Thứ sáu 29/03/2024 17:03 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Bộ trưởng TT&TT: Sứ mệnh mới là nguồn lực để Việt Nam bứt phá vươn lên

11:24 | 12/01/2021

Năm 2020 nói riêng và giai đoạn 2016-2020 nói chung, ngành Thông tin và Truyền thông tiếp tục có những bước phát triển mạnh mẽ.

bo truong tttt su menh moi la nguon luc de viet nam but pha vuon len
Hội nghị Tổng kết công tác năm 2020 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2021 của Bộ TT&TT. Ảnh: Đỗ Linh

Sáng 12/1, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2020 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2021.

Phát biểu tại sự kiện, Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết nhân loại đang đứng trước cuộc chuyển đổi lịch sử, nơi thách thức và cơ hội lớn luôn đi song hành. "Tại nơi đó, nhìn rõ các thách thức và xác định đúng không gian sống mới đóng vai trò quyết định cho mọi sự phát triển", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Nhìn lại giai đoạn 2016 - 2020, toàn ngành TT&TT đã tiếp tục có những bước phát triển mạnh mẽ. Đến nay, hầu hết các chỉ số phát triển ngành đã đề ra cho cả giai đoạn đều đã đạt được hoặc vượt mức các chỉ tiêu đã đề ra. Các chỉ số tăng trưởng của nhiều lĩnh vực thuộc ngành đều được các tổ chức trong nước và quốc tế đánh giá cao.

bo truong tttt su menh moi la nguon luc de viet nam but pha vuon len
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: Đỗ Linh

Lĩnh vực bưu chính

"Nếu bưu chính là chuyển phát thư và bưu kiện thì bưu chính sẽ vẫn là bưu chính. Nhưng nếu bưu chính là đảm bảo dòng chảy vật chất bên cạnh dòng chảy dữ liệu, nếu bưu chính là nền tảng để hỗ trợ mọi cá nhân, mọi hộ gia đình có thể kinh doanh, có thể tiếp cận thị trường toàn quốc và toàn cầu, thì bưu chính là nền tảng giúp người dân kinh doanh làm giàu và thoát nghèo", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh tại Hội nghị Tổng kết 2020 của Bộ TT&TT, đồng thời đánh giá "không gian sống của bưu chính, sứ mệnh mới của bưu chính là vô cùng lớn lao".

Trong năm 2020, mạng lưới bưu chính, viễn thông và hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia đã có những bước phát triển nhanh chóng, vững chắc trên phạm vi cả nước.

Một trong thành tựu đáng kể nhất của ngành, đó là công bố nền tảng Mã địa chỉ bưu chính gắn với bản đồ số V-Map (Vpostcode) với hơn 23 triệu địa chỉ để thúc đẩy chuyển đổi số trong bưu chính, tạo nền tảng logistics cho sự phát triển của thương mại điện tử và kinh tế số.

Ngoài ra, việc triển khai thực hiện Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) qua dịch vụ bưu chính công ích cũng được đẩy mạnh.

Nhìn lại một năm qua, tổng doanh thu dịch vụ bưu chính đạt trên 35 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước đạt 2,4 nghìn tỷ đồng; tổng sản lượng bưu gửi đạt 953 triệu bưu gửi, 90% số xã có điểm phục vụ bưu chính có người phục vụ, 89% số điểm bưu chính có kết nối Internet.

Lĩnh vực Viễn thông

2020 là một năm ghi nhận ngành Viễn thông có nhiều chuyển dịch, đột phá mới, với điểm nhấn là thử nghiệm thành công thiết bị thu phát sóng 5G "Make in Việt Nam", đồng thời cấp phép cho các DN viễn thông (Viettel, MobiFone, VNPT) thử nghiệm thương mại và dịch vụ viễn thông 5G từ tháng 11. Từ đó hướng đến xem xét, triển khai diện rộng trong năm 2021.

