Thứ sáu 29/03/2024 05:54 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Bốn xu hướng trong ngành công nghệ thực phẩm

08:49 | 08/05/2022

(Xây dựng) – Vừa qua, giáo sư Adhikari – Chuyên gia từ Đại học RMIT có những chia sẻ về bốn xu hướng công nghệ chính mà ông nhận thấy đang định hình tương lai của thực phẩm.

bon xu huong trong nganh cong nghe thuc pham
Ngành thực phẩm có nguồn gốc thực vật dự đoán sẽ trị giá 162 tỷ USD đến năm 2030.

Đạm thực vật – ngành công nghiệp đang bùng nổ

Theo một báo cáo của Bloomberg Intelligence, ngành này được dự đoán sẽ nhảy vọt từ 24,9 tỷ USD trong năm 2020 lên 162 tỷ USD đến năm 2030. Trong bối cảnh người tiêu dùng hiện nay hiểu biết hơn về nguồn gốc thực phẩm và tác động của chúng lên môi trường, không có gì lạ khi thực phẩm nguồn gốc thực vật đang tăng trưởng theo cấp số nhân trên toàn cầu.

Một trong những xu hướng đang nở rộ là đạm thực vật. Các doanh nghiệp bán sản phẩm đạm động vật hiện đang mở rộng cung cấp thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như thịt thực vật và các sản phẩm thay thế thịt, cũng như bột đạm thuần chay để có thể chiếm lĩnh thị trường mới.

Theo giáo sư Adhikari, thực vật bao hàm những hợp chất với thành phần dinh dưỡng quan trọng như đạm, các chất dinh dưỡng đa lượng (carbs), vitamin, khoáng chất và hóa chất tự nhiên như polyphenol. Một số thực vật chứa hàm lượng đạm rất lớn, có thể chiết xuất và dùng để tạo ra sản phẩm giàu giàu dinh dưỡng và ngon miệng thay thế đạm động vật.

Theo một nghiên cứu công bố trên tạp chí khoa học Nature Food, thịt chiếm gần 60% lượng phát thải nhà kính từ sản xuất thực phẩm. Trong khi nguồn đạm thực vật vừa giàu dinh dưỡng vừa ít tác động đến môi trường hơn động vật.

bon xu huong trong nganh cong nghe thuc pham
Tảo cần ít đất trồng trọt và tạo lượng đạm tương đương với cây trồng trên đất.

Đạm từ tảo – thay đổi lớn tiếp theo

Giáo sư Adhikari cho biết, loại đạm này rất giàu tiềm năng trong việc đem đến nguồn thực phẩm đa dạng, đặc biệt cho những người có chế độ ăn nghiêm ngặt, có thể thay thế cho thành phần từ nguồn gốc động vật nhằm cải thiện kết cấu của thực phẩm có nguồn gốc thực vật, cũng như thực phẩm chức năng tăng cường sức khỏe, chẳng hạn như squalene.

Trong bối cảnh ngành thực phẩm chú trọng hơn vào cách làm bền vững, tảo đang được xem như một nguồn đạm đầy tiềm năng. Trên nhiều phương diện, đạm thực vật và đạm từ tảo có dinh dưỡng tương tự nhau nhưng tảo cần ít đất trồng trọt hơn. Tảo nuôi trồng trong hệ thống bioreactor (một môi trường kiểm soát khép kín) tạo ra lượng đạm tương đương như thực vật, giúp tiết kiệm hàng hecta đất.

bon xu huong trong nganh cong nghe thuc pham
Thành phần trong atiso đỏ có thể hỗ trợ trị tiểu đường và kiểm soát béo phì.

Polyphenol – cú kích cho thực phẩm lành mạnh

Là hợp chất giàu thành phần chống oxy hóa tồn tại tự nhiên trong thực vật. Polyphenol được bổ sung vào thực phẩm lành mạnh hay hỗ trợ sức khỏe như thực phẩm chức năng, giúp bổ sung thêm lợi ích sức khỏe bên cạnh các thành phần dinh dưỡng cơ bản. Chẳng hạn, khi một người không nghỉ ngơi đầy đủ, tế bào của họ tạo ra nhiều gốc oxy hóa hơn làm đẩy mạnh quá trình lão hóa. Polyphenol bóc tách các gốc oxy hóa này và giúp quá trình lão hóa chậm lại.

“Thực vật sản sinh polyphenol để bảo vệ chúng khỏi côn trùng, các vết cắt và thương tổn. Nếu chúng ta dùng polyphenol theo định lượng nhất định, chúng sẽ có tác dụng bảo vệ, đặc biệt khỏi các gốc oxy hóa” - Giáo sư Adhikari giải thích.

bon xu huong trong nganh cong nghe thuc pham
Bánh donut thay đổi hình dạng chỉ là phần nổi của những gì thực phẩm 4D có thể mang tới.

Thực phẩm in 4D – nhà tiên phong tương lai

In 4D là quy trình trong đó vật thể in 3D thay đổi kết cấu theo thời gian - hiện tượng thường sẽ được kích hoạt bởi các yếu tố môi trường như độ ẩm, hơi nóng hay năng lượng từ lò vi sóng.

Yếu tố mới mẻ của thực phẩm in 4D, từ bánh donut thay đổi hình dạng đến bánh quy đổi màu theo thời gian, đang khiến nhiều người rất thích thú. Song tiềm năng thật sự của công nghệ này chính là hỗ trợ cho những người bị chứng khó nuốt.

GS. Adhikari cho biết, nhiều yếu tố cần phải cân nhắc, như kích cỡ, hình dạng, kết cấu, mật độ dinh dưỡng và sự kết hợp các thành phần, những điều này không chỉ giúp việc nuốt và tiêu hóa dễ dàng hơn mà còn tránh được nguy cơ mắc nghẹn”.

Thu Hằng

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load