Thứ sáu 19/04/2024 16:24 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Bộ Xây dựng: Tiết kiệm, chống lãng phí gắn với tăng cường giám sát

10:28 | 09/02/2023

(Xây dựng) – Bộ Xây dựng đặt ra yêu cầu của chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 là phải gắn với tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, thúc đẩy cải cách hành chính, sắp xếp tổ chức bộ máy, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Bộ Xây dựng: Tiết kiệm, chống lãng phí gắn với tăng cường giám sát
Bộ Xây dựng sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên các lĩnh vực.

Xác định là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên

Trong năm 2023, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Bộ Xây dựng trở thành nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc. Từ đó, góp phần huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đảm bảo giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy quá trình phục hồi và tăng trưởng kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Năm nay, Bộ Xây dựng tập trung vào chủ đề: “Triển khai đầy đủ, nghiêm túc, chất lượng, đảm bảo tiến độ các nhiệm vụ, giải pháp, kiến nghị Quốc hội đã đề ra tại Nghị quyết số 74/2022/QH15 về tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”. Chỉ tiêu đề ra trong các lĩnh vực phải được lượng hóa tối đa, phù hợp với tình hình thực tế, bảo đảm thực chất, có cơ sở đánh giá, kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện theo quy định.

Trong năm 2023, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí sẽ chú trọng một số nhiệm vụ trọng tâm cụ thể sau: Thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu thực hiện cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ giao Bộ Xây dựng để góp phần đưa tổng sản phẩm trong nước (GDP) ngành Xây dựng đạt 7,3%.

Phấn đấu đưa diện tích nhà ở bình quân của cả nước đạt 26 m2 sàn/người. Tỷ lệ đô thị hóa cả nước tính theo khu vực nội thành/nội thị phấn đấu đạt 42,6%. Tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch giảm dưới 16%.

Đặc biệt, 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ, được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình.

Mặt khác, Bộ sẽ tập trung rà soát và ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia, đơn giá, định mức kinh tế - kỹ thuật trong đầu tư, xây dựng, dịch vụ công còn thiếu hoặc chồng chéo, mâu thuẫn. Đồng thời, sửa đổi, bổ sung định mức chi tiêu công, tài sản công, xe công, khoán chi, khoán kinh phí sử dụng tài sản công; lao động, biên chế; quản lý, sử dụng tài nguyên, khoáng sản.

Ngoài ra, Bộ Xây dựng siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách cũng như quán triệt nguyên tắc công khai, minh bạch và yêu cầu thực hiện tiết kiệm triệt để, chống lãng phí ngay từ khâu xác định nhiệm vụ, đảm bảo việc thực hiện các nhiệm vụ thống nhất từ khâu lập dự toán đến triển khai phân bổ, quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước.

Điều hành chi ngân sách Nhà nước chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả; cắt giảm các khoản chi chưa thực sự cần thiết. Thực hiện rà soát toàn bộ các khoản chi chuyển nguồn ngân sách Nhà nước, thu hồi các khoản chuyển nguồn không có nhu cầu sử dụng hoặc quá thời gian giải ngân theo quy định.

Lãnh đạo Bộ luôn xác định việc tăng cường quản lý, sử dụng vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu. Bộ Xây dựng sẽ quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách trong lĩnh vực xây dựng.

Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 cũng đưa nhiệm vụ quản lý, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước, khoáng sản trong lĩnh vực VLXD, phải phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tiết kiệm, bền vững, hiệu quả cao nhất.

Năm 2023, sẽ hoàn thiện “Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm VLXD thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050” và xây dựng kế hoạch thực hiện ngay sau khi được phê duyệt. Nghiên cứu giải pháp tăng cường rà soát, quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy hoạch khoáng sản làm VLXD đã ban hành, theo hướng khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn tài nguyên khoáng sản.

Bộ Xây dựng sẽ có lộ trình, kế hoạch, giải pháp cụ thể giải quyết các dự án sử dụng vốn Nhà nước thua lỗ tại các DN. Làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm đối với tổ chức, cá nhân, nhất là người đứng đầu DN làm ăn không hiệu quả, gây thua lỗ, thất thoát, lãng phí trong quản lý, sử dụng nguồn vốn Nhà nước tại DN và các nguồn vốn Nhà nước khác.

Thực hiện tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa các nguồn lực về vốn, đất đai… của DN Nhà nước, giải quyết dứt điểm tình trạng đầu tư dàn trải, ngoài ngành, lĩnh vực kinh doanh chính thông qua việc thoái vốn, bảo đảm các DN Nhà nước tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính. Đồng thời, quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại DN đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả theo đúng quy định.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra

Trên cơ sở Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 của Bộ, các cơ quan, đơn vị trực thuộc phải xây dựng chương trình của đơn vị mình, để cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí.

Trong đó, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cũng như việc thực hiện quy định của pháp luật trong các lĩnh vực theo quy định của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và pháp luật chuyên ngành.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị yêu cầu tập trung tổ chức kiểm tra, thanh tra một số nội dung, lĩnh vực trọng điểm, như quản lý và sử dụng đất, trọng tâm là các dự án không đưa đất vào sử dụng, chậm sử dụng đất; tình hình triển khai thực hiện các dự án đầu tư công; quản lý kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ.

