Thứ bảy 05/10/2024 20:22 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Bộ trưởng thị sát nơi từng diễn ra lễ hội có tập tục “đập trâu”

21:49 | 18/03/2015

(Xây dựng) - Sáng nay (18.3), Đoàn công tác của Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch (VHTT&DL) do Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh dẫn đầu đã đến kiểm tra công tác tổ chức quản lý lễ hội năm 2015 tại tỉnh Phú Thọ, trực tiếp đến đối thoại với người dân xã Hương Nha và Xuân Quang - đây là hai địa phương tổ chức lễ hội cầu trâu gây bức xúc dư luận vừa qua.


Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh lắng nghe, chia sẻ với các cụ cao niên xã Hương Nha và Xuân Quang

Phú Thọ là một trong những địa phương có nhiều điểm di tích lịch sử, văn hóa, nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc của vùng đất tổ cần được bảo vệ, gìn giữ và phát huy. Trong những năm vừa qua, với sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, sự ủng hộ và chung tay của người dân nên công tác tổ chức, quản lý lễ hội của Phú Thọ được đánh giá tốt. Tuy nhiên, trong mùa lễ hội năm nay, cùng với lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh, lễ hội cầu trâu ở Phú Thọ có tục “đập trâu” đã nhận được nhiều ý kiến phản đối của dư luận trong và ngoài nước. Phần lớn các ý kiến đều cho rằng không nên duy trì tục “đập trâu” hay “chém lợn” này vì nó gây ra sự phản cảm, không phù hợp với xã hội hiện nay cũng như chủ trương duy trì, bảo vệ và phát triển các giá trị văn hóa, lễ hội truyền thống của nước ta.

Xuất phát từ thực tiễn trên, trong chuyến công tác này Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Hoàng Tuấn Anh đã có buổi trao đổi, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng và đề xuất của nhân dân, đặc biệt là các cụ cao niên trong hai xã Hương Nha và Xuân Quang xung quanh việc tổ chức và duy trì lễ hội cầu trâu có tục “đập trâu” gây bức xúc dư luận vừa qua.

Có nhiều ý kiến các cụ cao niên kiến nghị tới Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh, Cụ Phạm Dương Quỳ ( 78 tuổi, một vị cao niên, đại diện cho người dân xã Hương Nha) nói:  Nguyện vọng và mong muốn của người dân Hương Nha chúng tôi là mong muốn cấp trên cho tiếp tục duy trì, tổ chức lễ hội cầu trâu. Vì đây là  một lễ hội truyền thống có từ ngàn xưa mà ông cha để lại. Người dân chúng tôi cũng rất ủng hộ quan điểm của Bộ khi cho rằng cần cải tiến và xóa bỏ tục “đập trâu”, để cho phù hợp, tránh sự phản cảm cũng như phản ứng của người dân ở trong và ngoài nước, phù hợp với hiện tại. Cũng theo ý kiến của cụ Phạm Dương Quỳ thì hiện nay, xã hội ngày càng phát triển và có nhiều thay đổi, con người ngày càng được trân trọng hơn và thiên nhiên, động vật cũng được quan tâm, bảo vệ hơn.


Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh mong rằng sang năm tại sân đình này không còn tái diễn tục đập trâu nữa

Cụ Đỗ Văn Chí (79 tuổi, đại diện cho những người dân xã Xuân Quang) chia sẻ,  lễ hội cầu trâu có từ lâu đời, nhưng do chiến tranh nên đã bị gián đoạn. Đến năm 2000, theo ý kiến nguyện vọng của nhân dân trong toàn xã và hội người cao tuổi đề nghị với cấp trên cho dựng lại lễ hội cầu trâu. Năm 2001,  lễ hội cầu trâu đã được phục dựng trở lại. Lễ hội cầu trâu là lễ mật, được tổ chức vào 12 giờ đêm, tổ chức trong nội bộ làng. Lễ hội nhằm tưởng nhớ đến công ơn đánh giặc, giữ làng, giữ nước của các bậc tiền nhân khi xưa.  Theo lời cụ Chí thì người dân Xuân Quang quê cụ có mong muốn và nguyện vọng tiếp tục duy trì lễ hội này, tuy nhiên cũng sẽ tiến hành nghiên cứu, xem xét để thay đổi hình thức, không đập trâu nữa.  Người dân Xuân Quang hoàn toàn ủng hộ quan điểm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là sẽ không duy trì tục dùng gậy, dùng búa đập trâu như lễ hội vừa qua.

