Thứ sáu 11/10/2024 03:46 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Cần cơ chế đặc thù cho thương mại biên giới

09:39 | 06/12/2013

Mặc dù đã mang lại những hiệu quả cao cho nền kinh tế nhưng hoạt động thương mại biên giới vẫn cần những cơ chế đặc thù hơn nữa để phát huy cao nhất lợi thế không nhỏ của các tỉnh thuộc khu vực này.


Cần cơ chế thoáng hơn cho hoạt động thương mại khu vực biên giới.

Hiệu quả cao

Ông Vũ Huy Hoàng – Bộ trưởng Công Thương – Trưởng ban chỉ đạo Thương mại biên giới cho biết, trong những năm qua, thương mại biên giới giữa nước ta với các nước có chung đường biên giới đã có nhiều chuyển biến tích cực, giúp mang lại nguồn thu cho ngân sách, cải thiện đời sống của người dân các địa phương có đường biên giới. Theo thống kê của Ban chỉ đạo Thương mại biên giới các tỉnh, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới giai đoạn từ năm 2008 đến hết chín tháng đầu năm 2013 đạt 72 tỷ USD, tăng bình quân hơn 10%/năm. Riêng năm 2012, kim ngạch thương mại của khu vực này đạt 13,1 tỷ USD, tăng 27% so với năm 2008 và chiếm hơn 5% tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Các mặt hàng xuất khẩu chính của ta gồm hoa quả tươi, cao su, sản phẩm nông sản, thủy sản, gỗ… Các mặt hàng nhập khẩu chính gồm máy móc, thiết bị thủy điện vừa và nhỏ, hóa chất, than cốc…

Kim ngạch xuất nhập khẩu, trao đổi hàng hóa qua biên giới luôn chiếm tỷ trọng lớn so với tổng kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và ba nước có chung biên giới. Điển hình là tuyến biên giới Việt Nam – Trung Quốc, kim ngạch xuất nhập khẩu, trao đổi hàng hóa qua biên giới chiếm tỷ trọng trung bình 30% tổng kim ngạch thương mại song phương.

Về phía các địa phương, hoạt động thương mại biên giới cũng mang lại lợi ích không nhỏ cho các địa phương. Ông Trần Văn Bình – Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn – Trưởng ban chỉ đạo Thương mại biên giới tỉnh Lạng Sơn cho biết, kim ngạch xuất khẩu qua biên giới của tỉnh Lạng Sơn có mức tăng đều sau mỗi năm, mang lại nguồn thu lớn cho tỉnh. Cụ thể, năm 2012, kim ngạch xuất khẩu qua biên giới của Lạng Sơn đạt 2,2 tỷ USD. Năm 2013, mức kim ngạch này dự kiến đạt 2,5 tỷ USD. Bên cạnh đó, thu thuế xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu trong năm 2013 dự kiến đạt hơn 2.300 tỷ đồng. Bên cạnh đó, hoạt động thương mại biên giới còn thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội các xã, huyện biên giới của tỉnh Lạng Sơn, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người dân. “Một thanh niên làm bốc vác tại các chợ cửa khẩu biên giới Lạng Sơn hiện nay có thể thu nhập đến mười triệu đồng/tháng. Còn phụ nữ làm việc này tại các chợ có thể thu nhập đến sáu triệu đồng/người/tháng” – ông Bình cho hay.

Ông Đàm Văn Bông – Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cho biết thêm, thị trường Trung Quốc là đối tác chủ yếu trong hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh. Chín tháng đầu năm 2013, kim ngạch thương mại qua các cửa khẩu Hà Giang – Trung Quốc đạt 287 triệu USD, tăng 31% so với cùng kỳ. Hoạt động thương mại biên giới không chỉ mang lại lợi nhuận cho địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo mà còn góp phần phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống, củng cố an ninh quốc phòng khu vực biên giới.

Cùng với sự phát triển của mối quan hệ hữu nghị, hợp tác kinh tế - thương mại với các nước có chung biên giới, hoạt động thương mại biên giới đã và đang góp phần hoàn thành mục tiêu đưa kim ngạch thương mại Việt Nam – Trung Quốc lên 60 tỷ USD, Việt Nam – Lào lên hai tỷ USD và Việt Nam – Campuchia lên năm tỷ USD vào năm 2015.

Cần cơ chế đặc thù

Không thể phủ nhận những hiệu quả lớn mà hoạt động thương mại biên giới mang lại, tuy nhiên, theo phản ánh của các địa phương, cần cơ chế đặc thù hơn nữa để phát huy tối đa hiệu quả của khu vực có vị trí đặc biệt này.

