Thứ năm 05/12/2024 19:35 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng: 10 đề xuất định hướng phát triển liên kết kinh tế vùng Đồng bằng Sông Hồng

16:10 | 30/03/2023

(Xây dựng) - Sáng 30/3, tại Thái Bình, đã diễn ra Hội thảo “Phát triển đầu tư, thương mại, dịch vụ, tạo liên kết vùng cho doanh nghiệp”.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng: 10 đề xuất định hướng phát triển liên kết kinh tế vùng Đồng bằng Sông Hồng
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại Hội thảo.

Hội thảo do Bộ Công Thương và UBND tỉnh Thái Bình đồng chủ trì tổ chức nhằm cụ thể hoá việc thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW (ngày 23/11/2022) của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 14/NQ-CP (ngày 8/2/2023) của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW.

Đây là diễn đàn để các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp trao đổi, thảo luận nhằm đưa ra những giải pháp cũng như tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách với Chính phủ để triển khai các chương trình, dự án đầu tư có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của Vùng Đồng bằng sông Hồng.

Phát biểu tại Hội thảo, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, vùng Đồng bằng sông Hồng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước, là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hoá, lịch sử đặc sắc của dân tộc. Là vùng động lực phát triển hàng đầu, có vai trò định hướng, dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của cả nước.

Trong giai đoạn vừa qua, Vùng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng: Kinh tế vùng tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005 - 2022 đạt 8,93%/năm, cao hơn mức bình quân cả nước; quy mô kinh tế tăng nhanh, năm 2022 đạt 2,89 triệu tỷ đồng, chiếm 30,4% GDP cả nước; GRDP bình quân đầu người đạt 123,4 triệu đồng/năm, gấp 1,3 lần bình quân cả nước. Thu hút đầu tư trong và ngoài nước tăng mạnh.

Còn nhiều điểm nghẽn

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng: Vùng chưa tận dụng hết tiềm năng, lợi thế để tạo động lực cho phát triển; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm; Thu ngân sách Nhà nước còn dựa nhiều vào khai thác quỹ đất; Công tác quy hoạch và triển khai thực hiện các quy hoạch còn chậm; Phát triển không đồng đều giữa các tiểu Vùng và giữa các địa phương trong Vùng; Liên kết, hợp tác giữa các địa phương trong vùng chưa chặt chẽ, hiệu quả thấp.

Nguyên nhân của những tồn tại nêu trên là do: Nhận thức về vai trò liên kết Vùng chưa đầy đủ, còn tư tưởng cục bộ chưa vì lợi ích chung; Thiếu cơ chế và bộ máy thực hiện liên kết, điều phối Vùng hiệu quả vì không có thể chế vùng và có ngân sách riêng cấp vùng; Chất lượng quy hoạch vùng và quy hoạch các địa phương trong vùng còn thấp; Chưa có chính sách đủ mạnh để huy động nguồn lực ngoài ngân sách Nhà nước tham gia đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm, có tính lan tỏa của Vùng. Cùng với đó là bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp, khó lường.

Đứng trước các khó khăn, thách thức nêu trên, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, để phát huy hết tiềm năng, lợi thế của Vùng cũng như từng địa phương trong vùng, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 30 về phát triển Vùng với định hướng trọng tâm là xây dựng thể chế liên kết vùng đủ mạnh, thiết thực, hiệu quả tăng cường liên kết nội vùng, liên vùng; phát huy vai trò và khai thác hiệu quả các hành lang, vành đai kinh tế, cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế, hệ thống đô thị để tạo đột phá phát triển vùng; đảm bảo hiệu quả điều phối, liên kết phát triển vùng và thí điểm một số mô hình, cơ chế, chính sách mới cho vùng.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng: 10 đề xuất định hướng phát triển liên kết kinh tế vùng Đồng bằng Sông Hồng
Toàn cảnh Hội thảo.

10 đề xuất định hướng phát triển liên kết kinh tế vùng

Để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được nêu tại các Nghị quyết và khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của vùng, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng định hướng lớn Vùng cần tập trung triển khai thực hiện.

Một là, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển vùng mang tính đột phá; xây dựng thể chế liên kết vùng đủ mạnh, bảo đảm hiệu quả điều phối, liên kết phát triển vùng đi vào thực chất, tập trung vào một số lĩnh vực như quy hoạch, phát triển hạ tầng, xúc tiến đầu tư, xử lý các vấn đề trúc môi trường nội vùng và liên vùng, phát triển các cụm liên kết ngành.

Hai là, xây dựng, hoàn thiện, phê duyệt quy hoạch vùng và quy hoạch từng địa phương trong vùng giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tổ chức không gian phát triển vùng bảo đảm cân bằng, bền vững, đại kết nối hiệu quả các hành lang, vành đai kinh tế, các cực tăng trưởng và hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông. Quy hoạch các địa phương bảo đảm phù hợp với quy hoạch vùng.

Ba là, tranh thủ, tận dụng thời cơ từ các xu thế phát triển mới theo các mô hình tăng trưởng trong các Nghị quyết của Trung ương và Chính phủ.

Bốn là, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để đẩy mạnh phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng trọng điểm, lan tỏa, đồng bộ, kết nối.

Năm là, phát triển cân bằng, hài hòa giữa kinh tế - văn hóa -xã hội - môi trường thích ứng với biến đổi khí hậu và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng: 10 đề xuất định hướng phát triển liên kết kinh tế vùng Đồng bằng Sông Hồng
Phát triển Khu công nghiệp Liên Hà Thái tại Thái Bình theo hướng thu hút ngành nghề công nghiệp theo hướng hiện đại, công nghệ cao.

