Thứ sáu 29/03/2024 15:33 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Cân thịt đông trong cái chụp đèn

09:00 | 26/01/2020

(Xây dựng) - Tôi có tổng cộng 16 năm làm việc ở các công trường xây dựng, từ 1973 đến 1989. Lúc đầu ở công trường xây dựng Nhà máy Thủy điện Thác Bà (Yên Bái), tiếp theo là công trường xây dựng Nhà máy Giấy Bãi Bằng (Phú Thọ) và cuối cùng là công trường xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình trên sông Đà.

can thit dong trong cai chup den

Nhà máy Thủy điện Thác Bà do Liên Xô (cũ) giúp đỡ xây dựng, đã hoàn thành từ trước đó, nhưng rồi bị bom Mỹ đánh hỏng, nên năm 1973 bắt đầu sửa chữa lại. Nhà máy Giấy Bãi Bằng do Thụy Điển viện trợ. Còn Nhà máy Thủy điện Hòa Bình trên sông Đà cũng do Liên Xô (cũ) giúp đỡ xây dựng. Chịu trách nhiệm thi công xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình trên sông Đà là Tổng công ty Xây dựng thủy điện Hòa Bình trên sông Đà (Tổng công ty Sông Đà), lúc đầu do ông Phạm Tương Phùng làm chủ nhiệm, sau đổi chức danh là Tổng giám đốc, do Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Ngọc Tường đảm nhiệm và sau đó là ông Ngô Xuân Lộc (sau ông Lộc làm Bộ trưởng Bộ Xây dựng rồi làm Phó Thủ tướng Chính phủ). Dưới Tổng công ty có hơn một chục công ty thành viên như Công ty Công trình ngầm, Công ty Thủy công, Công ty Xây dựng dân dụng...

Ở cả 3 công trường ấy, có hai “nghề” mà tôi làm lâu nhất là bốc vác và đóng gạch. Bốc vác, thì bốc và vác đủ thứ, từ xi măng cho đến sắt thép và tạp pí lù. Còn đóng gạch, thì toàn là gạch ba banh. Năm 1979, tôi thi đỗ vào trường trung cấp xây dựng của Tổng công ty, học khoa kế toán. Năm 1980, tôi quen với Tạ Duy Anh (tức nhà văn Tạ Duy Anh, biên tập viên NXB Hội Nhà văn bây giờ) lúc đó đang học ở khoa thí nghiệm VLXD, và cả hai bắt đầu tập tọe sáng tác. Truyện ngắn đầu tiên của tôi được in ở báo “Lao Động” có tên là “Nơi bắt đầu của một tình yêu”. Và từ đó, trong suốt 2 năm, tôi và họ Tạ gần như chiếm lĩnh trang văn nghệ của báo “Lao Động”. Từ những truyện ngắn đó, chúng tôi quen nhà thơ Thái Giang, phụ trách trang văn nghệ của tờ báo này, và được ông chỉ bảo rất tận tình về việc viết lách. Có thể nói, đó là người thầy đầu tiên trong nghiệp văn của tôi. Ở Sông Đà lúc đó, ngoài nhà văn Trần Chinh Vũ đã “thành danh”, tức đã là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, còn có một nhóm người trẻ tuổi cùng có một đam mê chung về viết lách. Đó là Dương Kiều Minh, cán bộ trung cấp kỹ thuật xây dựng ở Công ty Thủy công; Nguyễn Bá Cự, thợ khoan của Công ty Công trình ngầm; Nguyễn Lương Ngọc, kỹ sư điện cũng của Công ty Công trình ngầm; Nguyễn Giáng Vân, con gái của nhà văn đại tá Nguyễn Trọng Oánh, vừa tốt nghiệp Văn - Đại học Tổng hợp Hà Nội xong là xung phong lên công trường luôn, và được bố trí vào làm việc ở Đài truyền thanh của công trường. Tốt nghiệp trường trung cấp xây dựng của Tổng công ty, tôi và Tạ Duy Anh lập tức gia nhập vào nhóm đó. Tiếp theo, nhóm có thêm một thành viên nữa là Bùi Minh Chức. Bùi Minh Chức đến công trường bằng một cách rất đặc biệt. Là người dân tộc Mường ở huyện Kim Bôi, năm 23 tuổi anh tốt nghiệp khoa Sử - Đại học Tổng hợp Hà Nội, và được tuyển vào ngành công an, làm biên tập viên của NXB Công an nhân dân, đã đeo đến lon đại úy, và đã khá nổi tiếng với tập truyện thiếu nhi “Cái chén vàng” (Kim Bôi nghĩa là cái chén vàng). Nhưng vì mê cô thợ xây xinh đẹp Bùi Thị My ở Công ty Xây dựng dân dụng, anh bỏ luôn việc lên Sông Đà với cô, và đi xin việc khắp nơi nhưng không được, dù công trường lúc nào cũng khát người. Nguyên nhân không xin được việc ở Tổng công ty Sông Đà của Chức, mãi về sau, khi đã trở thành một nhà báo “có sạn trong đầu”, tôi mới có điều kiện để tìm hiểu và được biết. Lãnh đạo các công ty nghi ngờ Chức được ngành công an “cắm” vào công trường để điều tra, phanh phui những tiêu cực của họ. Việc mê gái bỏ việc rồi bị NXB đuổi việc chỉ là cái cớ. Do không xin được việc, mà chị My chỉ có một suất lương, một suất gạo, nên Chức phải làm đủ các việc, dân các làng cạnh công trường ai thuê việc gì làm việc đó, lúc không có việc thì lên rừng hái măng, chặt nứa về bán. Hai người dựng một cái lều tại một xó đất hoang để ở.

