Thứ năm 12/09/2024 08:16 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam:

Cần sớm ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn về kính xây dựng

11:15 | 16/12/2010

Kính xây dựng là loại vật liệu không thể thiếu trong các công trình xây dựng, đặc biệt là những công trình cao tầng, góp phần làm nên bức tranh đô thị hiện đại, khang trang, đa sắc màu. Tuy nhiên, tình trạng sử dụng kính trong xây dựng nhà cao tầng ở Việt Nam cũng cần nhìn nhận và định hướng rõ ràng để kính không chỉ là vật liệu trang trí mà còn góp phần làm giảm nhiệt độ, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường và đem lại môi trường sống trong lành, sức khỏe tốt cho người sử dụng. Để tìm hiểu về thực trạng cũng như giải pháp thúc đẩy sự phát triển của thị trường kính xây dựng Việt Nam, PV Báo Xây dựng đã phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam.


Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam

Thứ trưởng có thể cho biết thực trạng sử dụng kính xây dựng ở nước ta hiện nay?

- Việt Nam đang trong quá trình đô thị hóa với tốc độ xây dựng cao, tỷ lệ dân cư thành thị hiện nay chiếm gần 30% tổng số dân cả nước, và con số này sẽ tăng lên 40 - 50% vào năm 2020 - 2025. Vì vậy nhu cầu nhà ở, cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại, khách sạn, khu vui chơi giải trí, bệnh viện, trường học… luôn ở mức cao. Trong quá trình phát triển đô thị, nước ta đã và đang bắt kịp xu hướng phát triển của thế giới, ngày càng nhiều nhà cao tầng, công năng đa dạng, kiến trúc hiện đại, phát triển theo hướng bền vững được xây dựng. Các tòa nhà, khu đô thị mới được quy hoạch, thiết kế xây dựng và sử dụng vật liệu tiên tiến, tiết kiệm năng lượng, một mặt đảm bảo tiện nghi tối đa cho người sử dụng, mặt khác hài hòa với thiên nhiên, thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng. Ngoài những giải pháp về quy hoạch, kiến trúc thì sử dụng vật liệu là vấn đề rất cần được quan tâm. Bên cạnh những tiến bộ của vật liệu gạch ngói, bê tông, vật liệu hoàn thiện… thì vấn đề sử dụng kính cũng có nhiều thành tựu mới.

Chính sự gia tăng về không gian xây dựng đô thị khiến nhu cầu về kính xây dựng cũng tăng theo. Thực tế lượng kính sử dụng tăng dần và theo dự báo của Bộ Xây dựng và Hiệp hội Kính xây dựng Việt Nam, chỉ tính với mức tăng nhu cầu thị trường khoảng 8%/năm thì nhu cầu về kính xây dựng đến năm 2016 là 178 triệu m2. Kính được sử dụng ngày càng nhiều và ngành công nghiệp kính có những bước phát triển đáng kể. Ngoài kính thường, thì còn nhiều loại kính khác như kính tôi nhiệt (có cường độ chịu lực lớn, tạo mạng lưới tinh thể liên kết trong kính…), kính dán nhiều lớp (ở giữa có lớp phim tạo màu sắc, giảm hấp thụ nhiệt, vỡ không vụn dính vào nhau…), gần đây có kính low-e hệ số truyền nhiệt thấp, phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của Việt Nam, hạn chế hấp thụ nhiệt, tiết kiệm năng lượng làm mát tòa nhà…

Công bằng mà nói kính đã góp phần làm thay đổi bộ mặt kiến trúc đô thị, tạo bước chuyển biến lớn trong hiện đại hóa công trình xây dựng, hỗ trợ cho kiến trúc sư trong sáng tạo nghệ thuật. Đặc biệt, đây là loại vật liệu lấy ánh sáng, ngăn che gió bụi, cách âm, cách nhiệt, không cho rêu mốc phát triển, tạo các không gian, hình khối kiến trúc đa dạng, vừa nhẹ nhàng, vừa thanh thoát, vừa hiện đại khang trang… Các tòa nhà cao tầng ở nước ta sử dụng kính ngày càng nhiều, có tòa nhà 100% bề mặt sử dụng kính.

  
Cần sớm ban hành quy chuẩn tiêu chuẩn về kính xây dựng.

Hiện tại, các KĐT lớn ở nước ta nhiều toà nhà cao tầng đang sử dụng kính đã phát hiện ra một số hạn chế. Theo Thứ trưởng thì những bất cập đó là gì?

- Trong nhiều tòa nhà, công trình, khu đô thị ở nước ta, từ chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, nhà thầu xây lắp đến người sử dụng đều chưa có những hiểu biết đúng đắn, việc sử dụng kính vẫn còn một số bất cập, gây thiệt hại cho chủ đầu tư, người sử dụng. Khi có hiện tượng cháy nổ, động đất nếu nhà cao tầng sử dụng kính không an toàn, không đúng quy chuẩn sẽ gây nguy hiểm cho người sống bên trong và người đi lại bên ngoài tòa nhà. Sử dụng kính một lớp mỏng, không dùng kính cách nhiệt, cách âm khiến tòa nhà hấp thụ nhiệt lớn, gây bức xạ khiến nhiệt độ trong nhà tăng lên, vì vậy chi phí sử dụng điện năng như sử dụng máy điều hòa là rất lớn, hiệu quả chung của xã hội thấp, lãng phí cho cả chủ đầu tư và người sử dụng.

Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này?

