Thứ hai 02/10/2023 18:37 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Bất động sản công nghiệp có tiềm năng bứt phá và phát triển

12:06 | 05/06/2023

(Xây dựng) - Là “điểm sáng” hiếm hoi của thị trường bất động sản (BĐS) trong thời gian gần đây, BĐS công nghiệp có nhiều dư địa và cơ hội phát triển cả trong ngắn, trung và dài hạn. Tuy nhiên, để BĐS công nghiệp bứt phá và phát triển bền vững cần phải giải quyết một số lực cản đã và đang tồn tại.

Bất động sản công nghiệp có tiềm năng bứt phá và phát triển
Việt Nam đã và đang trở thành địa điểm thu hút đầu tư về công nghiệp sản xuất.

Tiềm năng và thu hút đầu tư

Hiện nay, Việt Nam đã và đang trở thành địa điểm thu hút đầu tư về công nghiệp sản xuất. Đà tăng nguồn vốn FDI từ các tập đoàn nước ngoài gấp nhiều lần trong thập kỷ qua là minh chứng rõ nét nhất, tạo dựng niềm tin mạnh mẽ về sự tăng trưởng trong mắt nhà đầu tư quốc tế.

Cụ thể, theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cả nước ta hiện có khoảng 563 khu công nghiệp (KCN) nằm trong quy hoạch tại 61/63 tỉnh thành; 397 KCN đã được thành lập; 292 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng hơn 87,1 nghìn ha, diện tích đất công nghiệp khoảng hơn 58,7 nghìn ha. Ngoài ra còn có 106 KCN đang trong quá trình xây dựng với diện tích đất công nghiệp khoảng 23,8 nghìn ha.

Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARs), tính đến hết quý I/2023, tỷ lệ lấp đầy các KCN cấp 1 trên cả nước tiếp tục xu hướng tăng, đạt mức trên 80%, trong đó khu vực phía Nam trung bình đạt 85% - dẫn đầu cả nước. Bình Dương là địa phương có tỷ lệ lấp đầy cao nhất, đạt trên 95%. Nhìn chung, tỷ lệ lấp đầy KCN tại các thị trường trọng điểm phía Bắc và phía Nam đều duy trì ở mức trên 90% trong năm 2022. Một số khu công nghiệp tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bắc Ninh, Bắc Giang, Bình Dương được lấp đầy gần như hoàn toàn.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), năm 2022, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt gần 27,72 tỷ USD, mức vốn FDI thực hiện đạt kỷ lục 22,4 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là số vốn FDI thực hiện cao nhất trong 5 năm (2017 - 2022). Tính lũy kế trong giai đoạn 1986 - 2022, Việt Nam đã thu hút được gần 438,7 tỷ USD vốn FDI; trong đó, 274 tỷ USD đã được giải ngân, chiếm 62,5% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.

Sự phát triển này nhờ định hướng chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp sang xây dựng nền kinh tế tập trung vào xuất khẩu và việc thành lập các khu kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp. Đồng thời chuyển đổi ngành công nghiệp lao động thấp sang các ngành công nghiệp chuyên sâu và giá trị cao. Đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của cơ sở hạ tầng giao thông, rút ngắn thời gian kết nối giữa các tỉnh, thành và khu vực giáp ranh.

Bên cạnh đó là tác động từ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong những năm gần đây, căng thẳng Mỹ -Trung, làn sóng dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc cùng với lợi thế hấp dẫn: lao động giá rẻ, nguồn cung đất công nghiệp dồi dào, chi phí xây dựng nhà xưởng, ưu đãi đầu tư về thuế... và việc tích cực tham gia các hiệp định thương mại thế hệ mới của Việt Nam.

