Thứ hai 16/09/2024 22:30 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Câu chuyện tái cấu trúc có một không hai của Xuân Mai Corp

22:34 | 09/01/2019

(Xây dựng) - Trước khi nhóm cổ đông mới mua lại 51% cổ phần của Xuân Mai Corp từ Vinaconex, Công ty này đang đứng trước bờ vực thẳm, thua lỗ nặng, mất cân đối dòng tiền cùng nhiều vấn đề rắc rối có thể xảy ra về pháp lý. Thế nhưng, một đơn vị từng là niềm kiêu hãnh của ngành Xây dựng phía Bắc đã không có một kết cục buồn khi những nhà đầu tư mới sẵn sàng góp sức.

Cán bộ cũ tạo ra lợi nhuận lịch sử mới

Năm 2013, vào đúng thời điểm Công ty Xuân Mai lâm vào tình thế khó khăn nhất (lỗ lũy kế gần 88,44 tỷ đồng, mất cân đối dòng tiền nặng…), Vinaconex công bố việc bán 51% cho các nhà đầu tư mới và ông Bùi Khắc Sơn làm đại diện.

Thời điểm đó, ai cũng nghĩ sẽ có một cuộc “thay máu” dữ dội diễn ra tại Xuân Mai. Thế nhưng, ngoài việc bổ sung thêm thành viên HĐQT theo tỷ lệ vốn góp, toàn bộ ban lãnh đạo cũ của Công ty được giữ nguyên. Thậm chí, những vị trí quan trọng bậc nhất trong Công ty về tài chính, kỹ thuật đều là người cũ. Nếu nhìn từ bên ngoài, rất ít người có thể hiểu được điều gì đang diễn ra.

Ông Bùi Khắc Sơn - người đại diện cho nhóm cổ đông mới thời đó giờ là Chủ tịch HĐQT chia sẻ: “Chúng tôi đã làm việc với anh em Xuân Mai từ trước và hiểu về con người ở đây. Các anh em chính là lý do chúng tôi muốn vào Xuân Mai. Họ là những người giỏi chuyên môn, đam mê và tử tế. Đây là chưa kể đến việc Công ty có thương hiệu tốt với truyền thống lịch sử đáng tự hào”.

Người đứng đầu Xuân Mai hiện giờ nhận xét, những khó khăn mà Công ty gặp phải lúc đó chỉ là tạm thời do biến động của thị trường bất động sản. “Chỉ cần thực hiện một số thay đổi theo đúng quy luật thì mọi việc sẽ ổn. Còn về nhân sự thì anh em ở đây hầu hết đều có chuyên môn tốt, đam và sẵn sàng cống hiến thì tại sao lại phải thay?”, ông Sơn nói.

Và trên thực tế, những thành viên chủ chốt của Xuân Mai đều ở lại Công ty làm việc. Cũng chính họ là những người đóng góp lớn cho cuộc lội ngược dòng ngoạn mục của Xuân Mai chỉ trong một thời gian rất ngắn. Sau hơn một năm kể từ ngày thay đổi cơ cấu cổ đông, Xuân Mai đã “trở lại đường ray”.

Kết thúc năm 2014, lợi nhuận hợp nhất của Xuân Mai đạt 91 tỷ đồng - cao nhất lịch sử Công ty tính đến thời điểm đó. Thế nhưng, lợi nhuận không phải là kết quả lớn nhất mà Công ty này có được khi tái cơ cấu.

Những thay đổi bên trong

Ban lãnh đạo vẫn là những người cũ nhưng cách điều hành của HĐQT Xuân Mai có sự thay đổi lớn. HĐQT lập ra 4 Ủy ban nhằm định hướng và kiểm soát các hoạt động điều hành và kinh doanh toàn Công ty.

Các Ủy ban này gồm: Ủy ban Tài chính (xây dựng kế hoạch tài chính và quản trị dòng tiền), Ủy ban Đầu tư và Kinh doanh (định hướng về kinh doanh, kiểm soát toàn bộ công tác dầu tư tài sản, dự án), Ủy ban Nhân sự và Quản lý chi phí, Ủy ban Giám sát. Sau 3 năm tái cấu trúc, Ủy ban Giám sát được giải tán và thu gọn chỉ còn tổ kiểm toán nội bộ.

Trong vận hành hằng ngày, nhiều thay đổi cũng được thực hiện, đơn giản nhất đến từ hệ thống công nghệ thông tin. Với quy trình làm việc mới, mọi thành viên của Xuân Mai không còn dùng máy tính cá nhân mà máy tính sẽ kết nối dữ liệu với máy chủ và được phân quyền truy cập theo vị trí. Nhờ làm việc trên cùng một nền tảng, khả năng làm việc nhóm và phối hợp tại Xuân Mai được tăng cường, phát triển nhanh.

