Bức tranh "vịt hay thỏ?" xuất hiện từ cách đây hơn 100 năm và đến nay vẫn còn gây tranh cãi trong giới tâm lý học.
Thỏ hay vịt? Vịt hay thỏ? Hay bạn chẳng nhìn thấy con nào trong cả hai con ấy?
Đó là một câu hỏi đang gây bão mạng xã hội mặc dù bức tranh đã được vẽ cách đây hơn 100 năm.
Việc bạn nhìn thấy gì trong bức tranh này nói lên nhiều điều về cách hoạt động của bộ não của bạn.
Bạn nhìn thấy con vịt trước hay con thỏ trước và thời gian bạn phát hiện ra hình ảnh của con thứ 2 nhanh đến mức nào chính là chỉ số đo sức sáng tạo của bạn và tốc độ hoạt động của bộ não bạn.
Mặc dù xuất hiện lần đầu tiên trên một tạp chí của Đức vào khoảng năm 1892, nhưng bức tranh này sau đó rất nổi tiếng nhờ nhà tâm lý học người Mỹ Joseph Jastrow vào năm 1899.
Nghiên cứu của Jastrow cho rằng những người có khả năng phát hiện ra hình ảnh của 2 con vật càng nhanh thì họ càng sáng tạo hơn những người khác.
Những người tham gia nghiên cứu dễ dàng nhìn ra 2 con vật là người có thể kể ra trung bình 5 công dụng mới cho một vật dụng hằng ngày, trong khi những người không thể nhìn ra con vật thứ hai chỉ đưa ra chưa đến 2 công dụng mới.
Khoảnh khắc mà bạn nhìn ra con vật thứ hai tương đương với việc bạn nhận ra rằng thế giới có thể được nhìn theo một cách khác.
Những người có khả năng sáng tạo cao thường thể hiện tài năng tìm ra những công dụng mới của một vật cũ hoặc bằng cách tìm ra mối liên hệ giữa 2 vật, 2 ý tưởng trước đó không liên quan.
Khi thực hiện thử nghiệm này ở trẻ em vào các thời điểm khác nhau trong năm, kết quả cho ra cũng khác nhau. Trong dịp Lễ Phục Sinh, trẻ thường nhìn thấy con thỏ trước, còn vào tháng 10, trẻ thường nhìn thấy con vịt trước.
Tuy nhiên, phản ứng của người dùng các mạng xã hội ngày nay trước bức tranh này rất đa dạng - từ ngạc nhiên, bất ngờ sang thất vọng, sau đó là chế giễu bức ảnh, thu hút hàng trăm lượt bình luận và hàng nhìn lượt “like”.
Theo Nguyễn Thảo/Vietnamnet.vn
Theo