Nếu xảy ra tranh chấp lối đi chung, Nhà nước thường khuyến khích các bên tự hòa giải hoặc hòa giải ở cơ sở.
Theo Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015, quyền về lối đi qua được quy định như sau: “Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Tại Điều 202 Luật Đất đai 2013, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp lối đi chung tự hòa giải hoặc hòa giải ở cơ sở. Đồ họa: M.H |
Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Theo Điều 202 Luật Đất đai 2013, nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải hoặc hòa giải ở cơ sở. Nếu các bên không hòa giải được thì gửi đơn lên Ủy ban Nhân dân (UBND) cấp xã có đất tranh chấp để hòa giải.
Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được xác định như sau: Nếu lối đi này được công nhận trong sổ đỏ thì có thể khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền để giải quyết, đóng tiền án phí và xử lý theo quy định.
Nếu lối đi này không được công nhận trong sổ đỏ thì có thể lựa chọn giải quyết một trong hai cơ quan sau: UBND cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện ra tòa án.
Theo TUẤN ANH/Laodong.vn
Link gốc: https://laodong.vn/bat-dong-san/cach-giai-quyet-tranh-chap-loi-di-chung-907931.ldo