- Thứ nhất, thực tế đang đòi hỏi những tiêu chuẩn, quy chuẩn hướng dẫn nhưng phía cơ quan quản lý Nhà nước chưa đưa ra được tiêu chuẩn, quy chuẩn có tính hướng dẫn bắt buộc trong thiết kế, đầu tư và sử dụng kính để nhà đầu tư, tư vấn, thiết kế, xây lắp áp dụng trong xây dựng công trình sử dụng vật liệu kính.

Thứ hai, nhà sản xuất kính, sản xuất cửa lớn vẫn chưa thực sự chủ động trong tuyên truyền quảng cáo, hướng dẫn, định hướng người tiêu dùng. Hiện doanh nghiệp sản xuất kính mới chỉ sản xuất những chủng loại mà thị trường đang phổ biến chứ chưa góp phần định hướng thị trường cho người tiêu dùng.

  
VincomCenter - công trình đầu tiên tại Việt Nam sử dụng kính thông minh Low-e.

Vậy cần có giải pháp gì để thị trường kính xây dựng phát triển bền vững trong thời gian tới?

- Thực tế đang đòi hỏi phía cơ quan quản lý Nhà nước phải gấp rút ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn mang tính hướng dẫn, bắt buộc để áp dụng vào thực tiễn, có lợi cho xã hội, cho người sử dụng và cả chủ đầu tư. Đồng thời, các doanh nghiệp sản xuất kính, sản xuất cửa phải áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ hiện đại để sản xuất chủng loại kính có tính năng phù hợp, đồng thời nhà sản xuất phải tạo ra kết cấu phù hợp, chịu lực, an toàn và đặc biệt giảm tối đa việc hấp thụ nhiệt và ánh sáng, tiết kiệm năng lượng.

Thời gian tới Bộ Xây dựng sẽ soát xét, bổ sung chỉnh sửa các nội dung của Quy chuẩn xây dựng Việt Nam; Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn về kính như tiêu chuẩn về kính xây dựng, kính chống đạn, phương pháp thử và phân loại; kính xây dựng - phương pháp thử độ bền gió cho kính. Tiêu chuẩn về tường kính (xác định độ lọt khí, độ bền áp lực, độ lọt nước, độ lọt khí, độ bền áp lực gió, thử nghiệm phòng thí nghiệm dưới áp lực tĩnh…)…

Ở Thụy Sĩ, công trình xanh đã giúp tiết kiệm được 3/4 điện năng, giảm lượng tiêu hao điện năng/m2 xây dựng xuống còn 25% (so với công trình bình thường) và ở nước ta cũng rất cần có những chính sách khuyến khích  “công trình xanh”, “kiến trúc xanh” phát triển. Tiến tới cấp chứng nhận xanh cho các công trình đạt chuẩn và coi đó là tiêu chuẩn để bán hàng.

Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!

Khánh Hưng - Vũ Huyền (thực hiện)

Theo baoxaydung.com.vn

Từ khóa:
Cùng chuyên mục
  • Nối lại hoạt động giao thương giữa Cửa khẩu quốc tế Lào Cai và Hà Khẩu (Trung Quốc)

    (Xây dựng) - Từ 11h ngày hôm nay (11/9), Cửa khẩu quốc tế Lào Cai và Hà Khẩu (Trung Quốc) đã hoạt động trở lại sau gần 2 ngày đóng cửa do ảnh hưởng siêu bão số 3 Yagi.

  • Hà Tĩnh: Đề xuất xây dựng nhà máy 100 triệu USD tại Cụm công nghiệp Lạc Thiện

    (Xây dựng) - Tập đoàn Đại Lợi Phổ - nhà đầu tư Đài Loan (Trung Quốc) đề xuất xây dựng nhà máy sản xuất giày thể thao với số vốn đầu tư 100 triệu USD tại Cụm công nghiệp Lạc Thiện (Đức Thọ, Hà Tĩnh) với diện tích khoảng 30ha và sẽ tạo việc làm cho khoảng 4.500 - 5.000 lao động.

  • Tình hình cung ứng hàng hóa ứng phó với bão số 3 năm 2024

    (Xây dựng) – Theo thông tin từ Bộ Công Thương, trước tình hình mưa lũ tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương phía Bắc, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương và Sở Công Thương các địa phương đã khẩn trương nắm bắt tình hình triển khai các nhiệm vụ cung ứng hàng hóa trước thời điểm cơn bão số 3 đổ bộ vào miền Bắc và đã có sự chuẩn bị nguồn cung ứng hàng hóa thiết yếu đảm bảo phục vụ nhân dân. Do vậy, người dân đã chủ động mua sắm, hàng hóa dự trữ trước khi bão đổ bộ.

  • Quảng Bình: Dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch đạt gần 70% tiến độ thi công

    (Xây dựng) - Tính đến tháng 9/2024, tiến độ thi công dự án tại Trung tâm điện lực Quảng Trạch của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đạt gần 70%, trong đó đã có nhiều hạng mục gần như đã hoàn thành.

  • Linh hoạt phát triển pin lưu trữ trong hệ thống điện

    Quy hoạch điện VIII đã tính toán đến tỷ lệ tích hợp cao của năng lượng tái tạo vào hệ thống điện, dự tính đến năm 2030 hệ thống điện Việt Nam phải có 2.700 MW lưu trữ năng lượng; trong đó 2.400 MW là thủy điện tích năng và 300 MW là pin lưu trữ. Để đảm bảo phát triển theo quy hoạch và pin lưu trữ có thể đi vào hỗ trợ cho hệ thống điện, các chuyên gia cho rằng, cần các chính sách ưu tiên và khuyến khích hợp lý.

  • Bình Dương: Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Bình Dương vừa ban hành Kế hoạch số 4895/KH-UBND hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024 nhằm đồng bộ các chính sách hỗ trợ, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load