(Xây dựng) - Cây cầu "Vỏ sò" trăm tỷ này sẽ là nơi diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc và sẽ trở thành biểu tượng về du lịch và kiến trúc Đà Nẵng trong tương lai.
Chiều cao từ bản mặt cầu đến đỉnh mái từ 7 - 10m. Mái vòm là các hình vỏ sò bằng khung thép lợp panel kính và nhựa để che mưa, nắng cho khách đi bộ trên cầu. Khoảng cách giữa các mái vòm là 60m. Tại các vị trí có mái che, bản mặt cầu được mở rộng và có bố trí ghế ngồi để ngắm cảnh. Đặc biệt, ở phía bờ Tây, sẽ tạo một đảo công viên nhô ra sông khoảng 40 - 50m có diện tích 1.500m2, sức chứa 500 - 700 người. Ở giữa sông, gần bờ Đông, sẽ tạo thêm một đảo diện tích khoảng 600m2 phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí, ngắm cảnh, thưởng thức ẩm thực, xem trình diễn pháo hoa, tổ chức biểu diễn ca nhạc và các hoạt động văn hoá khác với sức chứa khoảng 300 người... với suất đầu tư không quá 30 triệu USD.
Phối cảnh cầu đi bộ mới. (hình ảnh phối cảnh được Phòng Quan hệ Truyền thông - Tập đoàn Sun Groupe gửi cho ictdanang).
Quy hoạch không gian, vị trí Cầu đi bộ mới và mối liên hệ giữa Cầu các phân khu chức năng bờ Đông - Tây (hình ảnh - Phòng Quan hệ Truyền thông - Tập đoàn Sun Groupe cung cấp cho ictdanang).
Cây cầu lung linh, huyền ảo lúc về đêm.
Mới đây, trong hội nghị lấy ý kiến phản biện cho công trình kiến trúc này do Ủy ban MTTVN TP. Đà Nẵng tổ chức sáng 8/4/2014, đại diện Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường Đà Nẵng lo ngại với thiết kế cầu hình vỏ sò, lực cản của gió, hệ số chắn gió rất lớn, thiếu an toàn vào mùa mưa lũ trong khi Đà Nẵng có bão giật cấp 15.
Một số đại biểu khác thì cho rằng trong khi điều kiện kinh tế, ngân sách của TP hiện còn hạn hẹp, nợ đầu tư cơ bản lớn, nợ 1.500 tỷ đồng trái phiếu phải trả… trong khi nhu cầu cấp thiết cần đầu tư cho dự án văn hóa như sửa chữa nâng cấp Thư viện Đà Nẵng, Bảo tàng Chăm, công viên… hiện đang rất cần thì nên để 5-7 năm nữa, khi hội tụ đủ các yếu tố hãy triển khai xây dựng cầu
Bảo Nhi (tổng hợp)
Theo