Thứ sáu 06/12/2024 20:37 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Cấp cứu Hoàng thành, nhanh còn kịp

09:23 | 24/07/2014

GS Nguyễn Quang Ngọc, ủy viên Hội đồng tư vấn của UBND TP Hà Nội về di sản Hoàng thành Thăng Long khẳng định phải sửa sai “sớm giờ nào tốt giờ ấy”, trước thực trạng khu di sản 18 Hoàng Diệu bị xâm phạm.


Hố khai quật bị ngập nước

Không thể chấp nhận

Ba hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Di sản Văn hóa Việt Nam, Khảo cổ học Việt Nam đồng đứng đơn kiến nghị khẩn cấp gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng các bộ ban ngành khác, liên quan đến việc bảo vệ Di sản thế giới Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội.

Trước đơn kêu cứu khẩn cấp này, hôm 16/7, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội gửi báo cáo công tác phối hợp thực hiện Dự án xây dựng cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật khu di tích 18 Hoàng Diệu, lên lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch và Ủy ban Nhân dân TP Hà Nội.

Trong đó khẳng định những vi phạm nghiêm trọng đến khu lõi di sản C-D như: toàn bộ khu Di sản C-D thành nơi tập kết vật liệu của công trường xây dựng Nhà Quốc hội khiến cán bộ bảo tồn của Trung tâm khó thực hiện nhiệm vụ bảo tồn di tích hằng ngày; trở thành nơi tập kết sinh hoạt của công nhân với bãi đỗ xe, nhà vệ sinh đặt trong Khu Di sản gây mất vệ sinh và ảnh hưởng cảnh quan...

Trong bản kêu cứu, chuyên gia của ba Hội nêu rõ: “Tại khu vực giáp ranh giữa Nhà Quốc hội và Khu di sản, đã xây xong phần lớn các thành phần của con đường cứu hỏa và một bức tường bằng bê tông cốt thép nằm trong phạm vi di sản, có chỗ cao đến 3 - 4m ở sát thành hố khai quật và một số đoạn đường ống thoát nước cũng đào sâu vào phần đất của khu Di sản. Như vậy là một bộ phận của di sản khảo cổ nằm dưới con đường này đã bị phá hủy nghiêm trọng”.

Theo đó, “hậu quả tai hại” bao gồm: các hố khảo cổ bị ngập nước, thành hố xói lở, các di tích trong lòng hố bị xâm hại cực kỳ nghiêm trọng. Công nhân tự do ra vào khu di sản, quanh các hố khảo cổ trong điều kiện không có cán bộ bảo tồn giám sát nên không tránh khỏi va chạm làm một số di tích, di vật trong các hố khảo cổ bị xê dịch và có thể mất mát.

Nhiều hố khảo cổ bị rác, vật liệu xây dựng vứt ném bừa bãi làm hư hỏng các di sản khảo cổ đã xuất lộ. Kết luận của các chuyên gia: “Những việc làm trên là sự vi phạm cực kỳ nghiêm trọng Luật Di sản văn hóa và Công ước quốc tế bảo vệ Di sản Thế giới của UNESCO”.

“Rõ ràng cách xây dựng như thế này là tìm cách lấn được sang khu di sản tí nào hay tí ấy. Tôi cho rằng đó là cách hành xử thiếu văn hóa đối với di sản văn hóa thế giới, di sản quốc gia đặc biệt, là kết tinh giá trị văn hóa Việt Nam”, GS Nguyễn Quang Ngọc, nguyên Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển nói.

Phải nhanh hơn UNESCO

“Nếu không khắc phục khẩn cấp và hiệu quả, chắc chắn khu Di sản sẽ bị UNESCO cảnh báo và có nguy cơ bị rút khỏi danh sách Di sản thế giới”, các chuyên gia khuyến cáo. “Đây là điều đáng tiếc, bởi chúng ta tìm mọi cách để UNESCO công nhận di sản văn hóa, xong rồi lại thiếu ý thức như thế”, GS Ngọc bức xúc.

