Thứ tư 24/04/2024 06:08 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Cắt đứt vòng lặp dịch bệnh giữa khu công nghệ cao, khu chế xuất với các khu lưu trú, nhà trọ

23:09 | 13/07/2021

(Xây dựng) - Ngày 13/7, Tổ thường trực đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp cùng UBND thành phố Thủ Đức và Ban Quản lý khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh khảo sát các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tại các doanh nghiệp thuộc khu công nghệ cao.

cat dut vong lap dich benh giua khu cong nghe cao khu che xuat voi cac khu luu tru nha tro
Đoàn làm việc với Ban Quản lý khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.

Đại diện khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đến nay, tại khu công nghệ cao có 154 doanh nghiệp đang thực hiện các dự án đầu tư. Trong đó có gần 90 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, còn lại là các doanh nghiệp đang trong quá trình triển khai dự án, chưa đi vào hoạt động.

Ban quản lý đã tổ chức cho các doanh nghiệp thực hiện việc tự đánh giá mức độ an toàn trong cơ sở sản xuất theo Quyết định 2194 của Bộ Y tế. Các doanh nghiệp đã tự đánh giá và báo cáo trên hệ thống trực tuyến. Kết quả tự đánh giá, không có doanh nghiệp nguy cơ lây nhiễm rất cao và nguy cơ cao, 8 doanh nghiệp có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh ở mức trung bình, 42 doanh nghiệp có nguy cơ thấp, 35 doanh nghiệp ít nguy cơ lây nhiễm.

Dựa trên kết quả tự kiểm tra đánh giá của các doanh nghiệp, Ban Quản lý khu công nghệ cao đã phối hợp với các tổ, đoàn kiểm tra thực hiện trực tiếp kiểm tra 15 doanh nghiệp. Đây là những doanh nghiệp có lượng lao động trên 1.000 lao động, chiếm 80% tổng số lao động trên địa bàn khu công nghệ cao. Kết quả kiểm tra, có 1 doanh nghiệp nguy cơ rất cao, 1 doanh nghiệp nguy cơ cao, 3 doanh nghiệp nguy cơ trung bình 3, 5 doanh nghiệp nguy cơ lây nhiễm thấp là 5, và 5 doanh nghiệp ít nguy cơ.

Đặc biệt, 2 doanh nghiệp nguy cơ cao và rất cao là các công ty đã phát hiện nhiều ca bệnh Covid-19, hiện nay các công ty này vẫn đang thực hiện tạm dừng sản xuất. Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 rất phức tạp, đã có 20 doanh nghiệp trình các phương án đến Ban Quản lý khu công nghệ cao về việc vừa cách ly vừa sản xuất.

PGS.TS Nguyễn Anh Thi – Trưởng Ban Quản lý khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Thành phố Hồ Chí Minh đang trong những ngày thực hiện Chỉ thị 16. Khu công nghệ cao có lượng người lao động đông, người lao động phân bố trên nhiều địa bàn, do đó đây được đánh giá là 1 trong những điểm nóng dịch bệnh. Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh đang nỗ lực kiểm soát dịch bệnh bằng việc cắt đứt các vòng lặp dịch bệnh giữa khu công nghệ cao, khu chế xuất với các khu lưu trú, nhà trọ.

Trên cơ sở nhận thức đó, Ban Quản lý khu Công nghệ cao đã xiết chặt các biện pháp. Cụ thể: Tăng cường kiểm tra giám sát, phòng chống dịch Covid-19 theo chỉ đạo; Yêu cầu các doanh nghiệp có nhu cầu duy trì sản xuất trong quá trình thực hiện Chỉ thị 16 phải có phương án cách ly người sản xuất. Hiện nay, các doanh nghiệp được định hướng 2 phương án, bao gồm: Triển khai khu lưu trú dã chiến ngay tại doanh nghiệp, hoặc thực hiện theo mô hình “một con đường hai điểm đến” (doanh nghiệp tổ chức cách ly tập trung người lao động tại khu lưu trú bên ngoài và có phương tiện vận chuyển người lao động đến phân xưởng). Đối với cả 2 phương án này, doanh nghiệp cần kiểm soát chặt người lao động, lập danh sách người lao động, thực hiện test nhanh định kỳ.

Ban Quản lý khu công nghệ cao sẽ phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan để kiểm tra, thẩm định các phương án. Các doanh nghiệp không đảm bảo các yêu cầu phòng chống dịch sẽ được yêu cầu tạm ngưng sản xuất để phòng chống dịch bệnh. Hiện nay, Ban Quản lý khu công nghệ cao cũng đang tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện hiệu quả các nội dung trên. Mục tiêu là tận dụng thời cơ vàng 15 ngày áp dụng Chỉ thị 16 để cắt đứt các vòng lặp dịch bệnh, ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập vào doanh nghiệp, đảm bảo an toàn sản xuất.

