Thứ năm 25/04/2024 06:00 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Cải thiện hạ tầng đô thị chính là an sinh xã hội, ổn định cuộc sống người dân

18:54 | 17/11/2022

(Xây dựng) – Theo các chuyên gia, doanh nghiệp, một hạ tầng đô thị khỏe mạnh thì có thể giúp cho quốc gia đó phát triển mạnh mẽ. Từ đó cuộc sống của người dân mới có sự thay đổi tích cực.

Cải thiện hạ tầng đô thị chính là an sinh xã hội, ổn định cuộc sống người dân
Trưởng Cơ quan Hợp tác Phát triển, Đại sứ quán Thụy Sỹ tại Việt Nam Werner Gruber.

Thực hiện nhiều giải pháp cải thiện hạ tầng đô thị

Tại Hội thảo “Phát triển hệ thống hạ tầng và chỉnh trang tái thiết đô thị”, các đại biểu, doanh nghiệp, tổ chức đã cùng trao đổi kinh nghiệm và ý kiến về các nội dung liên quan đến hạ tầng đô thị.

Trưởng Cơ quan Hợp tác Phát triển, Đại sứ quán Thụy Sỹ tại Việt Nam Werner Gruber cho rằng, tăng cường quy hoạch, xây dựng các hạ tầng có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu để các thành phố trong tương lai tiếp tục phát triển, là động lực tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam.

Về phía Thụy Sỹ, trong nhiều năm qua Thụy Sỹ đã cùng đồng hành với Chính phủ và các thành phố tại Việt Nam. Do đó, ông Werner Gruber chia sẻ 1 số khuyến nghị để phát triển hạ tầng Việt Nam trong thời gian tới.

Để giải quyết các vấn đề về ô nhiễm môi trường, biến động của biến đổi khí hậu ở các đô thị, Việt Nam phải lồng ghép các yếu tố về tăng trưởng xanh và thích ứng với biến đổi khí hậu vào quá trình quy hoạch đô thị. Điều đó phụ thuộc vào các cơ chế, chính sách có liên quan.

Thứ hai, các tỉnh thành của Việt Nam, đặc biệt là phía chính quyền địa phương cần tự chủ trong việc quy hoạch, chủ động trong việc huy động các nguồn tài chính cho các dự án. Chỉ có như vậy thì địa phương mới có thể xử lý linh hoạt các vấn đề xảy ra tại địa bàn quản lý của họ.

Thứ ba, các địa phương cần có cơ chế tài chính để sử dụng cho các dự án hạ tầng theo yêu cầu của địa phương đó. Cần phải xem xét lại các cơ chế, quy định về quản lý đất đai, từ đó giá đất và cơ hội về đất sẽ gần hơn với thị trường.

Cuối cùng, ông Werner Gruber nhấn mạnh, cần cải thiện năng lực quản lý của các tỉnh thành phố cần phải được nâng cao hơn trong thời gian tới. Phải có sự phối hợp chặt chẽ và vào cuộc nhanh chóng giữa các cơ quan từ trung ương đến địa phương, giữa các Sở ngành của địa phương để giải quyết những vấn đề còn tồn đọng về hạ tầng. Các doanh nghiệp cũng sẽ đồng hành với chính quyền địa phương để tạo ra hiệu quả trong vấn đề chỉnh trang, phát triển đô thị, đặc biệt là trong vấn đề hạ tầng.

Chủ động trong huy động vốn và triển khai dự án

Nhận định về huy động vốn đầu tư hạ tầng đô thị và việc triển khai dự án, chia sẻ kinh nghiệm của mình, ông Nguyễn Văn Thiền - Chủ tịch Công ty Cổ phần Nước môi trường Bình Dương cho rằng, việc tiếp cận các nguồn vốn của quốc tế và các tổ chức của doanh nghiệp và của địa phương là rất quan trọng.

Cải thiện hạ tầng đô thị chính là an sinh xã hội, ổn định cuộc sống người dân
Chủ tịch Công ty Cổ phần Nước môi trường Bình Dương Nguyễn Văn Thiền.

Để có được hạ tầng tốt và kêu gọi được nhiều nhà đầu tư, bản thân địa phương phải có đề tài, phải có dự án. Muốn dự án có chất lượng thì phải chú trọng vào công tác quản lý, có người chuyên trách thực hiện. Ví dụ bên thực hiện về hạ tầng phải làm việc chuyên nghiệp và tập trung vào hạ tầng. Từ đó mới lựa chọn được công nghệ tốt và phù hợp với từng dự án, từng tổ chức mà địa phương phối hợp.

