Ngoài những tỷ phú tự thân lập nghiệp, sự giàu có của nhiều tỷ phú Anh còn phần lớn được thừa kế từ khối tài sản kếch sù của tổ tiên hoặc gia đình đã được duy trì qua nhiều thế hệ.

Dưới đây là danh sách 10 tỷ phú giàu nhất Anh được The Richest xác định thông qua các số liệu từ Bloomberg và Forbes.

10. Bruno Schroder và gia đình: Giá trị tài sản 4,5 tỷ USD

Bruno Schroder là người thừa kế thế hệ thứ tư trong gia đình quản lý của công ty dịch vụ tài chính ngân hàng Schroders.

Đầu năm 2014, cổ phiếu của Schroders đã chạm đỉnh, tăng hơn 1/3 so với năm trước khiến cho khối tài sản của gia đình ông đạt mức 4,5 tỷ USD. Thực chất, khối tài sản này, ông chỉ phải chia sẻ với người em gái, Charmaine.

Ngoài ra, Schroder còn được gọi là một "chúa đất" ở Scotland nhờ sở hữu khối bất động sản khủng trên quần đảo này. Ông sống trên đảo Islay và khá hào phóng khi bỏ tiền khôi phục lại một nhà máy chưng cất rượu whisky cũ cũng như tài trợ cho các hoạt động cộng đồng ở địa phương và thành lập một đội xuống cứu hộ trên đảo (đội mà đã cứu sống được 5 người kể từ khi thành lập).

9. Joe Lewis: Giá trị tài sản 4,7 tỷ USD

Sinh ra tại London, Anh nhưng hoạt động kinh doanh chính của Joe Lewis chủ yếu diễn ra tại quốc đảo Bahamas nên ông thường xuyên làm việc trên du thuyền cá nhân. Mặc là người Anh nhưng Lewis lại sở hữu một khối bất động sản lớn ở Mỹ. Ông đã xây dựng một khu đô thị y tế tại Lake Nona, gần Orlando, Mỹ. Đây hiện là một trong những đô thị phát triển nhanh nhất tại Mỹ với bốn cơ sở y tế lớn trên diện tích 7.000ha và bán ra 45 căn mỗi tháng. Nó được coi là một trong tám thành phố "Thông minh + Kết nối" của thế kỷ 21.

Ngoài ra, Lewis còn nắm giữ cổ phần của hơn 200 công ty thông qua quỹ đầu tư Group Tavistock của mình. Trong đó, đáng chú ý nhất phải kể đến đội bóng đá Tottenham Hotspur (Spurs), và Mitchell & Butlers plc - công ty điều hành quán rượu lớn nhất của Vương quốc Anh.

Ông cũng sơ hữu một bộ sưu tập nghệ thuật trị giá khoảng 1 tỷ USD, bao gồm nhiều tác phẩm của các danh họa Picasso, Soutine, Lucian Freud và Francis Bacon.

8. Laurence Graff và gia đình: Giá trị tài sản 4,8 tỷ USD

Laurence Graff bỏ học khi mới 14 tuổi và bắt đầu lăn lộn kiếm sống như như một người thợ học việc ở một xưởng chế tạo kim hoàn. Và khi bước sang tuổi 75 vào năm ngoái, ông đã được Nữ hoàng Anh trao tặng Huân chương xuất sắc nhất của Đế chế Anh (OBE), vinh dự chỉ xếp sau tước danh Hiệp sĩ.

Graff là đang nắm giữ phần lớn quyền cung cấp đồ trang sức kim cương cho tầng lớp thượng lưu trên khắp thế giới, trong đó có những khách hàng lớn như Elizabeth Taylor, Quốc vương Brunei, Donald Trump, Oprah Winfrey, Larry Ellison và rất nhiều người nổi tiếng khác.

Tài sản Graff bao gồm một công ty chế tác kim cương ở Thụy Sĩ, một số lượng lớn cổ phần trong công ty buôn kim cương ở Nam Phi và nhiều bất động sản tại quận Mayfair ở London.

Con trai của ông - Francois hiện là Giám đốc điều hành của Graff Diamonds quốc tế, và bản thân Graff là chủ tịch.

Ngoài ra, Graff còn sở hữu một vườn nho và nhà máy sản xuất rượu vang ở thung lũng Napa của Nam Phi; một bộ sưu tập nghệ thuật đương đại đồ sộ.

Với khối tài sản 4,8 tỷ USD, Graff có một cuộc sống xứng tầm tỷ phú: ông thường xuyên du lịch nhiều quốc gia, có du thuyền riêng, sở hữu bức tranh Roy Lichtenstein và thu thập những chiếc xe hơi cổ điển.

7. Michael Ashley: Giá trị tài sản 4,8 tỷ USD

Tỷ phú Anh Michael Ashley đã làm nên khối tài sản khổng lồ của mình nhờ thành lập công ty bán lẻ đồ thể thao.

