Thứ tư 18/09/2024 20:54 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Cẩn trọng với bánh trung thu siêu rẻ

09:04 | 24/08/2015

Tại một số chợ đầu mối, chợ bán sỉ tại một số tỉnh, thành phố lớn, hiện nay có rất nhiều người đổ về mua nguyên liệu làm bánh trung thu, đặc biệt là tại TPHCM, chợ đầu mối Bình Tây (quận 6), chợ Chánh Chiếu, chợ Bà Chiểu (quận 5), chợ Kim Biên… là nơi được các hộ sản xuất bánh trung thu mách nước là bán đầy đủ các nguyên liệu để làm bánh từ hảo hạng đến bình thường. Nếu muốn lời to thì chỉ cần dùng  nguyên liệu toàn bột sắn và các hương liệu mà thành.

Một vốn mười lời

Bà Nguyễn Thị Nụ chuyên bán các loại bánh ngọt, bánh trung thu lâu năm ở chợ Bà Chiểu cho biết: cách ngày lễ Tết Trung thu khoảng gần 2 tháng là các đối tượng làm bánh trung thu rởm đã hoạt động rầm rộ lắm rồi. Chủ yếu họ sản xuất thủ công vì quy trình làm bánh cũng khá đơn giản. Cho nhiều hương liệu vào, mùi thơm sẽ đánh lừa khách hàng.

Tại các chợ như thế này, nguyên liệu làm bánh trung thu khá phong phú, thậm chí còn được hướng dẫn chi tiết về cách làm bánh nữa. Bà Nụ chỉ vào khu nguyên liệu góc trong cùng của chợ, tại đây, các nguyên liệu làm bánh dẻo, bánh nướng được bày bán với đầy đủ chủng loại. Từ các nguyên liệu làm nhân bánh như mứt bí, hạt dưa, lạp xưởng, hạt sen... đến các loại nước đường, nước hoa bưởi, hương trà cùng bột bánh dẻo, bánh nướng để làm vỏ bánh… Tuy nhiên, theo bật mí của nhiều tiểu thương thì chủ yếu chất liệu nhân, vỏ toàn là bột sắn và các hương liệu tạo nên những mùi đặc trưng của các loại bánh có thương hiệu nổi tiếng.

Tại chợ Bình Tây có lẽ là nơi bán các loại nguyên liệu bằng bột sắn, bột bắp nhiều nhất. Có mặt tại đây, chúng tôi thấy nhiều người lỉnh kỉnh vào mua bột sắn và các loại hương liệu. Bột sắn được bán giá rẻ bèo về làm bánh trung thu thì rất lời. Những người hay làm ăn kiểu này gọi kiểu làm bánh này là một vốn mười lời. Quán tạp hóa Bình Lợi (nằm ngay trong giữa chợ) vừa nhập về 3 tấn bột sắn mà bán hết vèo trong 2 ngày. Sau đó, đến khu bán hương liệu hoặc vào thẳng chợ Kim Biên muốn mua bao nhiêu chất tạo hương, chất béo… cũng đều có cả.

Anh Lê Hải Tr, chuyên đi chở bột và làm bánh trung thu thuê cho một địa điểm trên địa bàn quận Phú Nhuận cho biết; thường các địa điểm làm bánh rởm này chỉ làm chớp nhoáng, thời vụ thôi. Tôi hay được thuê làm bánh kiểu này, chỉ cần 100kg bột sắn, 4 lít hương liệu các loại là có thể làm ra hàng ngàn chiếc bánh trung thu, bán với giá bèo cũng được trên 10 triệu đồng, trong khi chi phí nguyên liệu hết khoảng hơn 1 triệu đồng. Muốn bánh trung thu thơm và béo cỡ nào cũng được, chỉ cần mua bột béo là xong. Còn nhân ư, chợ nào cũng sẵn những túi nguyên liệu đựng trong những chiếc túi bóng sơ sài, buộc dây chun ở đầu với nét chữ nguệch ngoạc mứt bí, hạt dưa, lạp xưởng, bột trà xanh. Các nguyên liệu này cũng trôi nổi, giá rẻ bèo. Bột trà xanh được bán ở hầu khắp các chợ, cửa hàng vì nó tạo nên mùi hương ấn tượng và khiến cho mùi khét của bột sắn hoàn toàn biến mất. Theo những người dân buôn bán ở chợ Bà Chiểu thì tất cả các nguyên liệu làm nhân bánh đều được ướp phẩm màu và mua các nguyên liệu là đồ thải đi ở các chợ về để chế biến.

Đặc sản từ bột sắn nhái nhãn mác

Thời điểm này, không chỉ có khu vực Kha Vạn Cân mà nhiều tuyến đường khác ở TP.HCM cũng bày bán các loại bánh trung thu được làm từ bột sắn sau đó nhái các nhãn mác uy tín. Tại đường Nguyễn Văn Linh (quận 7), mấy ngày gần đây, chiều nào người đi đường cũng nhìn thấy một xe tải nhẹ chở đầy các loại bánh trung thu nhãn mác Hoa Hồng, Yến Sào... với giá rất bèo chỉ dao động 11 đến 12.000đ/bánh. Nếu mua cả hộp 4 bánh thì chỉ có 39.000 đồng. Những chiếc bánh này quan sát có màu rất đậm, vừa bóc ra thì mùi thơm nồng nặc. Điều đáng nói là những loại bánh này trên bao bì không có các thông tin cần thiết như: ngày sản xuất, hạn sử dụng. Sau khi bán hết bánh, xe di chuyển về khu chợ Bà Chiểu lấy nguyên liệu bột.