Cụ thể, ông Lý Hải Hồng – Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng cho biết, cần cơ chế đặc thù cho hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới khác với các loại hàng hóa xuất khẩu nói chung bởi sự đòi hỏi chất lượng hàng hóa của các thị trường rất khác nhau. Đơn cử như mặt hàng tôm, khi xuất khẩu sang Nhật Bản cần chất lượng cao nhưng khi xuất khẩu sang Trung Quốc – một trong những thị trường lớn khu vực biên giới thì chất lượng chỉ cần ở mức độ vừa phải. Do đó, cần linh hoạt hơn ở khâu này để tạo điều kiện tốt hơn cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Bên cạnh đó, theo Thông tư số 13/2009/TT-BCT Quy định xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới nằm ngoài các khu kinh tế cửa khẩu, hiện các địa phương được quyền cho phép thông quan 13 mặt hàng. Tuy nhiên, các địa phương khu vực biên giới cho rằng, với những mặt hàng không thuộc diện hàng nhạy cảm, hàng cấm, hàng phải quản lý hạn ngạch… Ban chỉ đạo Thương mại biên giới nên cho phép các địa phương có thể chủ động thông quan để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp cũng như địa phương, tránh tình trạng nhiều mặt hàng phải mất thời gian chờ cấp phép của Bộ Công Thương mới được thông quan.

Ngoài ra, cơ sở hạ tầng khu vực biên giới hiện còn nhiều khó khăn. Chính vì vậy, các địa phương đang huy động nguồn vốn xã hội hóa để cải thiện điều kiện hạ tầng khu vực này, đưa thương mại biên giới phát triển mạnh hơn trong thời gian tới.

Ông Vũ Huy Hoàng cho biết, trong thời gian tới, để tận dụng ưu thế của các tỉnh khu vực biên giới, Ban chỉ đạo Thương mại biên giới sẽ rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, cải thiện thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu tại khu vực này. Bên cạnh đó kêu gọi đầu tư cơ sở hạ tầng để không chỉ phát triển kinh tế mà còn đảm bảo an ninh quốc phòng cho khu vực có vị trí hết sức quan trọng này.

Việt Nam có chung 4.150 km đường biên giới với ba nước Trung Quốc, Lào, Campuchia trải dài qua 25 tỉnh biên giới của Việt Nam. Tính đến nay, Việt Nam có 23 cửa khẩu quốc tế, 27 cửa khẩu chính, 65 cửa khẩu phụ và nhiều đường mòn, lối mở…

 

Theo Nhandan

Theo

Cùng chuyên mục
  • Thành phố Tây Ninh: Giải ngân vốn đầu tư công đạt 70% kế hoạch

    (Xây dựng) - Theo thống kê, 9 tháng đầu năm 2024, tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công tại thành phố Tây Ninh (tỉnh Tây Ninh) đã đạt được kết quả cao. Tuy nhiên, để đạt hiệu suất cao hơn nữa, trong thời gian tới, thành phố Tây Ninh còn phải sát sao việc giải ngân và giải phóng mặt bằng tại các dự án đã được phê duyệt.

  • Phát triển hạ tầng thương mại biên giới, chợ biên giới Lai Châu

    (Xây dựng) - Nhận thức được tiềm năng và nhiều lợi thế lớn tới từ vị trí địa lý, tỉnh Lai Châu đã và đang đẩy mạnh phát triển hạ tầng thương mại biên giới, nhằm phát huy tối đa các lợi thế mà kinh tế cửa khẩu đem lại cho địa phương.

  • Hà Tĩnh: Doanh nghiệp Nga đề xuất khảo sát đầu tư dự án điện gió

    (Xây dựng) - Công ty TNHH NovaWind Việt Nam thuộc Công ty Cổ phần Rosatom Renewable Energy – doanh nghiệp hàng đầu trong năng lượng điện gió tại Nga vừa có buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Hà Tĩnh và mong muốn được tạo điều kiện để nghiên cứu khảo sát, thiết kế xây dựng dự án điện gió phù hợp trên địa bàn.

  • Quảng Nam: Xem xét đề nghị điều chỉnh dự án của Công ty TNHH Vàng Phước Sơn

    (Xây dựng) – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 6847 về việc điều chỉnh dự án khai thác vàng Phước Sơn để tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh xem xét, giải quyết đề nghị điều chỉnh Dự án vàng Phước Sơn của Công ty TNHH Vàng Phước Sơn theo đúng quy định.

  • Hà Tĩnh: Điều chỉnh giá bán lẻ nước sạch vùng nông thôn

    (Xây dựng) - Thông tin từ Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Hà Tĩnh cho biết, UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có Quyết định số 2303/QĐ-UBND điều chỉnh giá bán lẻ nước sạch sinh hoạt do đơn vị cung ứng cho người dân vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh.