Ông Chu Ngọc Anh,Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ nhấn mạnh, những năm vừa qua, Phú Thọ cũng là một trong số những địa phương làm tốt công tác tổ chức và quản lý lễ hội. Tuy nhiên, trước những ý kiến phản đối, không đồng tình của đông đảo dư luận trong cả nước thời gian về tục đập trâu trong lễ hội của địa phương cũng đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới hình ảnh, văn hóa và con người đất tổ. Lãnh đạo địa phương qua trao đổi và làm việc với người dân cũng đã nhất trí loại bỏ, không duy trì tục đập trâu trong lễ hội này trong những năm tới.

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh rất vui mừng, phấn khởi khi thấy được sự đồng tình, ủng hộ của người dân với quan điểm, chủ trương của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong công tác tổ chức, quản lý lễ hội. Bộ trưởng nhấn mạnh, như chúng ta đã biết, trong xã hội bùng nổ thông tin như hiện nay, thì tục đập trâu của Xuân Quang, Phú Thọ không còn là chuyện của địa phương nữa, nó đã vượt ra khỏi phạm vi của địa phương, nhanh chóng lan tỏa. Những hình ảnh phản cảm, mang tính bạo lực về tục đập trâu của Phú Thọ được đăng tải trên internet và phản ánh trên báo chí thời gian qua đã thực sự được phát tán rộng rãi. Nhiều người dân ở các địa phương khác không hiểu rõ về nguồn gốc cũng như ý nghĩa của lễ hội này, của tập tục này, mà họ chỉ nhìn thấy, biết đến những hình ảnh phản cảm, bạo lực được trưng bày trên mạng. Do đó, theo Bộ trưởng, đây cũng là một khía cạnh mà chúng ta cần lưu ý trong công tác tổ chức.


Người dân xã Hương Nha và Xuân Quang trình bày với Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh về lễ hội cầu trâu

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cho rằng, văn hóa, hay lễ hội đó là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của nhân dân, Đảng và Nhà nước ta cũng rất quan tâm và có nhiều chính sách về vấn đề này. Trong đó có việc duy trì, phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, các lễ hội truyền thống. Nhưng, bảo tồn và duy trì cần trên cơ sở chọn lọc, những gì phù hợp thì giữ lại, không phù hợp thì dứt khoát thay đổi, loại bỏ,  “Chém lợn và đập trâu” là những tập tục, nhưng nay không còn phù hợp nữa thì ta nên bỏ thôi. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh yêu cầu cần nghiên cứu và lựa chọn phương thức tiến hành mới sao cho phù hợp hơn, văn hóa và nhân văn hơn, đảm bảo hài hòa giữa yếu tố văn hóa truyền thống và văn hóa trong thời mở cửa, hội nhập với khu vực và thế giới hiện nay.

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cũng cho biết, trong chuyến thị sát kiểm tra công tác lễ hội tại Bắc Ninh vừa qua, Lãnh đạo tỉnh cũng đã thống nhất và cam kết sẽ không để tái diễn cảnh “chém lợn” trước sân đình như báo chí vừa qua phản ánh. Và hôm nay, tại nơi diễn ra tục “đập trâu” chúng ta đã có những chia sẻ thẳng thắn về vấn đề này, từ nay trở đi, tôi mong rằng sẽ không còn “đâm trâu”, không còn “chém lợn” nữa.