Bên cạnh đó, việc họp điều hành trực tiếp các dự án ở công trường được đơn giản hóa với hệ thống video conference và camera giám sát. Đặc biệt, các công nghệ xây dựng vốn là niềm tự hào của Xuân Mai như bê tông dự ứng lực tiền chế, tấm tường Acotec… được triển khai mạnh trong các dự án, tạo nên sự khác biệt về tốc độ thi công, chất lượng công trình, cũng như bảo vệ môi trường.


Căn hộ của Xuân Mai được thiết kế với hệ sinh thái rất tiện nghi.

Trong việc đầu tư, HĐQT của Xuân Mai quyết định cắt lỗ và bán những dự án bị đình trệ nhiều năm mà không thể đẩy nhanh tiến độ triển khai. Đây là sự thay đổi lớn vì với cơ chế trước đây, không ai dám ký quyết định “bán lỗ tài sản của Nhà nước”. Song song với đó, Công ty này sẵn sàng thực hiện một số dự án lợi nhuận thấp để đảm bảo việc làm cũng như tạo cơ hội giới thiệu khả năng công nghệ xây dựng của mình.

Để chuẩn bị cho sự thay đổi lớn về quản trị, Xuân Mai cũng từng bước áp dụng và triển khai thành công công nghệ BIM trong quản lý dự án. Đây được coi như bước thay đổi lớn về trình độ quản lý của công ty so với trước đây.

Và một trong những thành quả rõ nét sau hơn 3 năm tái cấu trúc là dự án Xuân Mai Dương Nội (mua lại đất sạch từ Tập đoàn Nam Cường). Đây là dự án mà Xuân Mai làm tổng thầu kiêm chủ đầu tư với giá bán căn hộ trung bình 17-18 triệu đồng/m2 - nhà chất lượng tốt và giá rất cạnh tranh.

Tuy nhiên, căn hộ của Xuân Mai được thiết kế với hệ sinh thái rất tiện nghi: Hầm gửi xe rộng rãi, cây xanh, bể bơi, thang máy tốc độ cao… và toàn bộ thiết bị vệ sinh đều là thương hiệu TOTO (Nhật Bản).

Cả 8 tòa chung cư với gần 2.000 căn hộ tại đây đều được bán 100% trong hơn 2 năm. Từ dự án này, Xuân Mai nổi tiếng với việc bán nhà giá cạnh tranh nhưng “chuẩn sống cao cấp”.

Mong muốn “góp những điều giản dị…”

Năm 2017 là năm đầu tiên sau khi Xuân Mai kết thúc lộ trình 3 năm tái cấu trúc từ 2014-2016. Cả doanh thu và lợi nhuận năm 2017 đều đạt mức cao kỷ lục từ khi thành lập, lần lượt đạt 2.350 tỷ và 130 tỷ đồng. Năm 2018, XMC dự kiến tiếp tục tăng trưởng 2 chữ số với kế hoạch 2.667 tỷ đồng doanh thu và 141,4 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.

Ông Bùi Khắc Sơn - Chủ tịch HĐQT Xuân Mai chia sẻ: Sau giai đoạn tái cấu trúc, cái được lớn nhất của Công ty không phải là con số về lợi nhuận trên báo cáo tài chính dù so với ngày trước đó là những con số mơ ước. “Điều chúng tôi cảm thấy tự hào nhất là những giá trị truyền thống của Xuân Mai được củng cố và phát huy. Chúng tôi vẫn tiếp tục ‘góp những điều giản dị’ cho xã hội với nhiều công trình có chất lượng cao”, ông Sơn nói.

Nếu trước đây Xuân Mai từng in dấu trên hàng trăm công trình nhà cao tầng lớn, nhưng chỉ với tư cách là thầu phụ thì giờ đây họ đã trở thành tổng thầu ở những công trình lớn. Một trong những ví dụ rõ nhất là dự án Eco Green Sài Gòn với tổng mức đầu tư lên tới gần 10.000 tỷ đồng.

 
Eco Green Sài Gòn - dự án do Xuân Mai làm tổng thầu với tổng mức đầu tư lên tới gần 10.000 tỷ đồng.

Vị Chủ tịch HĐQT này cho biết: Trong giai đoạn phát triển mới Xuân Mai không giới hạn ở những dự án nhà thương mại giá trung bình mà sẽ tham gia vào các dự án nhà ở cao cấp, quy mô lớn. Điểm khác biệt như ông Sơn giải thích:“Khái niệm cao cấp với chúng tôi không nằm ở giá bán mà ở chất lượng”. Ông Sơn lấy một ví dụ điển hình là dự án Eco Green Sài Gòn mà Xuân Mai đang tham gia đầu tư và cũng làm tổng thầu.


Phối cảnh nội khu Eco Green Sài Gòn.