Trước đây, chúng ta thường đi chậm chân hơn các nước phát triển trong những lần triển khai di động - viễn thông (cụ thể là 2G, 3G, 4G), nhưng nhờ định hướng phát triển nhanh và mạnh trong lĩnh vực 5G đã giúp Việt Nam chuyển mình, lọt vào nhóm những quốc gia dẫn đầu cuộc đua 5G trên thế giới.

Cũng trong năm 2020, Bộ TT&TT cũng đã chỉ đạo các DN viễn thông triển khai có hiệu quả các biện pháp ngăn chặn và xử lý tình trạng SIM rác, tin nhắn rác, cuộc gọi rác, cuộc gọi giả mạo, tăng cường chia sẻ, sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông.

Tỷ lệ triển khai dịch vụ chuyển mạng thông tin di động giữ nguyên số thuê bao thành công, đạt gần 93% với xấp xỉ 2 triệu thuê bao đã tìm được nhà cung cấp dịch vụ phù hợp.

Tại Hội nghị Tổng kết năm, Bộ trưởng Hùng khẳng định rằng một "không gian mới, sứ mệnh mới của viễn thông đã và đang dần hình thành".

Lĩnh vực ứng dụng Công nghệ thông tin

Năm 2020, Công nghệ thông tin, công nghệ số đã có sự phát triển mạnh mẽ, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội từ trung ương đến địa phương, từ các cá nhân, tổ chức đến doanh nghiệp, cơ quan đơn vị trong bộ máy chính quyền.

Đặc biệt, Chương trình Chuyển đổi số quốc gia do ngành TT&TT chủ trì xây dựng và triển khai thực hiện với mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số lớn mạnh của Việt Nam để vươn ra thế giới đã được lan tỏa sâu rộng trên phạm vi toàn quốc.

"Chuyển đổi số là sự phát triển tiếp theo của ứng dụng CNTT, nhưng là sự phát triển mang tính đột phá", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh. "Tương lai của ứng dụng CNTT, của chuyển đổi số là đi đầu ngay từ đầu, qua đó bứt phá vươn lên, thay đổi thứ hạng. Vì đi đầu thành công mà trở thành dẫn dắt nước khác".

Lĩnh vực an toàn thông tin, an ninh mạng (ATANM)

Song song với việc thúc đẩy sự phát triển bùng nổ của công nghệ số, trong thời gian qua, ngành TT&TT cũng đã có những bước đi quan trọng trong lĩnh vực an toàn, an ninh mạng nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý trong lĩnh vực này; hình thành nên bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về an toàn, an ninh mạng từ trung ương đến địa phương.

Đồng thời, trong giai đoạn vừa qua, ngành TT&TT cũng đã khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của báo chí trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Theo Báo cáo Chỉ số An toàn thông tin toàn cầu ITU, Việt Nam xếp thứ 50 trên tổng số 194 quốc gia (tăng 50 bậc so với năm 2017), được xếp vào nhóm có chỉ số cao.

Để có được kết quả này, trong năm 2020 hành lang pháp lý và các văn bản hướng dẫn trong lĩnh vực ATANM đã tiếp tục hoàn thiện, với nhiều nghị định, nghị quyết từ Thủ tướng Chính phủ được ban hành.

Bên cạnh đó, tỷ lệ doanh thu sản phẩm ATANM nội địa so với sản phẩm nước ngoài năm 2020 đạt 47,3% (tăng 10,1% so với năm 2019), một số giải pháp ATANM của DN Việt đã được xuất khẩu và được đánh giá cao.

Lĩnh vực công nghiệp CNTT, Điện tử viễn thông (ICT)

Năm 2020 đánh dấu mốc lần đầu tiên Việt Nam công bố chính thức về định hướng phát triển doanh nghiệp công nghệ số, khởi động chiến lược Make in Việt Nam, khẳng định vai trò và vị trí quan trọng của DN công nghệ số Việt Nam tham gia phát triển kinh tế số, chuyển đổi số quốc gia.