Ông bắt đầu chuỗi phân phối quấn áo thể thao ngay khi vừa tốt nghiệp đại học vào năm 1982. Ông cũng là người duy nhất sở hữu chuỗi bán lẻ này cho đến tận năm 2007, khi nó IPO. Sau khi bán một phần công ty cho các cá nhân khác ông đã bỏ túi khoảng 1,8 tỷ USD.

Bên cạnh đó, ông đã bỏ ra khoảng 135 triệu USD để sở hữu câu lạc bộ bóng đá Newcastle United. Ông thường ngồi trên khán đài cùng với người hâm mộ để cổ vũ trong các trận đấu của câu lạc bộ này. Từ tháng 10/2014 Ashley còn nắm giữ 8,92% cổ phần của câu lạc bộ bóng đá Scotland Rangers FC.

6. Philip và Cristina Green: Giá trị tài sản 4,9 tỷ USD

Philip Green là một ông trùm bán lẻ khởi nghiệp bằng việc mua cửa hàng đầu tiên ở London đầu tiên vào lúc 27 tuổi, nơi mà ông đã bán thiết kế của các thương hiệu nổi tiếng để ăn chiết khấu.

Năm 2000, sau khi mua lại British Home Stores và làm ăn phát đạt, ông tiếp tục mở thêm các cửa hàng mới.

Sau đó, ông lại mua lại Arcadia Group - tập đoàn bán lẻ sở hữu hàng loạt cửa hàng nổi tiếng như Topshop, Topman, Burton, Dorothy Perkins và Miss Selfridge.

Tiếp đó, ông đã bán đế chế Topshop cho Leonard Green & Partners với giá 763 triệu USD. Hiện nay, giá trị của chuỗi cửa hàng thời trang mà ông đang sở hữu ước tính khoảng 3 tỷ USD.

Ông dùng số tiền của mình để đầu tư ra nước ngoài thông qua quỹ đầu tư Taveta đồng thời chia sẻ khối tài sản với vợ, Cristina.

Green là người rất thích lối sống tỷ phú, ông nổi tiếng với việc đi lại thường xuyên giữa Monaco và London bằng máy bay riêng cũng như có buổi tiệc xa hoa.

5. Richard Branson: Giá trị tài sản 4,9 tỷ USD

Ông trùm thương mại và đầu tư người Anh Richard Branson là người sáng lập nổi tiếng của Virgin Group, tập đoàn sở hữu khoảng 400 công ty con.

Ngay từ năm 16 tuổi, tư chất doanh nhân của Branson đã được khơi dậy khi ông thành lập tạp chí Sinh viên. Tiếp đến, ông bắt đầu khởi động dịch vụ đặt hàng qua thư vào năm 1970 và tiến tới mở cửa hàng Virgin Records hai năm sau đó. Thương hiệu này đã phát triển một cách nhanh chóng vào những năm 1980, cho phép ông mở thêm hãng hàng không Virgin Atlantic và mở rộng nhãn hiệu âm nhạc Virgin Records.

Trong khi công việc kinh doanh của Virgin Records và Virgin Media đang thuận buồm xuôi gió, năm 2004 Branson công bố thành lập thêm công ty du lịch hàng không vũ trụ mang tên Virgin Galactic, nhằm đưa khách du lịch du hành vào không gian. Virgin Galactic gần đây đã thực hiện chuyến đi thứ 3 của mình.

4. Charles Gerald John Cadogan và gia đình: Giá trị tài sản 7,1 tỷ USD

Charles Gerald John Cadogan hiện đang là người đứng đầu của công ty bất động sản Cadogan. Tập đoàn này hiện đang sở hữu khối bất động sản hơn 36ha ở trung tâm thành phố London.

Charles là hậu duệ đời thứ tám của gia tộc Earl Cadogan. Nhiều bất động sản mà gia đình này sở hữu có lịch sử từ năm 1717, bao gồm cả một số khu vực ở thành phố Chelsea. Theo ước tính, các bất động sản mà gia đình Cadogan sở hữu có giá trị khoảng 7 tỷ USD.

Ngoài ra, Charles còn được biết đến với vai trò là chủ tịch của hội Tam Điểm ở Anh và xứ Wales giai đoạn 1999-2004, và chủ tịch của câu lạc bộ bóng đá Chelsea (hiện thuộc sở hữu của tỷ phú người Nga Roman Abramovich) trong những năm 1980.

3. David và Simon Reuben: Giá trị tài sản 10,3 tỷ USD

David và Simon Reuben đã được sinh ra trong một gia đình giàu có người gốc Do Thái ở Mumbai, Ấn Độ vào những năm 1940. Gia tộc này đã sống ở Ấn Độ (thuộc địa của Anh từ năm 1800 - 1947) trước khi di cư sang Anh vào đầu những năm 1950.

Công ty Reuben Brothers của anh em nhà Reuben kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực bất động sản, cổ phiếu và đầu tư mạo hiểm. Nó được thiết lập như một công ty gia đình.

