Thứ tư 24/04/2024 00:00 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Bất cập cầu vượt dành cho người đi bộ

21:19 | 18/05/2021

(Xây dựng) - Cầu vượt dành cho người đi bộ là cây cầu được xây dựng nhằm mục đích giúp cho người dân qua lại 2 bên đường dễ dàng hơn, đảm bảo an toàn giao thông và giảm ùn tắc ở những tuyến đường lớn. Tuy nhiên, ở nhiều điểm cầu vượt tại Hà Nội lại xuất hiện nhiều bất cập, không đem đến hiệu quả sử dụng.

bat cap cau vuot danh cho nguoi di bo
Người dân vẫn thản nhiên băng qua đường dù cầu vượt ở ngay trước mặt.

Theo thống kê từ Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, có 46 cầu được xây dựng và đã đưa vào khai thác, sử dụng từ năm 2009. Tùy vào quy mô, thiết kế mà mỗi cây cầu có chi phí xây dựng khác nhau, nằm trong khoảng 7 - 10 tỷ đồng.

Mới đây, Hà Nội cũng đã có thêm chiếc cầu vượt hình chữ Y cho người đi bộ tại nút giao thông ngã ba đường Hoàng Minh Giám - Nguyễn Thị Thập (quận Thanh Xuân). Hiện tại, các công nhân đang gấp rút hoàn thiện những hạng mục cuối cùng để bàn giao công trình. Trong thời gian tới, cầu vượt sẽ tiếp tục được xây dựng ở nhiều tuyến đường khác trên địa bàn Thủ đô.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, nhiều cầu vượt đã được đưa vào sử dụng giờ đang rơi vào trạng thái vắng vẻ, ít người qua lại. Phần lớn người dân vẫn ngang nhiên, bất chấp nguy hiểm để băng qua đường mỗi ngày.

Tại điểm cầu vượt trên đường Nguyễn Văn Cừ (quận Long Biên), người dân khi đi bộ qua đây không đi qua đầu mà đi thẳng sang bên kia đường mặc dù 2 làn xe đông người qua lại. Cầu vượt để trống và đang có dấu hiệu xuống cấp, thậm chí dưới chân cầu vượt còn là nơi tập kết rác của các hộ sống xung quanh.

Chị Nguyễn Thu Hà cho biết, nhiều người ngại phải leo bậc cầu thang lên xuống hay phải đi bộ một đoạn dài để đến cầu vượt nên vẫn sang đường theo kiểu tiện đâu sang đấy, bất chấp vi phạm chỉ để đi ngang qua đường nhanh hơn. Mặt khác, cầu vượt bắt đầu hoen gỉ khiến người dân đều e ngại khi đi lên cầu.

“Để lên được cầu phải đi một đoạn bậc thang dài và cao, người trẻ đi thì không sao nhưng với các bác cao tuổi lại vô cùng khó khăn. Ở nước ta thì chưa có khu vực thang máy hay đường lên dành cho người khuyết tật nên các đối tượng này không thể lên cầu vượt dễ dàng”, chị Hà chia sẻ.

Hay điểm cầu vượt tại đoạn Trần Nhật Duật (quận Hoàn Kiếm) cũng đang có dấu hiệu xuống cấp, người dân ít sử dụng. Mỗi khi đi qua cầu, nhiều người cảm thấy lo lắng vì cảm nhận được độ rung lắc nhẹ. Bên cạnh đó, khu vực cầu thang lên nhiều bụi bẩn và có mùi hôi nồng nặc, ai đi qua cùng đều cảm thấy khó chịu và không muốn đi lên cầu.

bat cap cau vuot danh cho nguoi di bo
Đoạn cầu thang lên xuống cầu vượt Trần Nhật Duật có nhiều bụi bẩn do lâu ngày chưa được vệ sinh.

Mặt khác, những nơi có nhu cầu qua lại nhiều thì không được đầu tư xây dựng cầu, còn những nơi vắng người đi bộ thì lại xây lắp khiến những công trình này không được sử dụng đúng mục đich ban đầu. Nhiều điểm cầu vượt trở thành nơi tụ tập của các bạn trẻ, quán nước tự phát, chỗ sinh hoạt của người vô gia cư…

Điển hình như những cây cầu có vị trí đẹp, không có mái che, nằm gần các trường đại học ở một số tuyến đường như Hồ Tùng Mậu, Hoàng Quốc Việt… Đây là nơi mà nhiều học sinh, sinh viên, các cặp đôi thường xuyên tới uống nước, trò chuyện rất đông vào các buổi tối. Mặc dù đã được lực lượng chức năng nhắc nhở nhưng tình trạng này vẫn tái diễn nhiều lần, gây mất trật tự và mỹ quan đô thị. Nhiều người đành phải chọn cách đi băng qua đường ở dưới vì không còn chỗ để đi trên cầu. Sau mỗi buổi tụ tập, cầu vượt luôn ngập trong rác thải, các bạn trẻ không có ý thức dọn dẹp mà xả thẳng ra cầu khiến những người dân xung quanh khó chịu.

