Thứ năm 25/04/2024 08:40 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Bộ Xây dựng bàn cách gỡ khó cho các nhà thầu xây dựng

07:53 | 10/08/2022

(Xây dưng) - Mở đầu cuộc gặp mặt, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ với những khó khăn của các doanh nghiệp xây dựng hiện nay, thể hiện sự cầu thị, lắng nghe tiếng nói của các doanh nghiệp trong ngành để có thể tìm kiếm các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ hiệu quả và kịp thời.

bo xay dung ban cach go kho cho cac nha thau xay dung
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị phát biểu tại cuộc họp.

Thách thức nợ xấu

Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà thầu xây dựng Việt Nam đưa ra những khó khăn, vướng mắc mà các nhà thầu xây dựng đang gặp phải, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vấn đề nợ đọng, nợ xấu trong xây dựng cơ bản – một trong những vấn đề mang tính cốt tử đối với sự tồn tại của các doanh nghiệp nhà thầu nhưng cơ chế, chế tài pháp luật hiện nay chưa đủ sức xử lý triệt để, các cơ chế can thiệp của trọng tài, tài phán cũng không phát huy được nhiều hiệu quả thiết thực

Ông Nguyễn Quốc Hiệp chia sẻ: Trong công nợ có 2 loại, nợ đầu tư công và nợ bên ngoài. Nhiều chủ đầu tư chỉ trả 70% tổng hợp đồng công trình rồi chây ỳ không chịu thanh toán nốt, điều này khiến cho các nhà thầu rơi vào bế tắc, không có tiền trả lãi ngân hàng, không có tiền nuôi nhân công… dẫn đến kiệt quệ và phá sản. Chính vì vậy, cần có cơ chế như xin phép Thủ tướng để các cơ quan truyền thông được công bố các Thông tin về các chủ đầu tư nợ không thanh toán nợ đọng xây dựng, hi vọng điều này sẽ khiến cho các chủ đầu tư sợ mất uy tín, sẽ không hạn chế tình trạng công trình xong và đã nghiệm thu nhưng 5 hoặc 7 năm sau mới thành toán cho các nhà thầu.

Cần cơ chế bảo lãnh thanh toán, bình đẳng trong ký kết hợp đồng

Đối với các công trình sử dụng vốn ngoài ngân sách, Hiệp hội Các nhà thầu xây dựng Việt Nam cũng đề nghị Bộ Xây dựng hỗ trợ xây dựng các quy định, cơ chế bắt buộc về bảo lãnh thanh toán của chủ đầu tư. Hiệp hội nhấn mạnh: nếu vốn ngân sách thì không làm được, nhưng đối với công trình ngoài xã hội thì phải có bảo lãnh thanh toán.

Hiệp hội cũng phản ánh trình trạng tình trạng nhiều Nhà thầu xây dựng phải ký kêt các hợp động không bình đẳng với các chủ đầu tư, trong khi không có công cụ thể chế hỗ trợ, không có cách nào đàm phán với chủ đầu tư. Chính vì vậy, cần có cơ chế về bảo lãnh thanh toán, cơ chế về hợp đồng.

Rất nhiều các nhà thầu hiện nay càng làm càng lỗ, đó là nghịch lý chưa bao giờ xảy ra. Doanh nghiệp thì đói công việc nhưng nghĩ đến đầu tư công lại sợ, sợ cơ chế thanh toán.

Chính vì vậy, nợ đầu tư công trong xây dựng cơ bản cần được giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát, vẫn còn tình trạng nợ đọng vốn đầu tư công trong xây dựng cơ bản, có nợ 3 năm, 5 năm không giải quyết, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư thống kê lại, báo cáo Chính phủ xử lý nợ đọng này.

Đơn giá, định mức xây dựng cũng chưa đáp ứng được thực tế công việc. Nếu Bộ trưởng cho phép, Hiệp hội cam kết sẵn sáng tham mưu cho Viện Kinh tế, Cục Kinh tế xây dựng thuộc bộ để thực sự cải tiến hệ thống định mức, đơn giá. Bởi với hệ thống định mức, đơn giá hiện nay có nhiều điểm còn lỗi thời, không phù hợp và gây cản trở thực tế

Giá vật liệu tăng trong thời gian qua cũng là một cản trở rất lớn cho các nhà thầu khi phải bù lỗ và không được các nhà đầu tư trợ giá.

Hệ thống thanh tra còn chồng chéo nhiều cấp thanh tra: Bộ, Sở, quận, phường, tài nguyên môi trường, khoa học công nghệ… đều vào thanh tra, khiến cho công việc gặp cản trở.