Cũng trong ngày 13/7, Tổ thường trực đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập 2 đoàn công tác để rà soát, kiểm tra, đánh giá nguy cơ tại 2 doanh nghiệp thuộc khu công nghệ cao.

Tại Công ty Samsung – SEHC, ông Đỗ Thành Hải - Giám đốc An toàn sức khỏe môi trường, Công ty Samsung – SEHC cho biết, công ty có 7.000 lao động, 16 phân xưởng. Tại công ty đã phát hiện 46 ca mắc Covid-19, 300 F1. Những ca bệnh và F1, F2 phát hiện tại 3 phân xưởng. Ở 3 phân xưởng này đều đã tạm thời ngưng hoạt động. Với sự trao đổi của đoàn kiểm tra, công ty sẽ có những điều chỉnh trong công tác tiếp nhận và xử trí đối với người lao động có triệu chứng nghi ngờ mắc Covid-19, và các phương án phòng chống dịch bệnh, khử khuẩn phân xưởng. Đặc biệt, công ty đang xây dựng phương án tổ chức cách ly người lao động ngay tại doanh nghiệp để đảm bảo an toàn sản xuất.

cat dut vong lap dich benh giua khu cong nghe cao khu che xuat voi cac khu luu tru nha tro
Kiểm tra tại Công ty Samsung – SEHC, khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.

Trao đổi với lãnh đạo UBND thành phố Thủ Đức và Ban Quản lý khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh, TS.BS Nguyễn Thanh Hà - Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, thuộc Tổ thường trực đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, cơ bản các doanh nghiệp đã có các phương án phòng chống dịch bệnh. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế, các phương án, quy trình được doanh nghiệp xây dựng chưa thực sự đảm bảo. Trường hợp có ca bệnh thì nguy cơ lây nhiễm ở các doanh nghiệp rất cao. Do đó, hiện nay các cấp, ban ngành liên quan cần tăng cường kiểm tra, giám sát, thẩm định các phương án của các doanh nghiệp để kịp thời hướng dẫn khắc phục những hạn chế. Những doanh nghiệp nguy cơ cao cần thực hiện nghiêm tạm dừng sản xuất để đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh.

Yến Mai

Theo

Cùng chuyên mục
  • Quảng Ninh: Nỗ lực thu gom rác trôi nổi trên vịnh Hạ Long

    (Xây dựng) – Do nhiều nguyên nhân, từ năm 2023 đến nay, tình trạng rác trôi nổi trên vịnh Hạ Long diễn ra thường xuyên, gây ảnh hưởng xấu đến mỹ quan khu vực vịnh di sản và trải nghiệm cảm xúc của du khách. Với sự nỗ lực của chính quyền địa phương nhằm khắc phục tình trạng này, đến thời điểm hiện tại, lượng rác thải trên vịnh Hạ Long cơ bản đã được thu gom, xử lý.

  • Hà Nội: Tổ chức 6 điểm bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, UBND Thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch tổ chức bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Cụ thể, Thành phố sẽ triển khai tại 6 điểm với 7 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp.

  • Thành phố Hồ Chí Minh: Chấm dứt hợp đồng với Thuận An nếu tiếp tục chậm trễ 2 gói thầu

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh đã có buổi làm việc với đại diện Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An (Tập đoàn Thuận An), liên danh nhà thầu tư vấn giám sát tại gói thầu XL-05, XL-06 thuộc dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên.

  • Đắk Lắk: Nỗi “ám ảnh” đường vào Cư San

    (Xây dựng) - Tuyến đường liên xã Ea Trang - Cư San, (huyện M'Drắk, tỉnh Đắk Lắk), đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, khiến người dân địa phương gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại và vận chuyển hàng hóa. Điều này không chỉ gây ô nhiễm môi trường sống, mất an toàn giao thông mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông cho người dân và các phương tiện.

  • Đắk Lắk: Thiếu vốn, chủ đầu tư xin tạm dừng thi công Tỉnh lộ ngàn tỷ

    (Xây dựng) - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk kiến nghị UBND tỉnh cho phép tạm dừng thi công dự án Cải tạo nâng cấp Tỉnh lộ 1 đoạn từ cầu Buôn Ky thành phố Buôn Ma Thuột đến Km49+00 cho đến khi dự án được bố trí vốn.

  • Quảng Nam: Bí thư Thành ủy Tam Kỳ giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh

    (Xây dựng) – Ông Trần Nam Hưng - Bí thư Thành ủy thành phố Tam Kỳ được HĐND tỉnh Quảng Nam bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load