Thứ năm 28/03/2024 18:38 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Cận cảnh 8 ao, hồ không được san lấp ở TPHCM

15:14 | 04/02/2023

TPHCM vừa phê duyệt danh sách 8 ao, hồ là "lá phổi xanh thu nhỏ" của thành phố, không được phép san lấp, xâm lấn, nhằm phục vụ du lịch, giải trí, điều tiết nước và chỉnh trang đô thị.

Cận cảnh 8 ao, hồ không được san lấp ở TPHCM

UBND TPHCM vừa phê duyệt danh mục 8 hồ, ao, đầm, phá trên địa bàn thành phố không được phép san lấp, xâm phạm nhằm phục vụ du lịch, giải trí, điều tiết nước và chỉnh trang đô thị.

8 ao, hồ, đầm, phá trong danh sách "bất khả xâm phạm" gồm: Ao cá Hương Tràm, hồ cá Công ty Thủy sản, ao Song Tân (quận 7); hồ chứa nước trong công viên văn hóa Đầm Sen (quận 11); hồ Kỳ Hòa, công viên văn hóa Lê Thị Riêng (quận 10), hồ điều tiết nước công viên Thanh Đa, hồ chứa nước (quận Bình Thạnh).

Cận cảnh 8 ao, hồ không được san lấp ở TPHCM

Trong đó, hồ chứa nước trong công viên Văn hóa Đầm Sen (quận 11) là một trong những hồ chứa có diện tích lớn ở TPHCM.

Công viên Văn hóa Đầm Sen là công viên giải trí nằm trên đường Hòa Bình (quận 11) với diện tích rộng khoảng 50 ha, trong đó hồ chứa nước chiếm tới 20% diện tích.

Cận cảnh 8 ao, hồ không được san lấp ở TPHCM

Hiện ở đây đang là khu vui chơi được yêu thích và là địa điểm quen thuộc của nhiều người dân tại TPHCM.

Cận cảnh 8 ao, hồ không được san lấp ở TPHCM

Một địa điểm khác cũng khá quen thuộc với người dân TPHCM là hồ chứa nước công viên Văn hóa Lê Thị Riêng (quận 10).

Công viên Lê Thị Riêng được bao bọc bởi các con đường là Cách Mạng Tháng Tám, Bắc Hải và Trường Sơn, có diện tích khoảng 8 ha, trong đó khoảng 30% diện tích là mặt hồ.

Cận cảnh 8 ao, hồ không được san lấp ở TPHCM

Trước đây, công viên này từng là một nghĩa trang lớn, sau đó một phần của con rạch nối với kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè thông qua kênh Vành Đai được ngăn tách để tạo thành hồ nước chứa trong công viên. Hiện nay khu vực hồ là địa điểm câu cá thu hút nhiều người dân.

Anh Vũ Anh Thắng (ngụ quận 10) cho biết, dịp cuối tuần là anh lại tới đây câu cá giải trí. "Cả công viên chỉ có khu vực hồ nước là đẹp, mát mẻ, còn có khu câu cá giải trí, chỗ này mà bị san lấp thì còn ai tới công viên nữa", anh Thắng nói.

Cận cảnh 8 ao, hồ không được san lấp ở TPHCM

Sau khi phê duyệt danh mục 8 hồ, ao, đầm, phá không được san lấp trên địa bàn thành phố, UBND TPHCM cũng phân công Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, thống kê, cập nhật và tham mưu UBND TP điều chỉnh, bổ sung thêm vào danh sách trước đó.

Cận cảnh 8 ao, hồ không được san lấp ở TPHCM

Nằm về phía Đông - Nam của thành phố, ao Song Tân (quận 7) cũng là một trong 8 ao, hồ được phê duyệt vào danh sách không được san lấp.

Cận cảnh 8 ao, hồ không được san lấp ở TPHCM

Ao Song Tân có diện tích 94.206m2, được bao bọc bởi gần 400 hộ dân thuộc phường Tân Kiểng.

Cận cảnh 8 ao, hồ không được san lấp ở TPHCM

Trước đây, chính quyền quận 7 đã từng triển khai ghi hình hiện trạng nhà ở ven ao hồ, sông rạch trên địa bàn quận. Ao Song Tân là khu vực được lựa chọn để ghi hình, với mục đích ghi lại hiện trạng nhà ở ven ao hồ, sông rạch nhằm phục vụ công tác quản lý hành chính nhà nước về sử dụng đất, xây dựng ven ao Song Tân.

Qua đó ngăn chặn kịp thời và làm cơ sở pháp lý xử lý các trường hợp lấn chiếm ao hồ, sông rạch; phục vụ công tác nạo vét, khơi thông dòng chảy khu vực ao Song Tân.

Cận cảnh 8 ao, hồ không được san lấp ở TPHCM

Theo ghi nhận của PV, rác thải xuất hiện tràn lan ở ven ao, đủ các loại rác sinh hoạt được xả ra từ khu vực phía sau nhà dân, gây ô nhiễm, mất mỹ quan đô thị.

Cận cảnh 8 ao, hồ không được san lấp ở TPHCM

Cách đó khoảng 500m là ao cá Hương Tràm, với diện tích 45.000m2, nằm sát bên đại lộ Nguyễn Văn Linh, xung quanh là khu dân cư thuộc phường Bình Thuận (quận 7).

Ao cá Hương Tràm được bao phủ chủ yếu với 3/4 là dừa nước và cây cỏ, sát bên là khu dân cư và các tòa chung cư cao tầng. Đây được ví như "lá phổi xanh" để điều tiết không khí cho khu vực.

Cận cảnh 8 ao, hồ không được san lấp ở TPHCM

Nằm giữa trung tâm khu vực quận 3 là hồ Kỳ Hòa. Với diện tích 17 ha, được bao phủ bởi nhiều cây xanh.