Với sự vào cuộc quyết liệt của tư lệnh ngành văn hóa và quyết tâm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nhân dân tin tưởng rằng trong thời gian diễn ra lễ hội năm nay và năm tiếp theo những tập tục không còn phù hợp với hiện tại ở các lễ hội sẽ không còn tái diễn như thời gian qua.

Sỹ Liêm

Theo

Cùng chuyên mục
  • Thanh Hóa: Điều chỉnh dự án Khu di tích lịch sử Trận địa Đông Ngàn và tượng đài Trung đội nữ dân quân

    (Xây dựng) – Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Đầu Thanh Tùng ban hành Quyết định số 3964/QĐ-UBND về việc điều chỉnh dự án Khu di tích lịch sử Trận địa Đông Ngàn và tượng đài Trung đội nữ dân quân tại xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

  • Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình

    (Xây dựng) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” (16/7/1999 – 16/7/2024), UBND Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm – biểu tượng văn hóa lịch sử của Thủ đô. Chương trình là dịp tôn vinh truyền thống lịch sử của Hà Nội, đồng thời quảng bá hình ảnh Thủ đô yêu chuộng hòa bình đến toàn thể người dân và bạn bè quốc tế.

  • Triển lãm “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển”

    (Xây dựng) – Sáng 4/10, tại Bảo tàng Hà Nội, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Triển lãm “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển”.

  • Hà Nội: Giao 23.100m2 đất thực hiện dự án Trung tâm văn hóa, thể dục thể thao xã Đông Hội

    (Xây dựng) - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Quyết định số 5112/QĐ-UBND về việc giao 23.100m2 đất tại xã Mai Lâm, xã Đông Hội, huyện Đông Anh cho UBND huyện Đông Anh để thực hiện dự án xây dựng Trung tâm văn hóa, thể dục thể thao xã Đông Hội.

  • Bảo tàng Quảng Ninh mở cửa trở lại đón khách tham quan

    (Xây dựng) - Từ ngày 30/9, Bảo tàng Quảng Ninh mở cửa trở lại đón khách tham quan, sau hơn 3 tuần tập trung mọi nguồn lực khắc phục hậu quả nặng nề do bão số 3 gây ra. Đồng thời, Bảo tàng cũng đưa dịch vụ thuyết minh tự động bằng hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh vào phục vụ khách tham quan.

  • Hà Nội: Triển lãm Sách sẽ khai mạc vào ngày 09/10

    (Xây dựng) - Thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, (10/10/1954 - 10/10//2024), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND Thành phố Hà Nội và Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Triển lãm Sách từ ngày 09/10 đến ngày 13/10/2024, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam số 44 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Xem thêm
  • Tam Dương (Vĩnh Phúc): Bảo tồn và phát huy nghệ thuật tuồng cổ trong xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu tại xã Hoàng Đan

    (Xây dựng) - Nhằm bảo vệ, giữ gìn và phát huy nghệ thuật tuồng cổ, huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) đã triển khai nhiều giải pháp như: Hỗ trợ kinh phí đối với nghệ nhân lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể và hỗ trợ kinh phí hoạt động, duy trì và phát triển Câu lạc bộ Tuồng xã Hoàng Đan, giai đoạn 2024-2030.

    18:35 | 30/09/2024
  • Kiên Giang: Lễ hội truyền thống kỷ niệm 156 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực

    (Xây dựng) - Đây không chỉ là dịp tưởng nhớ công lao của người anh hùng mà còn là dịp để kết nối cộng đồng, góp phần giới thiệu những giá trị văn hóa, lịch sử tốt đẹp của Kiên Giang đến bạn bè trong và ngoài nước…

    20:26 | 29/09/2024
  • Văn hóa nghệ thuật – cầu nối hữu nghị giữa Việt Nam và Thụy Điển, Đan Mạch

    (Xây dựng) - Nhân dịp kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Thụy Điển và 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Điển và Đại sứ quán Việt Nam tại Đan Mạch tổ chức Tuần Văn hóa Việt Nam tại Thụy Điển và Đan Mạch năm 2024. Sự kiện diễn ra từ ngày 4 - 12/9/2024, nhằm quảng bá tinh hoa văn hóa Việt Nam, góp phần thắt chặt quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam với hai quốc gia Bắc Âu.