Tại đường Hoàng Văn Thụ một xe tải nhẹ chất đầy bánh trung thu rởm cũng được giới thiệu là sản xuất và đóng gói theo dây chuyền công nghệ khép kín, là hàng chất lượng cao, giá bán chỉ 10.000 đồng/bánh. Tại đường Điện Biên Phủ nhiều chiếc xe chở đầy ắp bánh trung thu, người bán hàng luôn miệng giới thiệu chúng là bánh gia truyền, được làm theo phương pháp thủ công. Đảm bảo không hề có chất bảo quản cũng như các tạp chất khác.

Nhiều tác hại từ bánh rởm

Cách phân biệt bánh thật và bánh giả không quá khó khăn. Bánh thật có đóng gói nghiêm ngặt và ghi đầy đủ các thông tin lẫn tem chống hàng giả. Các loại bánh được làm bằng bột sắn hiện nay, thì thường không có nhãn mác, đóng gói sơ sài và được quảng cáo là bánh gia truyền làm thủ công nên mẫu mã không đẹp.

TS. Trần Văn Hữu - chuyên gia về an toàn thực phẩm cũng cho rằng cách chế biến bánh trung chất lượng không đảm bảo sẽ mang đến những nguy cơ nhất định cho sức khỏe. Nhất là các loại bánh có thêm mùi hương từ bột trà xanh. Mà hầu hết bánh thủ công đều có bột trà xanh. Đối với loại bột trà xanh không rõ nguồn gốc, không loại trừ khả năng đó là hóa chất công nghiệp.

Mức độ độc hại của hóa chất tạo màu, tạo mùi công nghiệp là rất lớn. Nó tổn hại đến tất cả các cơ quan thần kinh, nội tạng và bề mặt da khi tiếp xúc trực tiếp. Ngoài ra, trong một số hương liệu còn chứa chất tẩy, nhiều hộ sản xuất vẫn thường dùng đến chất tẩy trắng sunphit natri (Na2SO3). Sunphit natri tách ra thành SO2 là chất oxy hóa mạnh, gây ảnh hưởng xấu tới đường ruột, có thể gây viêm loét dạ dày. Ngoài ra, đây là một chất gây độc, có khả năng gây viêm niêm mạc mắt, niêm mạc miệng, gây hại nghiêm trọng tới sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt là đối với trẻ em. Chính vì thế nên phải cẩn trọng khi lựa chọn bánh trung thu. 

Theo Huy Hoàng/ANTĐ

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bắc Giang: Đô thị Hiệp Hòa đạt tiêu chí đô thị loại IV

    (Xây dựng) - Ngày 18/9, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn đã ký Quyết định số 868/QĐ-BXD về việc công nhận đô thị Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đạt tiêu chí đô thị loại IV.

  • Kon Tum: Đối phó với động đất

    (Xây dựng) - Trong thời gian gần đây, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum liên tục hứng chịu nhiều trận động đất lớn, nhỏ gây ra nỗi lo lắng và bất an cho hàng nghìn người dân sống tại khu vực này. Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, huyện Kon Plông đã có gần 300 trận động đất được ghi nhận, có trận đạt tới cường độ 4,7 độ Richter, làm nứt toác nhà cửa, công trình xây dựng, đe dọa cuộc sống bình yên của người dân.

  • Kỳ vọng đột phá từ tuyến cao tốc Cao Lãnh – An Hữu

    (Xây dựng) - Dự án thành phần 2 cao tốc Cao Lãnh - An Hữu đoạn qua địa phận tỉnh Tiền Giang có vai trò rất lớn trong phát triển kinh tế - xã hội đối với hai tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

  • Cách nào xử lý cây xanh ngã đổ do bão lũ?

    (Xây dựng) - Sau bão lũ, hàng loạt cây xanh ở các khu đô thị, làng xóm bị ngã đổ, gãy cành, gây thiệt hại về tài sản và sinh mạng của người dân. Theo lẽ thường, phần lớn số cây xanh này được cắt bỏ, giải phóng giao thông đi lại cho người dân. Nhưng việc cắt bỏ này chưa hợp lý, gây lãng phí. Tôi đề xuất một số ý kiến về việc xử lý cây xanh ngã đổ này.

  • Hải quan và Cục Thuế Đồng Nai quyên góp hơn 600 triệu đồng hỗ trợ đồng bào khắc phục thiệt hại sau bão số 3

    (Xây dựng) - Sau 2 ngày phát động, cán bộ công chức ngành Hải quan tỉnh Đồng Nai đã quyên góp được gần 260 triệu đồng gửi đến đồng bào phía Bắc để khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

  • CADI-SUN ủng hộ đồng bào vùng bão lũ hơn 1,1 tỷ đồng

    (Xây dựng) - Với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, lãnh đạo và cán bộ, công nhân viên CADI-SUN đã cùng nhau quyên góp ủng hộ đồng bào chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load