Còn nhiều tồn tại

Tuy nhiên, sự phát triển của BĐS công nghiệp cũng còn nhiều “lực cản", khâu giải phóng mặt bằng còn chậm gây "nút thắt" ở nhiều dự án, các KCN còn thiếu các dịch vụ phục vụ cuộc sống của người lao động và gia đình, hạ tầng kết nối còn thiếu đồng bộ, tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà xưởng còn thấp... Trong bối cảnh tình hình ảm đạm của nền kinh tế toàn cầu, xuất nhập khẩu sụt giảm, nhà đầu tư nước ngoài đang trở nên thận trọng và muốn tìm hiểu kỹ hơn trước khi đưa ra quyết định, sự giảm tốc của FDI, dù không nhiều vẫn tác động không nhỏ đến tốc độ tăng trưởng của bất động sản công nghiệp.

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, trung bình các năm gần đây, vốn FDI vào các KCN, khu kinh tế chiếm khoảng 35 - 40% tổng vốn FDI đăng ký tăng thêm của cả nước, riêng với lĩnh vực chế biến, chế tạo thì tỷ lệ này có thể lên đến 70 - 80%. Tính đến tháng 8/2022, tổng vốn đầu tư đăng ký vào các khu kinh tế (KKT), KCN tại Việt Nam đạt khoảng 340 tỷ USD.

Báo cáo mới nhất của Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy, tính đến ngày 20/5/2023, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,86 tỷ USD, chỉ bằng 92,7% so với cùng kỳ. Về cơ cấu vốn, có 962 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, với tổng vốn đăng ký đạt hơn 5,26 tỷ USD. Bên cạnh đó, 485 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, tăng 22,8% về số dự án nhưng giảm 59,4% về số vốn so với cùng kỳ.

Theo VARs, sự thay đổi của nền kinh tế, sự xuất hiện nhu cầu mới từ sự phát triển đang đòi hỏi định hướng chính sách cần rõ ràng và đủ mạnh để hỗ trợ các nhà đầu tư và thúc đẩy thị trường phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có. Cụ thể, thông tin quy hoạch KCN đồng bộ cần được công khai, minh bạch trong tổng thể bản đồ quy hoạch chung của vùng, địa phương để nhà đầu tư yên tâm nghiên cứu, nắm bắt cơ hội đầu tư.

Thứ hai, là yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến tiềm năng tăng trưởng bất động sản cũng như gia tăng năng lực cạnh tranh, hạ tầng, cần được đẩy mạnh, chú trọng đầu tư. Đặc biệt là hạ tầng giao thông kết nối.

Thứ ba là đơn giản hóa thủ tục cấp phép, giải quyết các vướng mắc thủ tục đất đai (bồi thường, giải phóng mặt bằng) làm kéo dài thời gian xây dựng cũng như chi phí pháp lý. Các địa phương cần triển khai thực tiễn chiến dịch "trải thảm" đón nhà đầu tư, tăng cường chính sách ưu đãi đầu tư và các dịch vụ hỗ trợ pháp lý khác. Ưu tiên các KCN phù hợp với định hướng, đạt chỉ tiêu hạn chế lượng phát thải, mức tiêu thụ năng lượng... hạn chế tác động đến môi trường, giảm sức ép cho hạ tầng.

Cũng theo VARs, trên thực tế các doanh nghiệp “lắm tiền nhiều của” đến từ các thị trường phát triển có yêu cầu rất cao về hệ sinh thái xung quanh KCN và những những yếu tố liên quan đến hạ tầng kỹ thuật, cơ sở sản xuất. Nhu cầu này đòi hỏi các KCN không chỉ cần có khu vực phục vụ hoạt động sản xuất, nhà ở cho công nhân, phát triển các dịch vụ đi kèm đa dạng, tạo môi trường sống cho người lao động và gia đình của họ mà còn cần hướng tới phát triển nhà xưởng hiện đại, có khả năng cung ứng những dịch vụ có chất lượng quốc tế với mức giá cạnh tranh.

Thiên Nam

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Sức hút từ các thị trường bất động sản mới ở vùng Tây Nam Bộ

    Nhà đầu tư đang quan tâm đến những thị trường mới có các ưu thế như vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng giao thông đường thủy và đường bộ liên vùng đồng bộ như Vị Thanh, Cao Lãnh, Rạch Giá, Châu Đốc...

    14:34 | 01/10/2023
  • Nha Trang: Bổ sung gần 39 ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2023

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành quyết định phê duyệt bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của thành phố Nha Trang.

