Thứ năm 25/04/2024 21:24 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Bình Thuận: Phát triển đô thị thành phố Phan Thiết tổng thể, toàn diện đến năm 2040

19:27 | 16/12/2020

(Xây dựng) - Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Phan Thiết đến năm 2040 được UBND tỉnh Bình Thuận phê duyệt ngày 27/5/2020, theo đó phạm vi lập quy hoạch bao gồm thành phố Phan Thiết hiện hữu và phần mở rộng gồm thị trấn Phú Long, xã Hàm Thắng và một phần các xã Hàm Liêm, Hàm Hiệp thuộc huyện Hàm Thuận Bắc, một phần xã Hàm Mỹ thuộc huyện Hàm Thuận Nam.

binh thuan pha t trie n do thi tha nh pho phan thie t tong the toan dien de n na m 2040
Một góc thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

Theo dự thảo Chương trình phát triển đô thị thành phố Phan Thiết đến năm 2040 gồm các giai đoạn như: giai đoạn 1 (2021 - 2025) sẽ tập trung đầu tư phát triển hoàn chỉnh, cải tạo chỉnh trang khu đô thị lõi; mở rộng không gian đô thị sang các khu vực xã Thiện Nghiệp, xã Tiến Thành, khu vực phát triển đô thị xã Tiến Lợi; mở rộng không gian đô thị lõi sang các khu vực thị trấn Phú Long, xã Hàm Thắng, một phần xã Hàm Liêm và Hàm Hiệp - huyện Hàm Thuận Bắc, một phần xã Hàm Mỹ - huyện Hàm Thuận Nam; tập trung huy động các nguồn lực đầu tư các dự án hạ tầng khung tạo động lực phát triển đô thị.

Giai đoạn 2 (2026 - 2030), tiếp tục đẩy mạnh đầu tư hạ tầng đô thị nhằm từng bước hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I. Hoàn thiện không gian đô thị lõi hiện hữu… Trên cơ sở kết quả đạt được của các giai đoạn trước, giai đoạn 3 (đến năm 2040), tiếp tục hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng trên toàn bộ không gian đô thị, hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, đồng thời, phát triển các quỹ đất dự trữ tại khu vực xã Thiện Nghiệp, xã Phong Nẫm và đất nông lâm nghiệp khu vực xã Hàm Thắng và một phần các xã Hàm Liêm, Hàm Hiệp thuộc huyện Hàm Thuận Bắc…

Theo Viện Quy hoạch môi trường, hạ tầng kỹ thuật đô thị và nông thôn, việc lập và tổ chức thực hiện Chương trình phát triển đô thị tổng thể, toàn diện cho thành phố Phan Thiết nhằm làm cơ sở pháp lý để quản lý, đầu tư phát triển thành phố Phan Thiết, phù hợp với Chương trình phát triển đô thị quốc gia; đảm bảo các yêu cầu về quản lý đầu tư phát triển đô thị với các định hướng quy hoạch, hướng tới mục tiêu là đô thị loại I giai đoạn đến năm 2025. Đồng thời, làm cơ sở để huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng phát triển đô thị, nâng cao chất lượng, diện mạo kiến trúc cảnh quan đô thị theo hướng hiện đại, văn minh, bền vững.

binh thuan pha t trie n do thi tha nh pho phan thie t tong the toan dien de n na m 2040
Sơ đồ thể hiện phạm vi lập quy hoạch bao gồm thành phố Phan Thiết hiện hữu và phần mở rộng.

Trước đó, ngày 14/12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Tuấn Phong đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo hồ sơ Chương trình phát triển đô thị thành phố Phan Thiết. Tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đề nghị đơn vị tư vấn tiếp thu ý kiến phát biểu đại biểu dự họp; tiếp tục rà soát để bổ sung, chỉnh sửa hoàn chỉnh dự thảo Chương trình phát triển đô thị thành phố Phan Thiết đến năm 2040.

Thành phố Phan Thiết được công nhận là đô thị loại II theo Quyết định số 890/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24/6/2009. Theo Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Thuận đến năm 2030 và Chương trình phát triển đô thị tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2012 - 2020, định hướng đến năm 2030, thành phố Phan Thiết được định hướng là đô thị loại I trong giai đoạn đến năm 2025, đóng vai trò là trung tâm du lịch và dịch vụ cấp quốc gia và quốc tế; là một trong các đô thị trung tâm của tỉnh Bình Thuận về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, thương mại, dịch vụ và công nghiệp.

Duy Quan

Theo

Cùng chuyên mục
  • Quảng Ninh: Người dân 2 xã biển đảo Quan Lạn và Minh Châu mong mỏi được dùng nước sạch

    (Xây dựng) – Mặc dù dự án cấp nước sạch cho đảo Quan Lạn, Minh Châu (huyện Vân Đồn) triển khai đã nhiều năm, đến nay hàng trăm hộ dân ở 2 xã biển đảo này vẫn chưa có nước sạch sử dụng.

  • Hà Nội: Đảm bảo cung cấp nước sạch mùa hè cho người dân

    (Xây dựng) – UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc bảo đảm cung cấp nước sạch mùa hè năm 2024 cho người dân trên địa bàn Thành phố.

  • Vùng đất “gian lao mà anh dũng”

    (Xây dựng) - Những ngày tháng 4 lịch sử, trở lại BR-VT, chúng tôi cảm nhận sự đổi thay và nhịp sống căng tràn của vùng đất ven biển trù phú này.

  • Đắk Lắk: Mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông và kinh tế xanh

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Đắk Lắk vừa công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, với tầm nhìn đến năm 2050, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, đồng thời tăng cường hạ tầng giao thông. Điều này được thể hiện qua sự ưu tiên đặc biệt cho việc phát triển cao tốc kết nối vùng Tây Nguyên.

  • Hà Nội: Phát triển đô thị xanh, bền vững

    (Xây dựng) - Chương trình 03-CTr/TU về chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 - 2025 của Thành ủy Hà Nội thực hiện đến nay đã cơ bản hoàn thành 4/19 chỉ tiêu. 11/19 chỉ tiêu đang hoàn thiện và có khả năng hoàn thành vào năm 2025; đối với 4/19 chỉ tiêu còn vướng mắc cũng được các sở, ngành tập trung rà soát, tháo gỡ, đôn đốc thường xuyên vì mục tiêu phát triển đô thị Hà Nội theo hướng xanh, thông minh, bền vững.

  • Lợi ích cho đoàn viên, người lao động

    (Xây dựng) - Bên cạnh việc bảo đảm quyền lợi người lao động, chăm lo đời sống vật chất, để đoàn viên công đoàn yên tâm lao động, sản xuất, Công đoàn ngành Xây dựng Việt Nam đã có nhiều hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Đặc biệt thực hiện chủ trương của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) về nâng cao lợi ích cho đoàn viên, với mong muốn đem lại nhiều lợi ích hơn nữa cho đoàn viên và người lao động ngành Xây dựng, Công đoàn Xây dựng Việt Nam (CĐXDVN) đã thỏa thuận hợp tác về cung cấp dịch vụ, sản phẩm với một số đơn vị để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ với giá ưu đãi cho đoàn viên và người lao động ngành Xây dựng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load