Không chỉ gặp bất cập trong việc sử dụng mà cầu vượt dành cho người đi bộ còn gặp các vấn đề về an ninh, an toàn cho người đi bộ. Bên trong cầu tràn ngập các loại rác như rác quảng cáo, rác sinh hoạt, là tụ điểm của các hoạt động tệ nạn xã hội, gây nguy hiểm cho những người muốn đi trên cầu vượt.

Ví dụ như điểm cầu vượt Nguyễn Chí Thanh (quận Đống Đa) rất đông sinh viên qua lại do là tụ điểm của nhiều trường đại học. Tuy nhiên, nhiều sinh viên cảm thấy lo sợ, không còn muốn đi qua cầu vào các buổi sáng sớm và chiều tối vì không cảm thấy an toàn, phải đi theo nhóm. Mặt khác, trên cầu vượt, dưới bậc cầu thang đều có rác thải do những người vô ý thức vứt ra hoặc do những người vô gia cư ngủ lại rồi sinh hoạt ngay trên cầu, khiến cầu vượt trở nên nhếch nhác, bẩn thỉu. Đây cũng là điểm sinh hoạt của nhiều bạn trẻ sinh viên, các hội nhóm trường đại học nên rất ồn ào và vướng víu.

Cầu vượt đi bộ là dành cho người đi bộ, tuy nhiên chính nhóm người này lại không sử dụng hoặc không được sử dụng cầu để đi lại mỗi ngày. Do đó, phải có những biện pháp hiệu quả nhằm giải quyết được những bất cập đang tồn tại, nâng cao hiệu quả sử dụng của công trình này.

Yến Mai

Theo

Cùng chuyên mục
  • Quảng Ninh: Nỗ lực thu gom rác trôi nổi trên vịnh Hạ Long

    (Xây dựng) – Do nhiều nguyên nhân, từ năm 2023 đến nay, tình trạng rác trôi nổi trên vịnh Hạ Long diễn ra thường xuyên, gây ảnh hưởng xấu đến mỹ quan khu vực vịnh di sản và trải nghiệm cảm xúc của du khách. Với sự nỗ lực của chính quyền địa phương nhằm khắc phục tình trạng này, đến thời điểm hiện tại, lượng rác thải trên vịnh Hạ Long cơ bản đã được thu gom, xử lý.

  • Hà Nội: Tổ chức 6 điểm bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, UBND Thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch tổ chức bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Cụ thể, Thành phố sẽ triển khai tại 6 điểm với 7 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp.

  • Thành phố Hồ Chí Minh: Chấm dứt hợp đồng với Thuận An nếu tiếp tục chậm trễ 2 gói thầu

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh đã có buổi làm việc với đại diện Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An (Tập đoàn Thuận An), liên danh nhà thầu tư vấn giám sát tại gói thầu XL-05, XL-06 thuộc dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên.

  • Đắk Lắk: Nỗi “ám ảnh” đường vào Cư San

    (Xây dựng) - Tuyến đường liên xã Ea Trang - Cư San, (huyện M'Drắk, tỉnh Đắk Lắk), đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, khiến người dân địa phương gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại và vận chuyển hàng hóa. Điều này không chỉ gây ô nhiễm môi trường sống, mất an toàn giao thông mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông cho người dân và các phương tiện.

  • Đắk Lắk: Thiếu vốn, chủ đầu tư xin tạm dừng thi công Tỉnh lộ ngàn tỷ

    (Xây dựng) - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk kiến nghị UBND tỉnh cho phép tạm dừng thi công dự án Cải tạo nâng cấp Tỉnh lộ 1 đoạn từ cầu Buôn Ky thành phố Buôn Ma Thuột đến Km49+00 cho đến khi dự án được bố trí vốn.

  • Quảng Nam: Bí thư Thành ủy Tam Kỳ giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh

    (Xây dựng) – Ông Trần Nam Hưng - Bí thư Thành ủy thành phố Tam Kỳ được HĐND tỉnh Quảng Nam bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load