  • Quảng Nam: Xem xét thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty Cổ phần Lê Phan Resort

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát, báo cáo cụ thể các quy định pháp lý hiện hành và tình hình thực tiễn về nội dung đề nghị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty Cổ phần Lê Phan Resort.

Xem thêm
  • Đoàn công tác tỉnh Long An thăm và làm việc với Tập đoàn Yumoto Electric

    (Xây dựng) - Ngày 9/10, tại thành phố Osaka, Nhật Bản, Đoàn công tác xúc tiến đầu tư và lao động tỉnh Long An do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Long An Nguyễn Thanh Hải làm Trưởng đoàn, đã đến thăm và giao lưu với Tập đoàn Yumoto Electric. Ông Yumoto Hidetsu, Tổng Giám đốc Tập đoàn Yumoto Electric; Ông Fukumori Toyoki, Giám đốc kinh doanh, đại diện Tập đoàn Yumoto Electric tại Việt Nam tiếp đoàn.

    15:49 | 10/10/2024
  • Quảng Nam: Chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Nhà máy thủy điện An Điềm II

    (Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Phan Thái Bình vừa có Quyết định số 2356 về việc chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư của dự án đầu tư Nhà máy thủy điện An Điềm II tại xã Ba, huyện Đông Giang và xã Đại Hưng, huyện Đại Lộc của Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Vàng. Dự án được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư số 09/CN-UBND ngày 18/7/2006 và Quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư số 1934/QĐ-UBND ngày 20/7/2020.

    15:44 | 10/10/2024
  • Tập đoàn Đèo Cả đề xuất cơ chế thúc đẩy dự án trọng điểm giao thông quốc gia

    (Xây dựng) – Vừa qua, Tập đoàn Đèo Cả đã có công văn kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ về một số vướng mắc và giải pháp liên quan tới những dự án giao thông trọng điểm.

    15:39 | 10/10/2024
  • Xác định năng lực tài chính nhà đầu tư có sử dụng đất thế nào?

    (Xây dựng) - Theo ý kiến của ông Lại Hiệp Hải (Nghệ An), việc không có quy định chi tiết về tiêu chí thẩm định năng lực tài chính sẽ dẫn đến các vướng mắc trong quá trình thẩm định điều kiện giao đất, cho thuê đất khi thực hiện thủ tục chấp thuận nhà đầu tư.

    15:35 | 10/10/2024
  • Lực đẩy để Việt Nam trở thành cường quốc biển vào năm 2045

    (Xây dựng) - Để Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển như chủ trương của Đảng, Nhà nước, nhiều giải pháp đồng bộ và táo bạo đang được đặt ra.

    15:23 | 10/10/2024
  • Quảng Ninh: Tiếp tục tiếp cận với công nghệ sản xuất ô tô mới theo hướng xanh

    (Xây dựng) - Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình khi đến thăm và làm việc với Nhà máy ô tô Thành Công - nhà máy ô tô đầu tiên của Quảng Ninh tại phường Việt Hưng tại thành phố Hạ Long vào ngày 08/10. Nhà máy được xây dựng trên diện tích 36,5ha; công suất 120.000 xe/năm; thiết kế là nơi sản xuất, lắp ráp ô tô thương hiệu Skoda theo chương trình hợp tác đầu tư của hãng ô tô hàng đầu Cộng hòa Séc với Tập đoàn Thành Công.

    11:37 | 10/10/2024
  • Nghị quyết phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương

    (Xây dựng) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 1215/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương từ dự phòng chung ngân sách Trung ương của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch vốn năm 2024 cho các bộ, địa phương để thực hiện các nhiệm vụ, dự án đã hoàn thiện thủ tục đầu tư.

    11:35 | 10/10/2024
  • Xác định chi phí chung công trình nông nghiệp thế nào?

    (Xây dựng) - Thông tư số 11/2021/TT-BXD hướng dẫn xác định chi phí chung nhân công công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện hoàn toàn bằng thủ công là 51%. Tuy nhiên đơn giá địa phương xây dựng cũng như định mức không có mã đơn giá, định mức nào quy định thực hiện hoàn toàn bằng thủ công.

    11:33 | 10/10/2024
  • Đề xuất quy định mở tài khoản bằng đồng Việt Nam để thực hiện đầu tư gián tiếp nước ngoài

    (Xây dựng) - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang dự thảo Thông tư quy định về mở và sử dụng tài khoản bằng đồng Việt Nam để thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam.

    11:32 | 10/10/2024
  • Thủ tục hành chính kéo dài là rào cản lớn với cộng đồng doanh nghiệp

    (Xây dựng) – Đó là ý kiến của Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam Nguyễn Quốc Hiệp tại diễn đàn “Kinh doanh và Pháp luật” năm 2024 được tổ chức sáng 9/10, tại Hà Nội.

    11:28 | 10/10/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load