Bất cập các quy định luật

Luật Phòng cháy chữa cháy cũng có nhiều bất cập. Tiêu chuẩn Phòng cháy chữa cháy của Việt Nam cao nhất thế giới, mặc dù tiêu chuẩn này là kế thừa các tiêu chuẩn của Mỹ, nhưng nhiều nội dung kế thừa không phù hợp thực thế như: cửa ra vào yêu cầu chống cháy được 70 phút, khâu đốt cửa thử độ chống cháy chưa thực sự hiệu quả gây lãng phí.

Rèm chống cháy chỉ có nhập khẩu và chỉ có doanh nghiệp do Cục Phòng cháy chữa cháy chỉ định nhập, do đó giá thành vọt lên, nhưng không mua ở các doanh nghiệp này thì các nhà thầu không thể mua ở đâu.

Về cơ chế đấu thầu đầu tư công, hiện Thủ tướng đang có kế hoạch chỉ định thầu một số gói thầu, nên phân chia gói thầu như thế nào cho hợp lý, như gói thầu Long Thành. Gói thầu lớn nên cơ hội cho nhà thầu Việt Nam đủ tiêu chuẩn là rất khó. Nên khó tránh khỏi xảy ra hiện tượng các nhà thầu Việt Nam phải đi làm thầu phụ cho nhà thầu nước ngoài. Trong khi năng lực thi công, năng lực công nghệ của các nhà thầu Việt Nam tiến triển rất nhanh và có trình độ cao.

Các nhà thầu Việt Nam hiện nay làm công trình ngầm, công trình 81 tầng rất bài bản, quy củ, sạch sẽ, nghiêm túc… đấy là những tiềm năng lớn để phát triển nếu các nhà thầu Việt Nam nhận được các hỗ trợ hữu hiệu.

Về vấn đề đào tạo, trước kia Bộ Xây dựng quản lý hệ thống các doanh nghiệp. Sau khi các doanh nghiệp tự lo thì doanh nghiệp không biết bấu víu vào đâu, đại đa số doanh nghiệp có quy mô nhỏ không có khả năng đào tạo. Hiệp hội đề nghị các doanh nghiệp lớn đứng ra cung cấp dịch vụ cung cấp thợ, rất mong có những ý kiến chỉ đạo và hỗ trợ từ Bộ Xây dựng.

Cuối cùng, để cho hoạt động của các doanh nghiệp ngành Xây dựng được thuận lợi, Hiệp hội Các nhà thầu xây dựng Việt Nam - tổ chức bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp ngành, tổ chức tập hợp tinh hoa của ngành Xây dựng – bày tỏ mong muốn được gắn kết hơn nữa với các hoạt động của Bộ Xây dựng, mong được Bộ quan tâm, tổ chức các buổi gặp mặt, tiếp xúc, lắng nghe ý kiến nhiều hơn và thường xuyên hơn, và có các hỗ trợ thực sự thiết thực đối với các doanh nghiệp của Hội.

bo xay dung ban cach go kho cho cac nha thau xay dung
Toàn cảnh cuộc họp.

Bộ Xây dựng nghiên cứu, bảo đảm quyền lợi, lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhà thầu

Trả lời những ý kiến đóng góp và đề xuất của Hiệp hội Các nhà thầu xây dựng Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị ghi nhận và đánh giá cao Các doanh, nghiệp nhà thầu Việt Nam đã có bước phát triển ổn định, vững chắc về cả quy mô, năng lực và kinh nghiệm trong những năm vừa qua. Bộ trưởng cũng bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ với Hiệp hội và các Thành viên về những khó khăn, vướng mắc và Hiệp hội và các thành viên hiện đang gặp phải.

Bộ trưởng khẳng định ngành Xây dựng là ngành tạo ra của cải, cơ sở vật chất kỹ thuật cho cả nền kinh tế. Trong bối cảnh đất nước ta còn đang trong tiến trình phát triển, hướng tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sẽ có nhiều dư địa cho việc tập trung đầu tư xây dựng. Nếu chúng ta không chia sẻ, hỗ trợ, tháo gỡ các vướng mắc cho các nhà thầu xâu dựng Việt Nam thì các nhà thầu sẽ thụt lùi, thậm chí buộc phải nhường thị trường cho nhà thầu nước ngoài. Bộ Xây dựng ghi nhận, cảm ơn và đánh giá cao những ý kiến thực tế, thẳng thắn của Hiệp hội và các doanh nghiệp.

Bộ trưởng đề nghị các đơn vị trực thuộc Bộ phải thực sự cầu thị, nghiêm túc lắng nghe và chia sẻ với doanh nghiệp, tiếp tục có những tiếp xúc, trao đổi cụ thể, chi tiết hơn nữa khi làm việc với Hiệp hội Nhà thầu trong thời gian tới. Bộ trưởng khẳng định đây là tiếng nói của thực tế, từ thực tiễn, và là tiếng nói hết sức giá trị trong quá trình xây dựng chính sách, thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng và yêu cầu các đơn vị đổi mới trong công tác xây dựng thể chế, chính sách theo hướng tăng cường bảo vệ các quyền lợi chính đáng nhà thầu, đảm bảo các chính sách có tính khả thi, thiết thực, và đồng bộ.