    08:40 | 01/10/2023
  • Thành phố Hồ Chí Minh: Đã cấp thêm gần 4.000 sổ hồng

    (Xây dựng) - Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh đã cấp 3.812 giấy chứng nhận nhà đất (sổ hồng) trong 4 tháng qua, đạt tỷ lệ 4,7%.

    08:38 | 01/10/2023
  • Hà Nội ủy quyền cho UBND cấp huyện quyết định giá đất

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 4905/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho UBND cấp huyện quyết định giá đất cụ thể và quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể làm căn cứ tính tiền bồi thường, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất...

    08:23 | 01/10/2023
  • Một số lưu ý khi nhà thuộc diện phải phá dỡ

    (Xây dựng) - Theo quy định của Luật Nhà ở 2014, có một số trường hợp chủ sở hữu nhà phải buộc phá dỡ nhà ở. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cho bạn độc về các trường hợp bắt buộc phải phá dỡ nhà ở.

    08:20 | 01/10/2023
  • Quy định về điều kiện tách thửa đối với đất ở

    (Xây dựng) – Tách thửa quyền sử dụng đất là quá trình chia nhỏ một thửa đất có diện tích lớn thành các phần nhỏ hơn, mỗi phần được cấp quyền sử dụng đất riêng lẻ cho chủ sử dụng đất khác nhau. Người dân cần nắm rõ các điều kiện, quy định của pháp luật nếu muốn tách thửa đất nông nghiệp.

    08:00 | 01/10/2023
  • Lạng Sơn: Khởi công dự án khu đô thị phía Đông Nam thị trấn Đồng Mỏ

    (Xây dựng) – Sáng 30/9, tại thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn đã long trọng tổ chức Lễ Khởi công dự án Khu đô thị phía Đông Nam thị trấn Đồng Mỏ. Dự án do Liên danh Công ty cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng Chi Lăng và Công ty cổ phần Tập đoàn BGI làm chủ đầu tư, với tổng số vốn đầu tư là 674 tỷ đồng.

    21:22 | 30/09/2023
  • Thành phố Hồ Chí Minh: Hơn 100 dự án bất động sản được tháo gỡ vướng mắc

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc pháp lý cho các dự án bất động sản trên địa bàn.

    16:06 | 30/09/2023
  • Quản lý đất, sử dụng đất không gian ngầm và sử dụng đất để xây dựng công trình ngầm đô thị

    (Xây dựng) – Quản lý đất, sử dụng đất không gian ngầm và đất để xây dựng công trình ngầm đóng vai trò rất quan trọng trong quy hoạch, quản lý phát triển không gian ngầm và xây dựng công trình ngầm được quy định như thế nào trong dự thảo Luật Đất đai. Báo điện tử Xây dựng xin giới thiệu một vài ý kiến góp ý dự thảo Luật Đất đai của PGS.TS Nguyễn Hống Tiến - nguyên Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng) về quản lý đất, sử dụng đất không gian ngầm và sử dụng đất để xây dựng công trình ngầm đô thị.

    11:25 | 30/09/2023
  • An Giang: 86 hồ sơ khách hàng đảm bảo điều kiện được mua nhà ở xã hội tại dự án Khu đô thị Golden City

    (Xây dựng) – Sở Xây dựng An Giang vừa ban hành Thông báo về việc kiểm tra danh sách khách hàng đăng ký mua nhà ở xã hội tại dự án Nhà ở xã hội-Khu đô thị Golden City An Giang (Tòa T3-T4 lần 1, đợt II) gửi Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại Đông Á. Theo Công văn này, có 98 hồ sơ của khách hàng đăng ký và qua đối chiếu các quy định có liên quan và đối chiếu hồ sơ của khách hàng đăng ký mua nhà ở xã hội do Công ty cung cấp thì có 86 hồ sơ đảm bảo điều kiện được mua nhà ở xã hội tại dự án nhà ở xã hội-Khu đô thị Golden City An Giang (Tòa T3-T4 lần 1, đợt II).

    10:30 | 30/09/2023
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load