Tuy được gọi là “công trình thanh niên cộng sản”, lúc nào khí thế cũng hừng hực, nhưng lúc nào cũng đói và thiếu. Thiếu đến mức từ cái kim sợi chỉ cũng phải bình xét, phân phối. Hơn kém nhau một tý có khi đánh nhau vỡ đầu. Vải mỗi năm một người được 4 mét, vừa đủ may một bộ quần áo dài. Những anh cao to có khi còn thiếu, vì thế mà quần áo vá đụp là chuyện rất bình thường. Công nhân lao động nặng nhọc nhất được mỗi tháng 21 cân gạo. Loại bốc vác đóng gạch như tôi được 19 cân. Còn lại từ nhân viên văn phòng đến kỹ sư mỗi tháng 13 cân, mà luôn luôn phải độn từ 30 đến 50% ngô hoặc sắn. Cả gạo lẫn ngô, sắn đều ải mục, mốc xanh mốc vàng. Bây giờ, không ai có thể ăn hết 21 hay 19 cân gạo mỗi tháng. Nhưng ngày đó, ngoài gạo chỉ có rau dưa nên thiếu chất, chừng ấy gạo mà vẫn đói veo, ăn rồi vẫn tưởng chưa ăn. Thịt thà được coi là thứ “xa xỉ phẩm”, tuy là mỗi tháng được cung cấp theo tem phiếu hơn 1 cân thịt, nhưng có khi nửa năm mới được mua một lần, được cân thịt nào thì lọc kiệt mỡ rán rồi đóng chai chờ gửi về quê cho vợ con...

Ngày tiễn ông Táo lên trời (23 tháng Chạp âm lịch) năm 1986, đến nhà tôi chơi, thấy bếp núc lạnh tanh, KTS Cấn Văn Duyên lấy bút giấy vẽ tặng tôi một bức tranh: Ngọc Hoàng mũ áo rực rỡ, ngồi cao ngất ngưởng. Một bầy táo quân xúm xít chung quanh, táo nào táo nấy béo múp míp, cưỡi những con cá chép cũng béo múp míp. Chỉ riêng có một anh táo gầy giơ xương với tấm áo rách tả tơi, cưỡi một con cá chép cũng gầy giơ xương, đang nấp nom ở một góc tranh. Có lẽ quá cám cảnh cho anh táo còm, nên Ngọc Hoàng phán hỏi:

- Nhà ngươi cai quản phương nào mà ra nông nỗi này?