Thực tế ghi nhận năm 2020, các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã khẳng định vai trò tiên phong trong nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo, làm chủ công nghệ, đóng góp quan trọng vào quá trình chuyển đổi nền kinh tế số để thực hiện khát vọng vì một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.

Theo đó, ICT tiếp tục là một trong những ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất của cả nước, có đóng góp lớn vào GDP quốc gia.

Lĩnh vực báo chí

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh vai trò của báo chí, đồng thời cho rằng báo chí đã nhận về mình một sứ mệnh mới. "Báo chí là phản ánh trung thực dòng chảy chính của xã hội, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ngấm sâu vào từng người dân, lan tỏa năng lượng tích cực, tạo đồng thuận và niềm tin xã hội, khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường thịnh vượng, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần cho Việt Nam bứt phá vươn lên trở thành nước phát triển thu nhập cao", Bộ trưởng cho biết.

Theo đó, báo chí trong năm 2020 được nhìn nhận chính là kênh thông tin quan trọng, thiết yếu giúp Chính phủ điều hành kinh tế - xã hội, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội; đấu tranh phòng chống tiêu cực, chống diễn biến hòa bình và các luận điệu xuyên tạc, phản động của các thế lực thù địch; phản ánh trung thực dòng chảy chính của xã hội Việt Nam, tạo đồng thuận, lan tỏa năng lượng tích cực, tạo niềm tin xã hội, khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần để Việt Nam bứt phá vươn lên.

Ngoài ra, các hoạt động báo chí, thông tin đối ngoại đã chuyển tải ra thế giới thông tin sinh động, đa chiều về đất nước, con người Việt Nam ổn định, thân thiện, năng động và giàu tiền năng phát triển.

Báo chí cũng cung cấp một khối lượng kiến thức thông tin phong phú, đa chiều, đáp ứng đầy đủ nhu cầu thụ hưởng văn hóa tinh thần ngày càng cao của nhân dân, góp phần xây dựng và phát triển văn hóa đọc của Việt Nam.

Hướng đến năm 2021, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá đây không chỉ là một năm mới, mà còn là năm đầu của giai đoạn 5 năm để Việt Nam vượt qua thu nhập trung bình thấp, là năm đầu của giai đoạn 10 năm để đến năm 2030 Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình cao, là năm đầu của giai đoạn 25 năm để Việt Nam năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao, theo định hướng XHCN.

"Thách thức mới, cơ hội mới sẽ tạo ra sứ mệnh mới, không gian mới. Sứ mệnh mới, không gian mới sẽ tạo ra năng lượng mới, cách tiếp cận mới, và đây sẽ là nguồn lực để Việt Nam bứt phá vươn lên", Bộ trưởng Hùng chỉ đạo tại Hội nghị.

"Từ những nhận thức mới và tầm nhìn mới, các đơn vị trong ngành TT&TT sẽ phải cụ thể hóa thành các chương trình hành động. Chỉ thị 01 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ TT&TT đã chỉ rõ những việc mà ngành chúng ta phải làm. Với tinh thần là, khát vọng hùng cường thịnh vượng, sứ mệnh lớn, mục tiêu cao, cách tiếp cận mới, giải pháp đột phá, việc 5 năm làm trong 1 năm, phát triển nhanh và bền vững, và qua đó mà xuất hiện người hiền tài cho ngành, cho đất nước".

Theo Nguyễn Nguyễn/Dantri.com.vn

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Tăng sức mạnh quản trị hệ thống công nghệ thông tin trong doanh nghiệp

    (Xây dựng) - Sự bùng nổ nhu cầu số hóa của doanh nghiệp đã thúc đẩy tích hợp trí tuệ nhân tạo AI để dự đoán tốt hơn các vấn đề về công nghệ thông tin (CNTT). AIOps (phân tích hoạt động công nghệ thông tin) trở thành một lĩnh vực phát triển vô cùng mạnh mẽ.