Sáu là, phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, công nghệ cao, ít phát thải khí nhà kính, có khả năng cạnh tranh, giá trị gia tăng cao, tham gia sâu, toàn diện vào mạng sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu. Ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp mới như chíp, bán dẫn, robot, công nghiệp môi trường, công nghiệp năng lượng tái tạo, vật liệu mới.

Bảy là, phát triển nông nghiệp hiệu quả cao, bền vững, sinh thái theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, tuần hoàn gắn với xây dựng nông thôn mới hiện đại, nông dân văn minh.

Tám là, phát triển vùng trở thành trung tâm dịch vụ hiện đại của khu vực Đông Nam Á. Khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do, mở rộng và đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, chủ động các biện pháp phòng vệ phù hợp với các cam kết, điều ước quốc tế, bảo đảm cân bằng cán cân xuất nhập khẩu Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với sản phẩm đa dạng, độc đáo, gắn với phát huy giá trị của nền văn minh sông Hồng.

Chín là, tập trung phát triển vùng trở thành Trung tâm khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số hàng đầu của cả nước. Thành lập và phát triển các trung tâm đổi mới sáng tạo. Tiếp tục hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ để phát triển các sản phẩm chủ lực, lợi thế của các địa phương.

Mười là, trong bối cảnh hiện nay, các địa phương và doanh nghiệp cần tăng cường công tác quy hoạch, chuẩn bị mặt bằng sạch, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đẩy mạnh liên kết vùng, chuyển đổi số thu hút đầu tư, thương mại, du lịch tiêu thụ hàng hoá trong nước,tranh thủ mọi cơ hội phát triển nhanh và bền vững. Doanh nghiệp đầu tư kinh doanh có hiệu quả và thành công đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội của cả nước nói chung và của vùng Đồng bằng sông Hồng nói riêng.

Ninh Nhi (ghi)

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Quảng Ngãi thu ngân sách vượt dự toán Trung ương giao

    (Xây dựng) – Năm 2024, tổng thu ngân sách Nhà nước của tỉnh Quảng Ngãi ước đạt hơn 29.500 tỉ đồng, vượt 15,5% dự toán Trung ương và HĐND tỉnh giao.

    14:23 | 05/12/2024
  • Thế nào là dự án đầu tư công?

    (Xây dựng) - Theo quy định, để xác định dự án có phải là dự án đầu tư công hay không, cần xem xét dự án có sử dụng vốn đầu tư công hay không. Trường hợp dự án có sử dụng một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư công, dự án là dự án đầu tư công.

    14:08 | 05/12/2024
  • Thanh Hóa: Tháo gỡ khó khăn thu hút đầu tư vào miền núi

    (Xây dựng) - Thời gian qua, quá trình triển khai các cụm công nghiệp tại một số huyện miền núi Thanh Hóa gặp không ít khó khăn. Tỉnh Thanh Hóa đang đề ra nhiều giải pháp gỡ khó, thu hút các dự án đầu tư lớn vào khu vực này, tạo sự đột phá trong phát triển khu vực miền núi.

    12:04 | 05/12/2024
  • Liệu tham vọng điện hạt nhân của Việt Nam có thành hiện thực?

    (Xây dựng) - Đề xuất gần đây của Chính phủ nhằm tái khởi động phát triển điện hạt nhân là một bước chuyển quan trọng trong chiến lược phát triển năng lượng của đất nước. Giảng viên Đại học RMIT Tiến sĩ Richard Ramsawak phân tích vì sao.

    11:59 | 05/12/2024
  • Quỳnh Phụ (Thái Bình): Động thổ dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất sợi gai

    (Xây dựng) - Ngày 26/11, tại Cụm công nghiệp Quý Ninh, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình đã diễn ra Lễ động thổ dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất sợi gai của Công ty TNHH Sợi Golden Eagle Việt Nam. Dự án nhà máy sản xuất sợi gai tại Cụm công nghiệp Quý Ninh là một minh chứng rõ ràng cho sự phát triển mạnh mẽ của Thái Bình trong việc thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp.

    11:15 | 05/12/2024
  • Kinh tế Hải Phòng năm thứ 10 liên tiếp tăng trưởng 2 con số

    (Xây dựng) - Năm 2024 là năm thứ 10 liên tiếp, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố Hải Phòng đạt mức hai con số. Thông tin này được đưa ra tại Kỳ họp thứ 21, HĐND thành phố Hải Phòng khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 – 2026, khai mạc sáng 4/12.

    11:00 | 05/12/2024
  • Đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng 2% đến ngày 30/6/2025

    (Xây dựng) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo Nghị quyết ngày 30/11/2024 về Kỳ họp thứ 18, Quốc hội khóa XV.

    10:55 | 05/12/2024
  • Phú Hà Viglacera: Khu công nghiệp mũi nhọn của tỉnh Phú Thọ

    (Xây dựng) - Khu công nghiệp (KCN) Phú Hà Viglacera được xem là KCN mũi nhọn của tỉnh Phú Thọ, là lựa chọn của các dự án tiêu biểu như BYD (Trung Quốc), Hanyang Digitech (Hàn Quốc), INOUE (Nhật Bản)… Hiện KCN Phú Hà đã thu hút thành công hơn 30 doanh nghiệp, tổng vốn đầu tư lên tới trên 1 tỷ USD.

    09:42 | 05/12/2024
  • Cà Mau: Nhiều chính sách mời gọi nhà đầu tư

    (Xây dựng) - Để thu hút nhà đầu tư, tỉnh Cà Mau có nhiều chính sách ưu đãi. Trong tương lai, hạ tầng, giao thông hoàn chỉnh, Cà Mau phấn đấu tỉnh khá của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

    09:33 | 05/12/2024
  • Thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng 20.000ha

    (Xây dựng) - Ngày 4/12, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1511/QĐ-TTg thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng, thành phố Hải Phòng.

    08:52 | 05/12/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load