Hiện nay, có một số dự án dù đã trải qua nhiều năm triển khai những vẫn đứng yên hoặc việc thực hiện dự án không được duy trì liên tục. Nguyên nhân là do không chỉ chính quyền địa phương quản lý dự án mà còn có các Bộ ngành khác cũng tham gia ý kiến. Điều này vô tình khiến cho việc triển khai các dự án bị đình trệ, quá trình huy động vốn cho các dự án hạ tầng khác trở nên khó khăn hơn.

Chính vì vậy, ông Thiền chỉ ra rằng, địa phương cần phải quyết liệt trong việc thực hiện dự án thì dự án mới có thể thành công. Khi đó, các tổ chức, nhà tài trợ về tài chính được củng cố niềm tin. Họ sẽ tiếp tục ủng hộ địa phương và địa phương hay doanh nghiệp cũng sẽ huy động vốn có hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, trong vấn đề triển khai dự án, ông Nguyễn Văn Thiền chia sẻ: “Hiện nay các doanh nghiệp, địa phương đều đang cần sử dụng nguồn tài chính lớn cho phân khúc dự án đa dạng. Chúng ta không thể cùng 1 lúc làm nhiều và hoàn thành dự án cùng 1 thời điểm. Chúng ta cần chia các đợt thực hiện ra nhiều lần. Kinh nghiệm làm hạ tầng là không thể tính 5, 10 năm mà phải tính lâu hơn nữa, một khi đã làm là không cần phải sửa quá nhiều lần. Phải chú trọng về chất lượng vật tư, nâng cao sức chịu đựng của hạ tầng cũng như là quy mô thực hiện phải có tầm nhìn lâu dài hơn nữa”.

Tạo sự kết nối vùng và đảm bảo hiệu quả của dự án hạ tầng giao thông

Cải thiện hạ tầng đô thị chính là an sinh xã hội, ổn định cuộc sống người dân
Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương Huỳnh Phạm Tuấn Anh.

Về vấn đề hạ tầng giao thông đô thị, Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương Huỳnh Phạm Tuấn Anh cho biết, tỉnh Bình Dương đang có sự phát triển mạnh về hạ tầng kỹ thuật. Nhưng bên cạnh những thì vẫn cần phải có sự phối hợp với các doanh nghiệp.

Ngoài những kết quả đạt được, Bình Dương đã có nhiều tuyến đường mới. theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bình Dương có tuyến đường Vành đai 3 và Vành đai 4 của thành phố Hồ Chí Minh đi qua tỉnh, tạo sự kết nối giữa các khu vực và các vùng lân cận.

Việc triển khai theo cơ chế chính sách đối với các tuyến đường này là rất quan trọng, tỉnh Bình Dương đã có kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay, trên tuyến đường Vành đai 3 và Vành đai 4 đi qua có nhiều dự án, trong đó có dự án công nghiệp, đô thị đã được các doanh nghiệp đầu tư.

“Tỉnh Bình Dương hiện đang thực hiện việc kết nối lại các vùng. Tuy nhiên để thực hiện được điều đó thì cần có sự đồng thuận của các vùng lân cận, đặc biệt là Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh. Nếu chỉ thực hiện triển khai trước thì xảy ra nhiều vấn đề liên quan”, Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương Huỳnh Phạm Tuấn Anh nhận định.

Do vậy, cần nghiên cứu thêm chính sách để khi thực hiện kết nối giữa các vùng lân cận trong quá trình thực hiện dự án sẽ đạt được hiệu quả.

Bên cạnh đó, ông Tuấn Anh lưu ý thêm, hiện nay đa phần các dự án còn đang gặp vấn đề về việc gộp chung giữa dự án đền bù và dự án hạ tầng chung. Riêng đối với tỉnh Bình Dương, sắp tới, Sở Xây dựng sẽ có kiến nghị và tham mưu cho UBND tỉnh tách riêng các dự án phù hợp. Tất cả các tỉnh rất cần cơ chế rằng vẫn giải tỏa đền bù trước từ đất giao thông, đất phúc lợi xã hội… Từ đó mới có cơ sở thực hiện đầu tư trong những năm sắp tới.

Chú trọng nâng cấp công nghệ chiếu sáng đô thị

Cải thiện hạ tầng đô thị chính là an sinh xã hội, ổn định cuộc sống người dân
Giám đốc điều hành khối IO, Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang Phạm Lê Minh.