Cận cảnh 8 ao, hồ không được san lấp ở TPHCM

Hồ nước được trồng hoa súng, sát bờ hồ hiện tại có hai điểm kinh doanh nhà hàng ẩm thực và quán cà phê, với không gian khá thoáng mát.

Cận cảnh 8 ao, hồ không được san lấp ở TPHCM

Nằm về phía Đông của thành phố có hồ điều tiết nước công viên Thanh Đa (quận Bình Thạnh), đây cũng là một không gian xanh quen thuộc của người dân khu vực.

Hồ có dung tích chứa khoảng 80.000m3 nước. Hồ và trạm bơm Thanh Đa phục vụ mục đích thoát nước cho toàn phường 27, đặc biệt là cư xá Thanh Đa - một khu vực thường xuyên ngập nặng do triều cường.

Cận cảnh 8 ao, hồ không được san lấp ở TPHCM

Bà Nguyễn Thị Hoài (quận Bình Thạnh) cho hay, hàng ngày bà đều ra đây tập thể dục vì không gian thoáng mát, rộng rãi.

"Cả khu vực có mỗi công viên này là có hồ lớn, cây xanh nhiều nên hàng ngày tôi đều ra đây. Người dân tập thể dục, buôn bán ở đây cũng ý thức lắm, rác thải ít khi xuất hiện dưới hồ, chỉ có mùa khô nước hơi thấp nên lộ bùn sình thôi", bà Hoài cho hay.

Cận cảnh 8 ao, hồ không được san lấp ở TPHCM

Hồ điều tiết Thanh Đa nằm giữa 7 lô chung cư, nhiều cư dân ở đây chia sẻ, nếu lấp hồ điều tiết này, phường 27 nói riêng và quận Bình Thạnh nói chung sẽ bị ảnh hưởng rất lớn vì ngập úng diện rộng khi triều cường hoặc mưa lớn xuất hiện.

Sau khi UBND TPHCM phê duyệt danh mục 8 hồ, ao, đầm, phá không được san lấp trên địa bàn thành phố, nhằm phục vụ du lịch, giải trí, điều tiết nước và chỉnh trang đô thị.

UBND các quận, huyện, TP Thủ Đức được giao chủ trì, phối hợp với Sở TN&MT trong công tác quản lý, bảo vệ hồ, ao, đầm, phá không được san lấp; thường xuyên rà soát, thống kê, đề xuất điều chỉnh, bổ sung danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp.

Đồng thời, phải quản lý chặt chẽ không để xảy ra hoạt động san lấp hồ, ao, đầm, phá trái phép. Trường hợp phát hiện các hành vi vi phạm, kịp thời xử lý theo quy định của pháp luật.

Theo Hải Long/Dantri.com.vn

Cùng chuyên mục
  • Thành phố Hồ Chí Minh lập đề án phát triển công viên và cây xanh công cộng

    (Xây dựng) - Văn phòng UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa có Thông báo kết luận một số nội dung nhiệm vụ thuộc lĩnh vực công viên, cây xanh công cộng trên địa bàn.

  • Bắc Ninh có 2 đô thị di sản

    (Xây dựng) – Theo PGS.TS Lưu Đức Hải - Viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và Phát triển hạ tầng, tỉnh Bắc Ninh có 2 đô thị di sản nằm chuỗi đô thị di sản vùng Thủ đô gồm: Luy Lâu (thị xã Thuận Thành) và Vũ Ninh (thị xã Quế Võ) cần được bảo tồn và phát huy giá trị.

  • Thanh Xuân (Hà Nội): Phường Hạ Đình tổ thức thực hiện đảm bảo an ninh trật tự và mỹ quan đô thị

    (Xây dựng) - UBND phường Hạ Đình xây dựng và triển khai kế hoạch giải tỏa bãi đỗ xe và bố trí cảnh quan nhằm đảm bảo tình hình an ninh trật tự, trật tự đô thị và giải quyết kiến nghị, phản ánh của công dân tại Chung cư tái định cư X1.

  • Sơn Tây (Hà Nội): Tạo bước đột phá trong công tác chỉnh trang đô thị, đưa địa phương trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô

    (Xây dựng) - Sau 3 năm triển khai thực hiện Chương trình số 03-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị Thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 – 2025”, thị xã Sơn Tây đã đạt được một số kết quả tích cực trên các lĩnh vực, một số chỉ tiêu đã cơ bản hoàn thành, bộ mặt đô thị đã có nhiều khởi sắc. Đặc biệt việc triển khai hoạt động tuyến phố đi bộ xung quanh hào Thành cổ Sơn Tây đã nhận được sự đồng thuận cao của tất cả các cấp, các ngành từ Thành phố tới địa phương, thu hút được sự tham gia đông đảo của nhân dân địa phương và các huyện lân cận.

  • Hà Nội dự kiến lập thêm thành phố mới ở Phú Xuyên, Ứng Hòa

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa trình HĐND Thành phố đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Theo đó, Hà Nội dự kiến sau khi hình thành sân bay thứ 2 vùng Thủ đô sẽ xây dựng thành phố khu vực phía Nam ở huyện Phú Xuyên và Ứng Hòa.

  • Tái thiết đô thị Biên Hoà: Giảm áp lực quá tải của đô thị nội đô

    (Xây dựng) - Giãn dân, hình thành đô thị có biểu trưng, có không gian xanh, các công trình tiện ích công cộng và khai thác hiệu quả cảnh quan, nâng cấp hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội… là những mục tiêu trong tái thiết đô thị tại Đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung thành phố Biên Hòa đến năm 2045.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load