Thứ sáu 26/04/2024 04:47 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Hết sức thận trọng khi xây thủy điện nhỏ

15:20 | 24/10/2020

Trả lời báo chí bên lề Quốc hội sáng nay, Bộ trưởng TN - MT Trần Hồng Hà nhấn mạnh: Thủy điện bao giờ cũng có 2 mặt, quan điểm của Bộ là “không khuyến khích phát triển thủy điện nhỏ bằng mọi giá ”.

Nhiều ý kiến cho rằng lũ lụt lịch sử ở miền Trung vừa qua có ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Vậy dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) đề cập đến vấn đề này như thế nào?

Vấn đề biến đổi khí hậu và thiên tai lũ lụt được điều chỉnh trong nhiều luật. Nhưng nguyên nhân của thiên tai lũ lụt vừa qua mà xã hội nói đúng là do biến đổi khí hậu cực đoan. Vì tất cả chỉ số đều vượt các lũ lịch sử, chỉ số cảnh báo đều vượt. Điều này cho thấy tính chất cực đoan, diễn ra một cách tổ hợp các loại thiên tai cùng lúc.

Thiên tai xảy ra ở miền Trung vừa qua là tổ hợp các loại hình thời tiết nguy hiểm do khí hậu cực đoan.

bo truong tran hong ha het suc than trong khi xay thuy dien nho
Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà

Trong dự thảo Luật Bảo vệ môi trường lần này không đề cập đến các sự cố thiên tai (đã được điều chỉnh ở các luật khác) mà tập trung phòng ngừa, ngăn chặn sự cố do con người từ các dự án phát triển kinh tế xã hội ô nhiễm môi trường.

Không khuyến khích phát triển thủy điện nhỏ bằng mọi giá

Qua vụ việc dự án thủy điện Rào Trăng 3, nhiều ý kiến cũng nhắc đến tác động của các dự án thủy điện. Quan điểm của Bộ TN-MT về việc này?

Vấn đề này Bộ Công thương, Bộ NN&PTNT cũng đã nói rồi. Còn quan điểm của Bộ TN-MT là đối với các nhà máy thủy điện phụ thuộc vào thiết kế mới đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu. Như các nhà máy thủy điện lớn hiện nay giải quyết rất tốt bài toán về cắt lũ, điều tiết để cung cấp nước cho mùa hạn.

Còn những thủy điện nhỏ không đáp ứng được yêu cầu đó. Vì vậy, khi làm thủy điện đều phải tính đến an toàn từng cái hồ trong vấn đề tác động tích lũy của hệ thống các hồ. Thủy điện, bao giờ cũng có 2 mặt và quan điểm của Bộ TN-MT là “không khuyến khích phát triển thủy điện nhỏ bằng mọi giá”.

Quốc hội khóa XIII thảo luận, Bộ TN-MT và các bộ, ngành đã tham mưu cắt giảm hơn 400 hồ thủy điện con rồi. Trong thời gian sắp tới, chúng ta hết sức thận trọng khi xây các thủy điện nhỏ.

bo truong tran hong ha het suc than trong khi xay thuy dien nho
Lực lượng cứu hộ giúp dân vượt lũ ở miền Trung

Khi phát triển các loại thủy điện thì phải chú ý phương án công nghệ để hài hòa với môi trường.Tức là chúng ta không làm các đập dâng, mà sử dụng năng lượng thế năng tự nhiên của nước, công suất quy mô của từng nhà máy nhỏ nhưng công suất toàn bộ trên hệ thống của sông thì vẫn đáp ứng được. Như vậy chi phí đầu tư sẽ lên nhưng bền vững.

Con người phải sống hài hòa, tôn trọng thiên nhiên

Vậy theo Bộ trưởng, làm sao để phòng ngừa các hiện tượng cực đoan do thời tiết, biến đổi khí hậu gây ra?

Trong dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) có đưa đồng bộ các giải pháp.

Thứ nhất kiểm soát chặt chẽ hơn, thực chất hơn các nguyên nhân do con người, do phát triển kinh tế thông qua kiểm soát chất thải.

Tôi muốn nói các vấn đề sự cố thiên tai do con người, thông qua quy hoạch bảo vệ môi trường, phân vùng môi trường để thực hiện thật tốt hơn, hạn chế tác động con người, phát triển kinh tế, ví dụ như thủy điện.

Thông qua các công cụ đánh giá tác động môi trường, quy chuẩn môi trường để đưa môi trường dần trở lại trạng thái tự nhiên. Đây là xu thế đảo ngược tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay.

Vấn đề thứ hai có phần hết sức quan trọng là hệ sinh thái tự nhiên. Đây là môi trường chúng ta sống, nơi sẽ cung cấp không khí, hấp thụ chất thải. Hệ sinh thái tự nhiên có tác dụng rất lớn đến phòng chống thiên tai.