    20:15 | 28/09/2024
  • Lễ trao Giải báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VII sẽ diễn ra vào tối 28/9

    (Xây dựng) - Lễ trao Giải báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VII - năm 2024 sẽ diễn ra vào 19h30, ngày 28/9/2024 (thứ Bảy) tại Hoàng thành Thăng Long Hà Nội. Đây là một trong những hoạt động có ý nghĩa quan trọng, thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

    16:16 | 28/09/2024
  • Phương án bảo tồn biệt thự trăm năm tuổi “nhà lầu ông Phủ” ở Biên Hòa

    (Xây dựng) - Liên quan đến công trình biệt thự cổ Đốc phủ Võ Hà Thanh (còn gọi là “nhà lầu ông Phủ”), Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai vừa đề xuất 4 phương án để bảo tồn. Trước đó, Tỉnh ủy Đồng Nai cũng đã có ý kiến giữ lại ngôi biệt thự này để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc.

    14:35 | 28/09/2024
  • Khai mạc Triển lãm Mỹ thuật lần thứ II, hướng tới chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk

    (Xây dựng) - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk vừa tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm Mỹ thuật tỉnh Đắk Lắk lần thứ II năm 2024. Triển lãm là một trong những hoạt động thiết thực hướng tới chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 – 22/11/2024).

    11:43 | 28/09/2024
  • Đồng Nai: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa công trình kiến trúc “nhà lầu ông Phủ”

    (Xây dựng) - Liên quan biệt thự “nhà lầu ông Phủ” có nguy cơ bị đập bỏ khi thi công dự án đường ven sông Đồng Nai được dư luận quan tâm trong những ngày qua, sau khi nghe các đơn vị liên quan báo cáo, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai quyết định giữ lại công trình cổ 100 năm tuổi này để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc.

    09:44 | 28/09/2024
  • “Gieo mầm Thiện tâm” - Nơi gặp gỡ của những trái tim vì cộng đồng

    (Xây dựng) - Đêm nhạc “Gieo mầm Thiện tâm”, do Vingroup và SpaceSpeakers Label đồng tổ chức vào ngày 29/9 tại Vinhomes Ocean Park 2, đang nhận được sự quan tâm và ủng hộ rộng rãi từ cộng đồng và các nhà hảo tâm. Ngoài ý nghĩa nhân văn của một chương trình thiện nguyện, sự kiện còn thu hút khi có sự góp mặt của hơn 20 nghệ sĩ hàng đầu Việt Nam, mang tới nhiều phần trình diễn lần đầu tiên ra mắt công chúng.

    05:37 | 27/09/2024
  • Nhiều hoạt động đặc sắc tại Hội sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024

    (Xây dựng) - Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 25 năm Hà Nội được Tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) vinh danh là “Thành phố vì hòa bình”, Hội sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024 với chủ đề “Hà Nội: Thủ đô văn hiến, anh hùng - Thành phố vì hòa bình” do UBND Thành phố Hà Nội phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo tổ chức với sự tham gia của hơn 30 nhà xuất bản, doanh nghiệp phát hành sách trong cả nước, sẽ mang lại không gian văn hóa đọc và nhiều chương trình giao lưu, trải nghiệm sách hấp dẫn.

    17:17 | 26/09/2024
  • Vĩnh Phúc: Độc đáo kiến trúc nhà thờ tổ họ Bùi Việt Nam

    (Xây dựng) - Nhà thờ tổ họ Bùi tọa lạc tại phường Xuân Hòa, Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là nhà thờ tổ lớn nhất Việt Nam với diện tích 35.000m2, tổng kinh phí xây dựng lên tới 208 tỷ đồng.

    11:43 | 26/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load