Táo gầy:

- Muôn tâu bệ hạ, thần cai quản bếp nhà tên Vũ Hữu Sự đấy ạ.

Thế nhưng, tôi vẫn còn khá hơn Bùi Minh Chức. 30 Tết tôi được chia một cân thịt. Do toàn ăn cơm tập thể nên nhà chẳng có xoong nồi gì. Tôi mượn dao thớt và cái xoong nhôm nhỏ nhà hàng xóm, thái thịt cho vào đun chín. Vừa đun xong thì hàng xóm đòi xoong, bí quá tôi đổ đại vào cái chụp đèn cao áp lâu nay vẫn vứt lăn lóc xó phòng. Cái chụp đèn này cao chừng 25cm, đường kính khoảng gần 20cm và bằng thủy tinh dày đến 2cm.

Ấy thế mà tôi vẫn còn giàu hơn vợ chồng My - Chức. Chiều 30 Tết tôi đến, chỉ thấy chị My ở nhà. Hỏi Chức đâu? Đáp rằng còn đi bán măng chưa về. Rồi chị kể, hai vợ chồng có 19 cân gạo, nên tháng nào cũng thiếu. Có mấy cái phiếu thịt (mỗi tháng 1,2 cân) phải mang bán chợ đen lấy tiền mua gạo rồi. Hôm nay cũng chưa có gì, còn chờ anh Chức xem có bán được ít măng nào không. Lát sau Chức về, đặt phịch sọt măng xuống, bảo ngồi suốt từ trưa đến giờ không ai hỏi. May gặp người bạn cho một ít bột mỳ. Tôi mời vợ chồng anh sáng mai đến chỗ tôi.

Chín giờ sáng mùng 1 Tết, thấy một mình Chức đến, tôi hỏi:

- Chị My đâu?

Giọng Chức nghèn nghẹn:

- Dẫu chẳng có gì nhưng cũng phải có một người ở nhà. Kẻo các cụ về thấy nhà cửa vắng tanh, các cụ lại tủi thân.

Rồi anh hỏi:

- Tết của ông đâu?

Tôi chỉ cái chụp đèn:

- Kia kìa.

Rồi chúng tôi bê cái chụp đèn đựng thịt ra. Thịt đã đông chặt. Lấy mấy hòn gạch xếp hai bên cho khỏi đổ, chúng tôi ngồi hai bên, mỗi thằng một đôi đũa, uống rượu đến say mềm.

Năm 1989, tôi về Hà Nội học khóa 4 trường viết văn Nguyễn Du. Năm sau, tỉnh Hòa Bình tách ra khỏi tỉnh Hà Sơn Bình. Tỉnh mới Hòa Bình thành lập Hội Văn học nghệ thuật, ra tờ báo Văn nghệ Hòa Bình, Chức được mời làm Phó tổng biên tập của tờ báo này. Từ đó, cuộc sống của anh đỡ vất vả hơn. Mỗi lần tôi lên Hòa Bình hay Chức về Hà Nội, gặp nhau, hai thằng vẫn nhắc lại cái bữa rượu ngày mùng 1 Tết với món thịt trong cái chụp đèn ấy.

Vũ Hữu Sự

Theo

Cùng chuyên mục
  • Mộc Châu (Sơn La): Độc đáo Lễ hội Cầu mưa năm 2024

    (Xây dựng) – Cầu mưa là một trong những lễ hội quan trọng nhất trong năm được người Thái trắng, xã Mường Sang tổ chức vào ngày 15/2 (âm lịch) hàng năm với ý nghĩa cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu đồng thời, giáo dục thế hệ con cháu biết bảo vệ và tôn trọng môi trường sống.