“Nếu so sánh trong phân khúc cao cấp, giá bán của căn hộ chỉ ở mức thấp, nhưng vị trí của dự án nằm trên khu đất vàng và chất lượng căn hộ ở top đầu, với nội thất siêu sang. Đó chính là “góp những điều giản dị” mà Xuân Mai mong muốn tiếp tục mang đến và “tạo niềm tin vững bề” đúng như slogan đã tồn tại hàng chục năm nay của Công ty”, ông Bùi Khắc Sơn phân tích.

Bài: Trần Hà (Ảnh: Long Nguyễn - Thiết kế: Thu Hằng)

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Bài toán phát triển kết cấu hạ tầng, đô thị theo hướng hiện đại trong Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên

    (Xây dựng) – Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 14/3/2023. Đây được coi là một dấu mốc quan trọng, mở ra không gian phát triển mới cho tỉnh, quy hoạch xác định rõ mục tiêu đến năm 2030 là đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị hóa, phát triển, sắp xếp, phân bố hệ thống đô thị và nông thôn thống nhất, hiệu quả, toàn diện, có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại nhằm tạo ra bước đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội.

    14:04 | 16/09/2024
  • Kon Tum điều chỉnh nguồn vốn để tăng cường tỷ lệ giải ngân đầu tư công

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Kon Tum đang đẩy mạnh các biện pháp để tăng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công, nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra cho đến cuối năm 2024. Trong bối cảnh tỷ lệ giải ngân đầu tư công còn thấp, UBND tỉnh đã yêu cầu điều chuyển nguồn vốn từ các dự án chậm tiến độ sang các dự án có khả năng hấp thụ vốn tốt hơn.

    10:42 | 16/09/2024
  • Lâm Đồng: Giám đốc Sở Tài chính được ủy quyền phê duyệt quyết toán các dự án nhóm B, nhóm C

    (Xây dựng) – Giám đốc Sở Tài chính Lâm Đồng được ủy quyền có trách nhiệm phê duyệt quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành sử dụng vốn đầu tư công đối với các dự án nhóm B, nhóm C.

    10:40 | 16/09/2024
  • Tài chính xanh cho phát triển bền vững

    Hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, Việt Nam cần xây dựng và triển khai toàn diện các định hướng, giải pháp tài chính xanh để đổi mới mô hình tăng trưởng.

    08:59 | 16/09/2024
  • Vĩnh Phúc: Đầu tư nâng cấp lưới điện phục vụ sinh hoạt, sản xuất

    (Xây dựng) – Để nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động, các hợp tác xã dịch vụ điện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã mạnh dạn huy động vốn đầu tư nâng cấp lưới điện, đáp ứng nhu cầu sử dụng, tiêu thụ điện ngày càng tăng cao của nhân dân.

    21:32 | 15/09/2024
  • GDP cả năm 2024 có thể giảm 0,15% do ảnh hưởng cơn bão số 3

    Tốc độ tăng trưởng 6 tháng cuối năm của cả nước và nhiều địa phương dự báo chậm lại; tăng trưởng GDP quý 3/2024 của cả nước có thể giảm 0,35%; quý 4/2024 giảm 0,22% so với kịch bản không có bão số 3.

    14:07 | 15/09/2024
  • Chỉ bàn làm không bàn lùi

    Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trong 8 tháng năm 2024 mới đạt 40,49% kế hoạch, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2023 (cùng kỳ năm 2023 đạt 42,35% kế hoạch).

    13:59 | 15/09/2024
  • Quyết liệt các giải pháp để tăng tốc, bứt phá giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) - Tại Nghị quyết 128/NQ-CP Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Chính phủ yêu cầu tiếp tục ưu tiên tối đa cho thúc đẩy tăng trưởng, quyết liệt các giải pháp để tăng tốc, bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công; tập trung cao độ khắc phục hậu quả bão số 3; điều tiết sản xuất, ổn định cung cầu các mặt hàng, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, năng lượng...

    09:19 | 15/09/2024
  • Dự án Bệnh viện Đa khoa Cà Mau 1.200 giường: Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến

    (Xây dựng) – Hội đồng tư vấn có báo cáo kiểm tra kết quả lựa chon nhà thầu Gói thầu 27. Theo đó, chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh Cà Mau chưa xem xét toàn diện, khách quan, chưa đảm bảo quy định và mục tiêu của đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Bên mời thầu là Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư xây dựng Hợp Nhất xem thường pháp luật và công tác đấu thầu của Nhà nước. Gói thầu 27 được xét lại. Dự án tiếp tục kéo dài.

    09:02 | 15/09/2024
  • Quảng Bình: Tập trung tháo gỡ vướng mắc tại các dự án vay vốn ADB và dự án hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện

    (Xây dựng) - Đó là nội dung kết luận của ông Phan Phong Phú, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trong quá trình kiểm tra thực địa, tình hình triển khai thực hiện các dự án vay vốn ADB - Dự án môi trường và biến đổi khí hậu thành phố Đồng Hới và Dự án hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện tỉnh Quảng Bình.

    08:25 | 15/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load