    15:46 | 18/03/2024
  • Công nghệ UAV LiDAR mới từ YellowScan giúp thu thập dữ liệu địa hình chuyên sâu cho ngành Xây dựng

    (Xây dựng) - Các giải pháp sử dụng công nghệ UAV LiDAR hiện đang là một công cụ lõi, được quan tâm và phổ biến rộng rãi trong ngành Xây dựng nhờ vào độ chính xác vượt trội và quy trình làm việc tối ưu.

    14:50 | 18/03/2024
  • Ứng dụng công nghệ để nâng cao chất lượng quy hoạch kiến trúc

    (Xây dựng) – Hiện nay, công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong mọi khía cạnh của cuộc sống, đối với lĩnh vực quy hoạch kiến trúc cũng không ngoại lệ. Bởi công nghệ đã tạo ra cơ hội mới, mở ra những cánh cửa sáng tạo và biến những ý tưởng trở thành hiện thực. Đồng thời, nó cũng mang lại những thách thức và yêu cầu kiến trúc sư (KTS) phải thích nghi với tốc độ biến đổi nhanh chóng, cập nhật, ứng dụng công nghệ trong công việc quản lý, thiết kế quy hoạch kiến trúc… Hội KTS Bình Dương đã tổ chức Hội thảo “Tư duy sáng tạo và ứng dụng công nghệ trong quy hoạch xây dựng, thiết kế đô thị”, để làm rõ hơn những ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực quy hoạch kiến trúc.

    11:24 | 18/03/2024
  • Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông: "Không gian mạng là trận địa chính của báo chí"

    (Xây dựng) - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng không gian mạng bây giờ là trận địa chính của báo chí.

    09:10 | 16/03/2024
  • Lạng Sơn: Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển kinh tế số năm 2024

    (Xây dựng) - Xác định chuyển đổi số là giải pháp đột phá thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, UBND tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Văn bản số 299/UBND-KGVX về việc tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển kinh tế số năm 2024.

    10:21 | 15/03/2024
  • Bình Dương lọt top 10 về Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2023

    (Xây dựng) - Bộ Khoa học và Công nghệ mới công bố kết quả xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2023 sau một năm xây dựng. Theo kết quả phân tích, đánh giá Bình Dương đạt 48,64 điểm, xếp hạng 8 trong 63 tỉnh, thành.

    22:35 | 14/03/2024
  • Hà Nội dẫn đầu cả nước về chỉ số đổi mới sáng tạo

    (Xây dựng) - Ngày 12/3, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã chính thức công bố Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII). Theo đó, Hà Nội đứng đầu trong Top 10 các địa phương về đổi mới sáng tạo.

    11:20 | 13/03/2024
  • Sửa đổi quy định liên quan đến Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp

    (Xây dựng) - Tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 95/2014/NĐ-CP quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN), Bộ KH&CN đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp.

    08:27 | 12/03/2024
  • Ra mắt ứng dụng quét mặt đoán tính cách ANBI

    (Xây dựng) – Mới đây, Công ty Cổ phần Công nghệ và Phát triển ANAN chính thức ra mắt ứng dụng quét mặt đoán tính cách ANBI. Với công nghệ AI tiên tiến, ANBI giúp người dùng khám phá bản thân, nhận định tính cách. Qua đó có thể xây dựng phương pháp giáo dục để phát triển bản thân toàn diện với phương thức một cách chính xác – tốc độ - đơn giản – cập nhật.

    18:48 | 10/03/2024
  • Bộ Xây dựng yêu cầu trước 15/3 các đơn vị phải nộp đề xuất nhiệm vụ khoa học công nghệ năm 2025

    (Xây dựng) - Bộ Xây dựng yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ, các tổ chức cá nhân ngoài Bộ gửi đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2025 về Bộ qua Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường trước ngày 15/3/2024 để tổng hợp, tổ chức thẩm định và xây dựng danh mục nhiệm vụ.

    10:11 | 09/03/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load