  • “Tây Ninh – Khúc hát tự hào” sẽ được tổ chức vào ngày 30/3/2024

    (Xây dựng) - Hướng đến kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, tỉnh Tây Ninh sẽ tổ chức chương trình nghệ thuật quy mô với màn trình diễn 3D mapping và pháo hoa tầm cao kéo dài 15 phút tại Quảng trường Ga đi cáp treo núi Bà Đen. Hãy tới Tây Ninh cuối tuần này để dâng đăng, ngắm pháo hoa, xem trình diễn nghệ thuật với công nghệ 3D mapping.

  • Bắc Ninh có 2 đô thị di sản

    (Xây dựng) – Theo PGS.TS Lưu Đức Hải - Viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và Phát triển hạ tầng, tỉnh Bắc Ninh có 2 đô thị di sản nằm chuỗi đô thị di sản vùng Thủ đô gồm: Luy Lâu (thị xã Thuận Thành) và Vũ Ninh (thị xã Quế Võ) cần được bảo tồn và phát huy giá trị.

  • Sửa chữa một số hạng mục Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Điện Biên vừa ký ban hành Quyết định số 464/QĐ-UBND về việc phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình: Sửa chữa một số hạng mục Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, với tổng mức đầu tư xây dựng hơn 5 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án từ năm 2024 - 2025.

  • Chùa Đậu – Đệ nhất danh lam và bí ẩn nhục thân bất hoại của hai vị thiền sư

    Chùa Đậu (Thường Tín, Hà Nội) được công nhận hai kỷ lục quốc gia: Là nơi có tượng nhục thân đầu tiên ở Việt Nam và sở hữu cuốn sách ghi lịch sử chùa bằng đồng có nhiều trang và cổ xưa nhất Việt Nam.

  • Mường La (Sơn La): Đặc sắc Lễ hội Nàng Han

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền về tín ngưỡng tâm linh, thể hiện lòng biết ơn tới vị tướng anh hùng Nàng Han có công đánh đuổi giặc, giúp bản làng có cuộc sống bình yên. Xã Mường Trai (Sơn La) vừa long trọng tổ chức Lễ hội Nàng Han năm 2024, thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương.

Xem thêm
  • Thanh Hóa: Điều chỉnh thời gian thực hiện Dự án bảo tồn, tôn tạo Khu di tích lăng miếu Triệu Tường tại xã Hà Long

    (Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng vừa ký và ban hành Quyết định số 1108/QĐ-UBND, về việc phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện Dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích Lăng miếu Triệu Tường, xã Hà Long, huyện Hà Trung (giai đoạn 2).

    20:58 | 25/03/2024
  • Khai hội chùa Bổ Đà - Ngôi cổ tự có kiến trúc độc đáo nhất xứ Kinh Bắc

    (Xây dựng) – Ngày 24/3, UBND thị xã Việt Yên (Bắc Giang) tổ chức khai mạc Lễ hội truyền thống chùa Bổ Đà và Liên hoan Dân ca quan họ năm 2024. Chùa Bổ Đà được coi là ngôi cổ tự có kiến trúc độc đáo nhất xứ Kinh Bắc, được Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định công nhận là Di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia đặc biệt năm 2016.

    08:23 | 25/03/2024
  • Tinh hoa ẩm thực Bình Định

    (Xây dựng) - 54 gian hàng với những tinh hoa ẩm thực tiêu biểu, đặc sắc của Bình Định đã được giới thiệu đến công chúng tại khu vực Thi Nai Bay, thành phố Quy Nhơn. Lễ hội đem đến những trải nghiệm mới lạ và thú vị đối với người dân, những tín đồ ẩm thực trong nước và khách quốc tế.