Năm 2009, thung lũng Elbe ở Dresden (Đức) bị đưa ra khỏi Danh sách Di sản thế giới, vì người ta cho xây dựng cây cầu đường bộ Waldshloschen gồm bốn làn xe bắc qua sông Elbe, giảm ách tắc giao thông cho nội đô, nhưng theo cơ quan tư vấn của UNESCO là phá vỡ cảnh quan thiên nhiên có một không hai.

Vậy phải sửa sai thế nào? “Việc sửa sai phải được thực hiện sớm giờ nào hay giờ đó. Khi xây dựng phần tường Nhà Quốc hội anh làm ngày làm đêm như thế nào, thì việc khắc phục cũng cần phải được tiến hành với tốc độ như vậy”, GS Ngọc nói.

Có ý kiến rằng bản kiến nghị này công khai ra, chuyện sẽ bung bét khiến UNESCO xét đến danh hiệu Di sản thế giới của Hoàng thành Thăng Long. “Chúng ta sửa ngay từ bây giờ một cách triệt để, còn giữ được di sản. Nếu giấu giếm thì khi UNESCO kiểm tra, chuyện mất di sản là không tránh khỏi”, ông Ngọc nhấn mạnh.

Phần cuối kiến nghị, các chuyên gia cũng đề xuất một số hành động cấp thiết: Xem xét cử đoàn thanh tra, đánh giá tình hình xây dựng vi phạm Luật Di sản văn hóa tại khu di sản, đánh giá nguyên nhân để xảy ra tình trạng đáng tiếc nói trên tại khu di sản C-D.

Thủ tướng chủ trì hoặc ủy nhiệm một Phó Thủ tướng chủ trì buổi họp gồm các thành phần liên quan và đại diện Hội đồng tư vấn khoa học, đánh giá mức độ xâm hại, làm rõ trách nhiệm của các cá nhân và tổ chức, đưa giải pháp khắc phục.

Trong các giải pháp khắc phục, các chuyên gia đề nghị: Giao cho Viện Khảo cổ học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tiến hành cứu nguy các hố khai quật bị ngập nước và hư hỏng, nghiên cứu và thực hiện biện pháp lấp cát bảo tồn di tích trong lòng đất.

BQL Dự án đầu tư xây dựng Nhà Quốc hội phải chịu sự giám sát của cơ quan bảo tồn, thu dọn ngay nhà ở của công nhân, nhà vệ sinh công cộng và tất cả tình trạng bừa bãi hiện nay, trả lại mặt bằng của Khu di sản.

Từng có cam kết về Trung tâm Hoàng thành Thăng Long

Ngày 23/7/2010, Chính phủ có Công văn số 5129/VPCP-QHQT cam kết thực hiện khuyến nghị của ICOMOS đối với Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, để di tích được Ủy ban Di sản thế giới công nhận.

Trong 8 điều cam kết có: Thường xuyên quản lí vùng đệm và vùng chuyển tiếp, bảo đảm sự an toàn và cảnh quan hài hòa với di sản, tiến tới mở rộng vùng đệm, vùng chuyển tiếp ở phía bắc, đông và nam khu di sản. Bảo đảm việc thi công xây dựng Nhà Quốc hội không ảnh hưởng đến sự an toàn của di sản.

Theo Tiền Phong

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Gia Lai xây dựng cao nguyên sinh thái, thể thao và sức khỏe hướng đến bảo tồn văn hóa dân tộc

    (Xây dựng) - Tỉnh Gia Lai đang từng bước khẳng định vai trò trung tâm phát triển của khu vực Bắc Tây Nguyên, với tầm nhìn trở thành "Cao nguyên sinh thái, thể thao và sức khỏe". Đây là một chiến lược dài hạn kết hợp giữa phát triển kinh tế xanh, bảo tồn thiên nhiên và duy trì bản sắc văn hóa độc đáo của địa phương.

    21:56 | 30/11/2024
  • Trụ sở Bộ Ngoại giao, ngôi nhà trăm mái duy nhất tại Việt Nam

    Ngôi nhà trăm mái do kiến trúc sư Ernest Hebrard thiết kế trước đây là nơi làm việc của Sở Tài chính Đông Dương. Sau Cách mạng tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đồng ý sử dụng làm trụ sở Bộ Ngoại giao.