Cũng nhân buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị thẳng thắn thừa nhận mặc dù đã có quy chế phối hợp của Bộ Xây dựng với Tổng hội, các Hiệp hội, nhưng Bộ chưa thực thực sự hiệu quả Quy chế này. Trong thời kỳ tới, định kỳ hàng năm, Bộ Xây dựng hàng năm sẽ làm việc Hiệp hội để được lắng nghe các phản ánh, kiến nghị thực tế, và sẽ hết sức cầu thị nghiên cứu, tiếp thu để sửa đổi, bổ sung các quy định, chính sách của ngành cho phù hợp, bảo đảm quyền lợi, lợi ích chính đáng, hợp pháp của các nhà thầu.

Liên quan đến vấn đề tăng giá vật liệu, Bộ trưởng cho biết Bộ Xây dựng đã rà soát, đánh giá kỹ lượng thực trạng, tác động của vấn đề này và đã có báo cáo chi tiết gửi Thủ tướng Chính phủ, trong đó đã đề xuất nhiều giải pháp cụ thể để Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo. Trong đó, vướng mắc nhất cần tháo gỡ là vấn đề hợp đồng đơn giá cố định, hợp đồng trọn gói không thể điều chỉnh do các quy định cứng của pháp luật hiện hành.

Về vấn đề định mức, giá xây dựng, Bộ trưởng khẳng định Bộ đã hết sức quan tâm đến công tác này; đã chủ động trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2017 Đề án Hoàn thiện hệ thống định mức, giá xây dựng. Triển khai thực hiện Đề án, Giai đoạn đầu, Bộ Xây dựng đã hoàn thành công tác rà soát 16.005/16.005 định mức xây dựng do Bộ Xây dựng công bố, loại bỏ khoảng 2.000 định mức quá lạc hậu, sửa đổi 6.500 định mức, bổ sung 1.500 định mức mới; điều chỉnh giảm hao phí định mức nhân công khoảng từ 5%÷25% và hao phí định mức máy thi công khoảng từ 5%÷20%. Những năm tiếp theo, Bộ Xây dựng đã tiếp tục thực hiện rà soát, ban hành định mức xây dựng sử dụng chung 02 lần vào các năm 2019 và 2021 với tổng số khoảng 15.700 định mức được ban hành tại Thông tư số 10/2019/TT-BXD năm 2019 và Thông tư số 12/2021/TT-BXD năm 2021. Các Bộ ngành khác cũng đã hoàn thành rà soát khoảng 13.500 định mức chuyên ngành, loại bỏ gần 1.400 định mức, sửa đổi hơn 8.200 định mức, giữ nguyên 3.800 định mức, công bố và xây dựng bổ sung khoảng gần 6.000 định mức. Tổng số định mức chuyên ngành sau khi rà soát đã ban hành của các Bộ ngành là khoảng 18.000 định mức. Theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng, một số địa phương có định mức đặc thù cũng đã rà soát và ban hành khoảng 1.000 định mức.

Hệ thống định mức và suất vốn đầu tư xây dựng mới được ban hành đã phản ánh được năng suất lao động trung bình tiên tiến, trình độ phát triển công nghệ xây dựng, trình độ quản lý, ứng dụng vật liệu mới của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, đồng thời khắc phục được một số bất cập cố hữu về phạm vi, đối tượng áp dụng của hệ thống định mức để nâng cao hiệu quả quản lý, bám sát và phục vụ tốt hơn các vấn đề thực tiễn. Tuy nhiên, trong thời gian tới, Bộ Xây dựng, các bộ quản lý xây dựng chuyên ngành và các địa phương sẽ tiếp tục định kỳ rà soát, ban hành mới hệ thống này do Hệ thống định mức dự toán ban hành mới vẫn chưa bao phủ được hết các công tác xây dựng có yêu cầu công nghệ thi công tiên tiến, hiện đại; chưa bao phủ hết định mức của một số công tác có tính chất chuyên ngành và đặc thù và vẫn còn một số định mức ban hành có hao phí định mức thấp, chưa sát với thực tế thi công xây dựng công trình, ảnh hưởng đến đơn giá, chi phí xây dựng công trình.

Về tiêu chuẩn, quy chuẩn và Luật phòng cháy chữa cháy, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị giao Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường tiếp tục làm việc với các đơn vị chức năng của Bộ Công an để tìm các hướng giải quyết phù hợp đối với các vướng mắc mà Hiệp hội đã phản ánh

Cuối cùng, Bộ trưởng Nguyễn Thanh nghị bày tỏ hi vọng sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, phối hợp và sự tham gia phản biện chính sách nhiều hơn nữa của Hiệp hội Nhà thầu trong thời gian tới.

Hạ Ly

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load