    14:37 | 24/03/2024
  • Tam Đảo (Vĩnh Phúc): Chuẩn bị tốt cơ sở vật chất phục vụ Lễ hội Tây Thiên Xuân Giáp Thìn 2024

    (Xây dựng) – Lễ hội Tây Thiên Xuân Giáp Thìn 2024 được tổ chức từ ngày 24–27/3 (tức ngày 15-17/2 âm lịch). Đến thời điểm này, huyện Tam Đảo và các đơn vị liên quan đã chuẩn bị chu đáo cơ sở vật chất, công tác tổ chức khai mac lễ hội cơ bản hoàn thành, đảm bảo lễ hội diễn ra đúng nghi lễ, an toàn, mang đậm nét văn hóa trên hành trình đến với Phật, về với Mẫu.

    22:51 | 23/03/2024
  • Chương trình Jazz quốc tế lần thứ I - Nha Trang 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 4

    (Xây dựng) - Chương trình Jazz quốc tế lần thứ I - Nha Trang 2024 sẽ tạo ra các sự kiện, điểm nhấn nhằm quảng bá, giới thiệu tới bạn bè quốc tế về vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa, con người Việt Nam, hướng tới trở thành hoạt động thường niên góp phần thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến với các tỉnh thành trong cả nước.

    08:57 | 23/03/2024
  • Hơn 30 gian hàng tại Hội thi Ẩm thực “Nha Trang xưa và nay”

    (Xây dựng) - Ngày 22/3, tại công viên Yến Phi, đường Trần Phú, UBND thành phố Nha Trang tổ chức Hội thi Ẩm thực “Nha Trang xưa và nay”. Đây là 1 trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 100 năm xây dựng và phát triển thành phố Nha Trang (1924-2024), 15 năm Nha Trang được công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Khánh Hòa (22/4/2009-22/4/2024).

    22:55 | 22/03/2024
  • Xây dựng và lan tỏa giá trị tranh dân gian Đông Hồ

    (Xây dựng) - Tranh dân gian Đông Hồ là một di sản văn hóa quý giá được nhân dân làng Đông Hồ (nay là khu phố Đông Khê, phường Song Hồ) sáng tạo, trao truyền qua nhiều thế hệ; từng bức tranh đã thể hiện sinh động về xã hội nông nghiệp Việt cổ xưa cùng phong tục, tập quán, thẩm mỹ của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

    14:06 | 22/03/2024
  • Lưu giữ giá trị kiến trúc độc đáo của người Nùng ở Bắc Giang

    (Xây dựng) - Là một bản làng nhỏ, nằm nép mình bên những sườn đồi quanh năm xanh mát, bản cổ Bắc Hoa, xã Tân Sơn (Lục Ngạn, Bắc Giang) được biết đến với những ngôi nhà trình tường được làm bằng đất - một nét kiến trúc độc đáo của người dân tộc Nùng.

    20:52 | 21/03/2024
  • Ninh Bình: Độc đáo kiến trúc cầu ngói Phát Diệm hơn trăm năm tuổi

    (Xây dựng) – Cầu ngói Phát Diệm, thị trấn Phát Diệm (Kim Sơn, Ninh Bình) bắc qua sông Ân có tuổi đời trên trăm năm có lối kiến trúc độc đáo, là Di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh và cũng là nơi gắn liền với hình ảnh đất và con người vùng biển Kim Sơn.

    19:43 | 21/03/2024
  • Trà Vinh: Vận động xây dựng Khu lưu niệm “Vua vọng cổ” Viễn Châu

    (Xây dựng) - Sáng 21/3, Ban Vận động gây quỹ xây dựng Khu lưu niệm cố Soạn giả - NSND Viễn Châu (Ban Vận động) tổ chức cuộc họp. Theo Ban vận động, khu lưu niệm dự kiến xây dựng với diện tích 11.300m2 đất tại ấp Cây Da, xã Đôn Xuân, huyện Duyên Hải.

    16:12 | 21/03/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load