Chiếu sáng là đề mục quan trọng của hạ tầng đô thị. Theo ông Phạm Lê Minh - Giám đốc điều hành khối IO, Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang, trong quá trình xây dựng hệ thống chiếu sáng hiện đai, doanh nghiệp hiện đang đi từ cải tạo, chuyển đổi từ hệ thống chiếu sáng halogen thông thường sang đèn LED. Với mục tiêu hướng đến xây dựng các đô thị thông minh, doanh nghiệp lại càng chú ý đến đèn LED thông minh.

Do đó, trong thời gian tới, các bên cần có kế hoạch đốt cháy giai đoạn, ví dụ như chuyển đổi từ halogen sang ngay công nghệ đèn thông minh.

Về việc phối hợp đầu tư dự án, Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang đã từng có phương án phối hợp với thành phố Hồ Chí Minh tiết kiệm năng lượng thông qua việc chia sẻ chi phí đầu tư ban đầu. Theo đó, các bên trả tiền một phần, số tiền còn lại sẽ thông qua việc tiết kiệm năng lượng. Ngoài ra, Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang còn tham gia vào các dự án đầu tư nước ngoài và cả những dự án chiếu sáng khác trong nước.

Ông Phạm Lê Minh nhấn mạnh, nên định hướng sớm về công nghệ, chọn công nghệ phù hợp để giảm thiểu rủi ro đầu tư.

Đặc biệt, khi chuyển giao sau khi đầu tư, nhất là công nghệ thông minh mới thì chưa có tiêu chuẩn. Do đó rất cần có cơ chế bảo đảm để các doanh nghiệp yên tâm tham gia đầu tư cho chiếu sáng.

Phải có sự phối hợp giữa các bên có liên quan

Cải thiện hạ tầng đô thị chính là an sinh xã hội, ổn định cuộc sống người dân
Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật Mai Thị Liên Hương.

Theo Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật Mai Thị Liên Hương, các vấn đề về phát triển hệ thống hạ tầng đô thị và chỉnh trang tái thiết đô thị là vấn đề bất cứ đô thị nào trong hệ thống đô thị Việt Nam còn nhiều vấn đề tồn tại. Hệ thống hạ tầng đô thị với nhiều lĩnh vực như giao thông, cấp nước, thoát nước, cây xanh, nghĩa trang là một trong những yếu tố quan trọng để quyết định chất lượng sống đô thị.

Trong bối cảnh đô thị hóa càng phát triển (mở rộng) và bị ảnh hưởng do biến đổi khí hậu toàn cầu, các hiện tượng cực đoan trong đô thị ngày càng gia tăng và mở rộng. Đặc biệt các đô thị ven biển còn chịu tác động do các thiên tai khác (nước biển dâng, gió mạnh, sóng lớn…). Mưa lớn, ngập lụt đô thị ngày càng trở thành một thách thức rất lớn đến các đô thị. Đặc biệt, các đô thị ven biển còn chịu tác động của triều cường. Nhiều giải pháp đã được đưa ra để ứng phó, thích ứng với các rủ ro với biến đổi khí hậu và một trong những giải pháp quan trọng nhất là phát triển hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, liên kết, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Các quốc gia trong quan hệ quốc tế cũng đang điều chỉnh chính sách, chiến lược cho phù hợp với những chuyển động, tác động của kỷ nguyên số, trong đó có những nội dung về hội nhập quốc tế để phát triển hạ tầng số cho đô thị trong tương lai cũng là mục tiêu của các đô thị hướng đến.

Cục trưởng Mai Thị Liên Hương nhấn mạnh, sự đồng hành đối với doanh nghiệp, chính quyền địa phương, các tổ chức quốc tế đã và đang giúp tháo gỡ chính sách ngoài việc đầu tư cho hạ tầng, bảo dưỡng vận hành trong các khu đô thị và tái thiết chỉnh trang đô thị.

