Thứ bảy 20/04/2024 00:52 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Các nhà khoa học dùng virus để tiêu diệt ung thư như thế nào?

15:18 | 22/02/2020

Virus chức năng kép là loại virus được thiết kế để tiêu diệt các tế bào ung thư và hỗ trợ các tế bào miễn dịch.

Việc tạo ra virus để tiêu diệt các tế bào ung thư đã được sử dụng trong điều trị một dạng ung thư da và đang được thử nghiệm rộng rãi như là phương pháp điều trị cho các bệnh ung thư khác. Các loại virus này được gọi là virus oncolytic.

Trong một nghiên cứu về phương pháp điều trị ung thư bằng virus, các nhà khoa học cho rằng, oncolytic có thể được tăng cường hơn nữa để cải thiện phản ứng miễn dịch của cơ thể chống lại các khối u. Loại oncotylic mới này có thể đồng thời tiêu diệt các tế bào ung thư và cung cấp cho các tế bào miễn dịch bị hút vào khối u, một loại hormone mà các tế bào này cần để thực hiện chức năng tiêu diệt khối u. Thử nghiệm trên những con chuột có khối u ác tính, các nhà nghiên cứu phát hiện, virus chức năng kép có hiệu quả hơn nhiều trong việc thu nhỏ và loại bỏ khối u so với virus oncolytic tiêu chuẩn.

Các virus oncotylic tiêu chuẩn khi được tiêm vào khối u ở chuột có thể khiến một số lượng đáng kể các tế bào T xâm nhập vào khối u. Tuy nhiên hoạt động và khả năng tiêu diệt của các tế bào T bị hạn chế và cạn kiệt, khi ở trong môi trường vi mô khắc nghiệt của khối u vì gặp phải các vấn đề về trao đổi chất.

cac nha khoa hoc dung virus de tieu diet ung thu nhu the nao

Nhóm nghiên cứu đã tập trung vào Leptin – một loại hormone liên quan đến sự thèm ăn và cần thiết cho các tế bào miễn dịch của cơ thể. Các nghiên cứu trong nuôi cấy tế bào cho thấy nồng độ leptin cao giúp tăng cường khả năng hoạt động của các tế bào T để tiêu diệt các tế bào khối u. Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã tái tạo virus oncotylic mang gen sản xuất leptin (virus chức năng kép), khi tiêm trực tiếp loại virus này vào khối u ác tính ở chuột, khối u co lại đáng kể và khoảng ¼ số chuột đã có phản ứng hoàn toàn (nghĩa là khối u của chúng biến mất hoàn toàn). Những con chuột này sống lâu hơn đáng kể so với những con chuột được tiêm virus không mang gen leptin. Một phát hiện khác trong nghiên cứu này là tiềm năng ngăn ngừa ung thư tái phát của virus chức năng kép, bởi loại virus được tăng cường leptin dường như đóng vai trò là vắc-xin ung thư ở một số chuột bị u ác tính, hệ thống miễn dịch của hầu hết những con chuột đã trải qua phản ứng hoàn toàn với virus chế tạo leptin có thể ngăn chặn sự tái phát của các khối u. Trong số ít những con chuột bị tái phát, khối u của chúng phát triển với tốc độ chậm hơn. Đây được xem là hy vọng phát triển khả năng miễn dịch ngăn ngừa tái phát khối u ở những bệnh nhân ung thư.

Hiện các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu, tinh chỉnh các thành phần leptin và bổ sung các phân tử hỗ trợ khác leptin vào oncolytic trước khi sẵn sàng thử nghiệm trên người. Dù chưa biết trước kết quả thử nghiệm trên người nhưng đây thực sự là một liệu pháp mới đầy tiềm năng, đáng hy vọng trong hỗ trợ điều trị ung thư.

Theo Minh Nhật (NIH)/Dantri.com.vn

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load