Đối với những vi phạm được phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra, thủ trưởng đơn vị phải khắc phục, xử lý hoặc đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền có biện pháp xử lý. Thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về xử lý vi phạm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị và các cá nhân để xảy ra lãng phí. Quyết liệt trong xử lý kết quả thanh tra, kiểm tra để thu hồi tối đa cho Nhà nước tiền, tài sản bị vi phạm, chiếm đoạt, sử dụng sai quy định, lãng phí phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra.

Đặc biệt, về quản lý, sử dụng vốn đầu tư công phải công khai, minh bạch thông tin và tăng cường giám sát, đánh giá, kiểm tra, thanh tra trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư công, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án để thúc đẩy giải ngân vốn. Có chế tài xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công. Thay thế kịp thời những cán bộ, công chức, viên chức yếu kém về năng lực, trì trệ, gây nhũng nhiễu, tiêu cực, kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực trong quản lý đầu tư công.

Đối với việc quản lý vốn, tài sản Nhà nước đầu tư tại DN cũng phải tăng cường công tác thanh - kiểm tra, kiểm toán, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về cổ phần hóa DN Nhà nước theo kế hoạch, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát vốn, tài sản Nhà nước. Qua công tác hậu kiểm, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải được xác định cụ thể khi để xảy ra lãng phí tại cơ quan, đơn vị mình.

Bộ Xây dựng sẽ tích cực phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể, cơ quan thông tấn, báo chí trong việc tuyên truyền, giám sát thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đạt hiệu quả.

Thực hiện công khai các hành vi lãng phí và kết quả xử lý hành vi lãng phí; nâng cao chất lượng và đổi mới cách thức đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đảm bảo so sánh một cách thực chất và minh bạch kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giữa các cơ quan, đơn vị, góp phần nâng cao hiệu quả công tác này.

Năm 2023, Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Bộ Xây dựng quyết tâm gắn với thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong các lĩnh vực của ngành Xây dựng.

Hà Khánh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Di sản văn hóa cần được coi là nguồn lực cho phát triển​

    Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với chủ trương sửa đổi toàn diện Luật Di sản Văn hóa nhằm tiếp tục thể chế hóa chủ trương của Đảng, khắc phục những khó khăn,nâng cao hiệu quả bảo vệ di sản.

    14:26 | 17/04/2024
  • Bế mạc Kỳ họp 41 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Cuba

    (Xây dựng) - Ngày 15/4, tại La Habana - Cộng hòa Cuba, với sự hiện diện của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang; Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại thương và Đầu tư nước ngoài Ricardo Cabrisas Ruiz – Chủ tịch phân ban Ủy ban liên Chính phủ Cuba - Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị - Chủ tịch phân ban Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Cuba cùng các thành viên chính thức của Đoàn đại biểu hai nước đã tiến hành trọng thể Lễ bế mạc và Lễ ký Biên bản Kỳ họp 41 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Cuba.

    10:25 | 17/04/2024
  • Việt Nam và Cuba hợp tác cùng phát triển qua cơ chế Ủy ban Liên chính phủ

    Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, chiều 15/4, trong khuôn khổ chuyến thăm hữu nghị chính thức Cuba, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã có cuộc hội đàm với Phó Thủ tướng thứ nhất kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại thương và Đầu tư Nước ngoài Cuba Ricardo Cabrisas.

    08:29 | 17/04/2024
  • Đảm bảo hiệu quả trong chương trình mục tiêu phát triển vùng dân tộc thiểu số

    Chiều 16/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét Tờ trình về đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

    22:37 | 16/04/2024
  • Thủ tướng Phạm Minh Chính tri ân những người làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

    Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn công tác bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị tướng huyền thoại, thiên tài quân sự, người học trò ưu tú của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

    22:27 | 16/04/2024
  • Đưa quan hệ Việt Nam-Cuba sang giai đoạn đồng hành cùng phát triển

    Bí thư thứ nhất Cuba mong muốn có thêm doanh nghiệp Việt Nam hợp tác với Cuba để phát huy hiệu quả thế mạnh của mỗi nước, đưa quan hệ Việt Nam-Cuba sang giai đoạn mới đồng hành cùng phát triển.

    18:27 | 16/04/2024
  • Việt Nam sẽ luôn sát cánh, đồng hành để giúp Cuba vượt khó

    Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khẳng định lãnh đạo và nhân dân Việt Nam hết sức coi trọng mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống đặc biệt Việt Nam-Cuba và sẽ luôn sát cánh, đồng hành cùng đất nước Cuba anh em trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức hiện nay; đề nghị Chính phủ Cuba quan tâm, hỗ trợ tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam đầu tư thành công tại Cuba.

    11:03 | 16/04/2024
  • Điều chỉnh 4 nội dung liên quan đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

    Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh tiến độ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật, đồng thời bổ sung 3 dự án, dự thảo trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7.

    21:57 | 15/04/2024
  • Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến diễn ra trong 4 ngày

    Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.

    19:27 | 15/04/2024
  • Bình Dương còn nhiều khó khăn trong phát triển giao thông

    (Xây dựng) - Ngày 15/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dẫn đầu Đoàn công tác làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Dương về tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc. Tham gia Đoàn công tác có Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Xuân Dũng cùng đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Thông tin và Truyền thông…

    19:20 | 15/04/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load