Mặc dù vậy, cần phải kiện toàn cơ chế chính sách, xây dựng quy định pháp luật đối với công tác quản lý, phát triển hệ thống hạ tầng đô thị. Bộ Xây dựng xác định đây là một nhiệm vụ quan trọng, then chốt trong công tác quản lý nhà nước về hạ tầng đô thị. Trong thời gian tới, Bộ Xây dựng đang trình Quốc hội và có Luật Cấp thoát nước cũng như Luật Công trình ngầm để giúp cải thiện thêm về hạ tầng đô thị…

Với tinh thần trách nhiệm, các ý kiến đóng góp của các nhà quản lý, nhà khoa học và các chuyên gia sẽ gợi mở, tháo gỡ những bất cập hạn chế trong phát triển đô thị, tạo cơ sở, căn cứ để nghiên cứu ban hành các cơ chế, chính sách mới, tạo động lực để phát triển đô thị góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển hệ thống đô thị bền vững phù hợp với đặc điểm của các vùng miền, đặc thù, đáp ứng yêu cầu cuộc sống đô thị ngày càng cao của người dân cả nước…

Yến Mai

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Hàng loạt doanh nghiệp ở Bình Dương chậm đóng bảo hiểm xã hội

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, ông Nguyễn Duy Hiểu - Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội Bình Dương cho biết, trong năm 2023 và đầu năm 2024, tình hình chậm đóng bảo hiểm ở Bình Dương thấp hơn so với chỉ tiêu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao. Trong đó, một số đơn vị vẫn còn nợ đọng kéo dài gây khó khăn cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong công tác thu hồi nợ.

    14:47 | 24/04/2024
  • Hà Nội: Triển khai thí điểm Ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 122/KH-UBND về triển khai thí điểm Ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư trên địa bàn.

    11:29 | 24/04/2024
  • Khẩn trương điều chỉnh Dự án thu hồi đất, tái định cư sân bay Long Thành

    (Xây dựng) - Trước ngày 30/4/2024, UBND tỉnh Đồng Nai và Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải hoàn thiện điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành) trình Chính phủ.

    11:17 | 24/04/2024
  • Nghệ An: Báo cáo nguyên nhân vụ sập cầu treo Kẻ Nính

    (Xây dựng) - Sở Giao thông Vận tải Nghệ An vừa có báo cáo kết quả kiểm tra vụ việc nguyên nhân khiến sập cầu treo Kẻ Nính bắc qua sông Hiếu xảy ra vào ngày 6/3/2024.

    10:19 | 24/04/2024
  • Cháy lớn thiêu rụi xưởng gỗ ở Hà Nội

    Khoảng 18h ngày 23/4, xưởng nội thất gỗ ở xã Ngũ Hiệp (huyện Thanh Trì, Hà Nội) bất ngờ cháy lớn lan sang nhà kho bên cạnh chứa nhiều bình gas.

    09:23 | 24/04/2024
  • Quảng Ninh: Nỗ lực thu gom rác trôi nổi trên vịnh Hạ Long

    (Xây dựng) – Do nhiều nguyên nhân, từ năm 2023 đến nay, tình trạng rác trôi nổi trên vịnh Hạ Long diễn ra thường xuyên, gây ảnh hưởng xấu đến mỹ quan khu vực vịnh di sản và trải nghiệm cảm xúc của du khách. Với sự nỗ lực của chính quyền địa phương nhằm khắc phục tình trạng này, đến thời điểm hiện tại, lượng rác thải trên vịnh Hạ Long cơ bản đã được thu gom, xử lý.

    22:04 | 23/04/2024
  • Hà Nội: Tổ chức 6 điểm bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, UBND Thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch tổ chức bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Cụ thể, Thành phố sẽ triển khai tại 6 điểm với 7 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp.

    21:37 | 23/04/2024
  • Thành phố Hồ Chí Minh: Chấm dứt hợp đồng với Thuận An nếu tiếp tục chậm trễ 2 gói thầu

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh đã có buổi làm việc với đại diện Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An (Tập đoàn Thuận An), liên danh nhà thầu tư vấn giám sát tại gói thầu XL-05, XL-06 thuộc dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên.

    20:45 | 23/04/2024
  • Đắk Lắk: Nỗi “ám ảnh” đường vào Cư San

    (Xây dựng) - Tuyến đường liên xã Ea Trang - Cư San, (huyện M'Drắk, tỉnh Đắk Lắk), đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, khiến người dân địa phương gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại và vận chuyển hàng hóa. Điều này không chỉ gây ô nhiễm môi trường sống, mất an toàn giao thông mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông cho người dân và các phương tiện.

    20:18 | 23/04/2024
  • Đắk Lắk: Thiếu vốn, chủ đầu tư xin tạm dừng thi công Tỉnh lộ ngàn tỷ

    (Xây dựng) - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk kiến nghị UBND tỉnh cho phép tạm dừng thi công dự án Cải tạo nâng cấp Tỉnh lộ 1 đoạn từ cầu Buôn Ky thành phố Buôn Ma Thuột đến Km49+00 cho đến khi dự án được bố trí vốn.

    19:07 | 23/04/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load