Reuben Brothers cũng từng đầu tư vào thị trường kim loại Nga và thu về một số tiền lớn, thậm chí có thởi điểm công ty này còn trở thành công ty sản xuất nhôm lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên vào năm 2000 họ đã bán tất cả tài sản ở Nga và tập trung vào hoạt động kinh doanh bất động sản ở Anh. Hiện nay, gần một nửa tài sản của họ là tài sản lưu động dưới hình thức tiền mặt và trái phiếu.

2. Hinduja Brothers: Giá trị tài sản 12,8 tỷ USD

Bốn anh em nhà Hinduja chuyển từ Iran (sau sự bùng nổ của cuộc cách mạng Hồi giáo) đến London vào năm 1979 để phát triển hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Hinduja Group, tập đoàn được thành lập bởi tổ tiên của họ ở Mumbai vào năm 1914.

Hiện nay, tập đoàn này đã trở thành một tập đoàn đa quốc gia, trong đó, hai người anh cả Srichand và Gopichand chịu trách nhiệm công việc kinh doanh tại trụ sở chính London, Srichand đồng thời cũng là Chủ tịch tập đoàn; người em kế tiếp Prakash chịu trách nhiệm quản lý tài chính của tập đoàn tại Geneva, Thụy Sĩ; trong khi người em út Ashok, giám sát công việc kinh doanh tại Ấn Độ.

Hinduja Group là một trong những tập đoàn kinh doanh đa ngành nghề lớn nhất thế giới, tập đoàn này đã tạo công ăn việc làm cho khoảng 70.000 người trên toàn cầu.

Trong một tuyên bố mới đây, tập đoàn này cho biết sẽ đầu tư khoảng hơn 10 tỷ USD để phục vụ cho các dự án cơ sở hạ tầng và năng lượng đang bị đình trệ ở Ấn Độ.

1. Gerald Grosvenor: Giá trị tài sản 13,6 tỷ USD

Gerald Grosvenor là người giàu nhất ở Anh. Tỷ phú này từng là cựu sĩ quan quận đội Anh và hiện đang là ông chủ của công ty bất động sản Grosvenor Group (được định giá khoảng 19,8 tỷ USD, tính đến hết năm 2013).

Tái sản của Grosvenor Group dưới thời của Gerald Grosvenor đã vượt xa khỏi những khối bất động sản mà gia đình ông có được kể từ năm 1677, bao gồm 120ha đất ở khu vực Belgravia và Mayfair, London cùng như nhiều tài sản ở nước ngoài như Tây Ban Nha, Ireland, Châu Á và Châu Mỹ.

Xuất thân từ một gia đình hoàng gia nên Grosvenor có quan hệ rất thân thiết với các thành viên trong Hoàng gia Anh.

Theo Đinh Thơm/ Bizlive

Theo

Cùng chuyên mục
  • Quyết liệt các giải pháp để tăng tốc, bứt phá giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) - Tại Nghị quyết 128/NQ-CP Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Chính phủ yêu cầu tiếp tục ưu tiên tối đa cho thúc đẩy tăng trưởng, quyết liệt các giải pháp để tăng tốc, bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công; tập trung cao độ khắc phục hậu quả bão số 3; điều tiết sản xuất, ổn định cung cầu các mặt hàng, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, năng lượng...

  • Dự án Bệnh viện Đa khoa Cà Mau 1.200 giường: Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến

    (Xây dựng) – Hội đồng tư vấn có báo cáo kiểm tra kết quả lựa chon nhà thầu Gói thầu 27. Theo đó, chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh Cà Mau chưa xem xét toàn diện, khách quan, chưa đảm bảo quy định và mục tiêu của đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Bên mời thầu là Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư xây dựng Hợp Nhất xem thường pháp luật và công tác đấu thầu của Nhà nước. Gói thầu 27 được xét lại. Dự án tiếp tục kéo dài.

  • Quảng Bình: Tập trung tháo gỡ vướng mắc tại các dự án vay vốn ADB và dự án hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện

    (Xây dựng) - Đó là nội dung kết luận của ông Phan Phong Phú, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trong quá trình kiểm tra thực địa, tình hình triển khai thực hiện các dự án vay vốn ADB - Dự án môi trường và biến đổi khí hậu thành phố Đồng Hới và Dự án hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện tỉnh Quảng Bình.

  • Nhanh chóng khôi phục sản xuất, kinh doanh

    Ở các địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng và Bắc Ninh, sau khi bão đi qua, các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh đã huy động nhân lực khẩn trương khắc phục hậu quả, nhanh chóng khôi phục sản xuất, kinh doanh. Cán bộ, công nhân được yêu cầu trở lại làm việc, sản xuất, bảo đảm tiến độ, kế hoạch cung ứng hàng hóa cho thị trường, bàn giao sản phẩm đã ký kết đối tác từ đầu năm.

  • Xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm của vùng Tây Nguyên

    (Xây dựng) - Ngày 14/9/2024, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 419/TB-VPCP thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk.

  • Lâm Đồng đẩy mạnh phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

    (Xây dựng) - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 415/TB-VPCP ngày 13/9/2023 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load