    09:26 | 30/11/2024
  • Ninh Bình: Triển khai kế hoạch xây dựng Đề án tu bổ, chống xuống cấp di tích lịch sử

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Ninh Bình ban hành Kế hoạch 213/KH-UBND ngày 25/11/2024 về nghiên cứu khả thi xây dựng Đề án tu bổ, chống xuống cấp hệ thống di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2025 – 2030.

    21:22 | 29/11/2024
  • Bảo tồn những tiềm năng vốn có và các giá trị bản địa khu vực Làng đá cổ

    (Xây dựng) – Tại Lễ trao giải thưởng Loa Thành lần thứ 36 năm nay, sinh viên Phan Thị Thu Trúc, trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh là một trong hai sinh viên có đồ án tốt nghiệp xuất sắc giành được giải Nhất. Dưới sự hướng dẫn của TS.KTS Phạm Thị Ái Thủy, Trúc đã mang đến một thiết kế kiến trúc rất đặc biệt tại khu vực Làng đá cổ Bản Gun – Khuổi Ky tại tỉnh Cao Bằng.

    15:07 | 29/11/2024
  • Phê duyệt Quy hoạch trung tâm bán đảo Quảng An, Hà Nội sẽ có nhà hát tầm cỡ thế giới cạnh hồ Tây

    (Xây dựng) - Theo đồ án Quy hoạch chi tiết khu vực trục không gian trung tâm bán đảo Quảng An, tỷ lệ 1/500 vừa được UBND Thành phố Hà Nội vừa phê duyệt ngày 26/11, Nhà hát Opera Hà Nội do kiến trúc sư số 1 thế giới Renzo Piano thiết kế, được xem là một dự án trọng điểm góp phần nâng tầm vị thế thủ đô.

    14:25 | 29/11/2024
  • Hà Nội: Xếp hạng 7 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh

    (Xây dựng) – Ngày 28/11, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà ký ban hành Quyết định số 6162/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

    09:44 | 29/11/2024
  • Về Long An hòa mình trong “Khát vọng sông Vàm”

    (Xây dựng) - Tối 28/11, Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024 chủ đề “Khát vọng sông Vàm” sẽ chính thức khai mạc. Tuần lễ bao gồm chuỗi hoạt động phong phú, hấp dẫn, hứa hẹn mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị…

    22:18 | 28/11/2024
  • Tu Mơ Rông (Kon Tum): Bảo tồn và phát huy văn hóa độc đáo của người Xơ Đăng qua Hội thi Cồng chiêng, Xoang Xơ Đăng

    (Xây dựng) - Ngày 28/11, tại Quảng trường Trung tâm huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum, UBND huyện Tu Mơ Rông tổ chức khai mạc Hội thi Cồng chiêng, Xoang của đồng bào dân tộc Xơ Đăng lần thứ II. Sự kiện kéo dài 2 ngày, từ ngày 28-29/11, là một trong năm hoạt động nổi bật trong khuôn khổ Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ V và Liên hoan Cồng chiêng, Xoang các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum lần thứ II, đồng thời kỷ niệm 20 năm thành lập huyện Tu Mơ Rông.

    22:11 | 28/11/2024
  • Bến Vũng Rô – Biểu tượng của ý chí và khát vọng đấu tranh của dân tộc Việt Nam

    (Xây dựng) - Vũng Rô - một địa danh lịch sử, gắn liền với con đường vận tải chiến lược “Đường Hồ Chí Minh trên biển”, cùng với “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh” đã trở thành biểu tượng vinh quang của cả dân tộc Việt Nam, là hiện thân của ý chí và khát vọng đấu tranh chống giặc ngoại xâm thống nhất đất nước của dân tộc ta.

    21:59 | 28/11/2024
  • Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản"

    (Xây dựng) - Tối 27/11, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với tỉnh Nghệ An tổ chức Chương trình nghệ thuật cầu truyền hình trực tiếp "Đôi bờ ví, giặm" mở đầu chuỗi hoạt động Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản" nhân kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, diễn ra từ ngày 27-30/11 tại thành phố Hà Tĩnh.

    11:13 | 28/11/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load