Vì vậy chúng tôi nhấn mạnh đến vấn đề bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, nhấn mạnh quan điểm rất rõ con người phải sống hài hòa tự nhiên, tôn trọng thiên nhiên.

Luật lần này có siết chặt hơn việc đánh giá tác động môi trường, thư Bộ trưởng?

Luật lần này thể hiện hai quan điểm, một là quản lý môi trường dựa trên khoa học, tính chất quy mô của chất thải ra môi trường; hai là dựa trên dự án đó có tác động thế nào đến hệ sinh thái và môi trường tự nhiên. Và các tiêu chí này cụ thể, khoa học.

Một mặt, chúng ta xác định dự án nằm trong tiêu chí chất thải và tính chất quy mô lớn, chúng ta sẽ khoanh lại, tập trung quản lý cụ thể hơn, thực chất hơn.

Dự án thân thiện môi trường, quy mô tác động không lớn phạm vi ảnh hưởng không lớn tới môi trường thì sẽ bằng biện pháp hậu kiểm, thay bằng trước nay kiểm soát tất cả nhưng thực tế nhân lực, vật lực hạn chế.

Nghĩa là chúng ta sẽ tăng cường quản lý đối với những đối tượng tiềm năng nguy cơ gây ô nhiễm cao. Các công cụ quản lý đi vào thực chất, dựa trên cơ sở khoa học, thống nhất xuyên suốt mà thế giới cũng đã làm.

Thứ hai là chúng ta sẽ tháo gỡ các thủ tục hành chính không cần thiết, mang tính chất hình thức với dự án thân thiện môi trường và có hành lang để các dự án thân thiện đơn giản thủ tục nhất, ít chi phí tuân thủ nhất, tham gia đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội.

Theo Thu Hằng/Vietnamnet.vn

Cùng chuyên mục
  • Quảng Ninh: Người dân 2 xã biển đảo Quan Lạn và Minh Châu mong mỏi được dùng nước sạch

    (Xây dựng) – Mặc dù dự án cấp nước sạch cho đảo Quan Lạn, Minh Châu (huyện Vân Đồn) triển khai đã nhiều năm, đến nay hàng trăm hộ dân ở 2 xã biển đảo này vẫn chưa có nước sạch sử dụng.

  • Hà Nội: Đảm bảo cung cấp nước sạch mùa hè cho người dân

    (Xây dựng) – UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc bảo đảm cung cấp nước sạch mùa hè năm 2024 cho người dân trên địa bàn Thành phố.

  • Vùng đất “gian lao mà anh dũng”

    (Xây dựng) - Những ngày tháng 4 lịch sử, trở lại BR-VT, chúng tôi cảm nhận sự đổi thay và nhịp sống căng tràn của vùng đất ven biển trù phú này.

  • Đắk Lắk: Mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông và kinh tế xanh

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Đắk Lắk vừa công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, với tầm nhìn đến năm 2050, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, đồng thời tăng cường hạ tầng giao thông. Điều này được thể hiện qua sự ưu tiên đặc biệt cho việc phát triển cao tốc kết nối vùng Tây Nguyên.

  • Hà Nội: Phát triển đô thị xanh, bền vững

    (Xây dựng) - Chương trình 03-CTr/TU về chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 - 2025 của Thành ủy Hà Nội thực hiện đến nay đã cơ bản hoàn thành 4/19 chỉ tiêu. 11/19 chỉ tiêu đang hoàn thiện và có khả năng hoàn thành vào năm 2025; đối với 4/19 chỉ tiêu còn vướng mắc cũng được các sở, ngành tập trung rà soát, tháo gỡ, đôn đốc thường xuyên vì mục tiêu phát triển đô thị Hà Nội theo hướng xanh, thông minh, bền vững.

  • Lợi ích cho đoàn viên, người lao động

    (Xây dựng) - Bên cạnh việc bảo đảm quyền lợi người lao động, chăm lo đời sống vật chất, để đoàn viên công đoàn yên tâm lao động, sản xuất, Công đoàn ngành Xây dựng Việt Nam đã có nhiều hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Đặc biệt thực hiện chủ trương của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) về nâng cao lợi ích cho đoàn viên, với mong muốn đem lại nhiều lợi ích hơn nữa cho đoàn viên và người lao động ngành Xây dựng, Công đoàn Xây dựng Việt Nam (CĐXDVN) đã thỏa thuận hợp tác về cung cấp dịch vụ, sản phẩm với một số đơn vị để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ với giá ưu đãi cho đoàn viên và người lao động ngành Xây dựng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load