Không chỉ được ứng dụng trong các ngành gỗ nội thất, mỹ nghệ, keo AB còn phát huy tác dụng rất thiết thực trong đời sống hàng ngày khi có thể hàn gắn các vết nứt, gãy của một số đồ gia dụng một cách hiệu quả, tiết kiệm.
1. Cách pha keo AB
Để keo phát huy tối đa tác dụng và cho mối nối bền thì trước tiên, chúng ta cần pha keo đúng cách, đúng tỉ lệ. Cách pha như sau: trộn phần A với phần B theo đúng tỉ lệ của nhà sản xuất (thường là tỉ lệ 1:1, hoặc bạn cũng có thể điều chính tỷ lệ này xê dịch một chút tùy theo ý muốn của mình. Chẳng hạn, nếu muốn keo nhanh khô hơn thì chúng ta tăng tỉ lệ phần B lên và ngược lại. Tuy nhiên nên lưu ý là không điều chỉnh quá nhiều vì sẽ làm ảnh hưởng đến độ kết dính của keo).
Sau khi đã cho đủ tỉ lệ của cả 2 phần A và B, tiến hành khuấy cho đều tay để 2 phần hòa quyện vào nhau, cho tới khi nào bạn được một hỗn hợp có màu sắc đồng nhất là đã có thể bắt đầu sử dụng. Bạn cần lưu ý rằng thời gian đóng rắn của keo AB là từ 45 phút đến 1 tiếng, do đó khi sử dụng, nếu ước lượng keo vừa đủ dùng hết trong thời gian đó để tránh lãng phí. Cách tốt nhất là sử dụng đến đâu thì trộn đến đó.
2. Hướng dẫn sử dụng keo AB
Sau khi đã trộn keo theo đúng tỉ lệ và yêu cầu, quy trình sử dụng keo cần được tuân thủ theo các bước như sau:
Bước 1: Vệ sinh, xử lý bề mặt
Trước khi trát keo lên vị trí cần dán, bạn nên vệ sinh thật sạch bề mặt đó, sau đó lau hoặc hong khô hoàn toàn thì mới trát keo lên. Tùy thuộc vào từng bề mặt vật liệu mà nhà sản xuất sẽ có những khuyến cáo cũng như hướng dẫn riêng về cách vệ sinh cũng như xử lý bề mặt. Để đảm bảo hiệu quả tốt nhất, nên tôn trọng hướng dẫn của nhà sản xuất.
Bước 2: Dán keo
Trong mỗi hộp sản phẩm đều có kèm theo thanh trộn. Trường hợp bạn không thấy thanh này thì có thể thay thế bằng một chiếc bàn chải cứng để lấy và quét keo lên trên bề mặt cần dán, tiếp đến, cố định 2 bề mặt lại với nhau và giữ một lúc. Muốn chắc chắn hơn thì bạn có thể sử dụng đinh vít hoặc chồng vật nặng lên trên. Đối với lượng keo bị dư thừa ra ngoài thì nên lau sạch bằng vải ngay để tránh keo khô kết lại làm xấu bề mặt.
Bước 3: Chà nhám
Khi đã chờ đủ thời gian mà nhà sản xuất khuyến cáo sau khi ép 2 bề mặt vật cần dán lại với nhau, chúng ta sẽ tiến hành chà nhám bằng giấy nhám để loại bỏ những vệt keo thừa bị khô trên bề mặt. Nên chọn loại giấy nhám có độ nhám từ 80 - 180 để cho hiệu quả cao nhất. Sau cùng, dùng nước rửa móng Acetone để lau lại cho thật sạch và bóng.
Theo Đào Thơ/tcxd.vn
Theo