Các tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản có khả năng tàng hình cực tốt so với tàu ngầm diesel-điện thông thường hiện nay.
Được biết đến với biệt danh "Ninja biển", tàu ngầm Hakuryu thuộc lớp Soryu của Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản sở hữu một sức mạnh chiến đấu đủ để có thể hạ đo ván một tàu sân bay của đối phương chỉ bằng một đòn tấn công quyết định, theo báo Asahi.
Tuy nhiên, loại ngư lôi Type 89 trang bị cho các tàu ngầm Soryu không phải là loại vũ khí hiệu quả nhất có thể củng cố sức mạnh và các hoạt động giám sát và cảnh báo của Nhật Bản trong các vùng biển của họ.
Theo tiết lộ của Chỉ huy Lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật Bản, Đại tá Kaoru Yoshida thì vũ khí tuyệt vời nhất của các tàu ngầm này đó là khả năng tàng hình. Do đó, sức mạnh của nó sẽ tạo ra sự răn đe nhất định khiến kẻ thù phải khiếp sợ.
Tàu ngầm Hakuryu của Nhật Bản đang neo đậu ở căn cứ.
Trong Chính sách Quốc phòng mới được Nhật Bản công bố hồi cuối năm ngoái, Lực lượng Phòng vệ bờ biển nước này đã quyết định sẽ tăng cường lực lượng hạm đội tàu ngầm hiện tại từ con số 16 lên 22 tàu ngầm trong 10 năm tới. Nguyên do chủ yếu dẫn đến sự tăng cường sức mạnh này là sự bành chướng của lực lượng Hải quân Trung Quốc và căng thẳng về tranh chấp trên quần đảo Tokyo gọi là Senkaku, Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư mà cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền nhưng hiện nay đang do Nhật Bản quản lý.
Các phóng viên của một số phương tiện truyền thông Nhật Bản, bao gồm cả tờ Asahi Shimbun, đã được phép vào trong khoang tàu ngầm Hakuryu trong một chuyến đi biển đầu tiên diễn ra hồi cuối tháng 2/2014 vừa qua. Mục đích của chuyến đi đó là Lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật Bản (MSDF) muốn cho mọi người thấy được sức mạnh đáng gờm của họ.
Hakuryu là tàu ngầm thứ ba thuộc lớp Soryu, con tàu bắt đầu phục vụ trong MSDF từ năm 2009. Tàu có lượng giãn nước tiêu chuẩn 2.950 tấn và dài 84 mét.
Các thủy thủ đang làm việc trong khoang điều khiển ngư lôi của tàu ngầm Hakuryu.
Theo các phóng viên trên tàu cho biết, tàu ngầm Hakuryu có thể ở dưới nước lâu hơn hẳn các tàu ngầm diesel thông thường khác, năng lượng của nó được tạo ra bằng cách trộn hỗn hợp nhiên liệu và ô-xi lỏng ở trong bể chứa.
Các hệ thống radar rất khó để phát hiện được tàu ngầm bởi số lần nó nổi lên mặt nước để lấy không khí ít hơn nhiều lần so với các tàu ngầm khác, hệ thống động cơ đẩy của tàu hoạt động bằng pin khi ngập nước và sử dụng động cơ diesel để sạc pin.
Trong khi đó, chỉ cần một ống thông hơi hay một ống kính tiềm vọng của tàu ngầm được nhô lên khỏi mặt nước cũng sẽ tạo ra cơ hội lớn để radar của đối phương có thể phát hiện ra con tàu, đặc biệt là những máy bay như loại P-3C Orion của Mỹ. Chính vì thế mà khả năng lặn lâu và hoạt động êm của tàu ngầm lớp Soryu đã giúp nó trở nên tàng hình tốt hơn nhiều so với các tàu ngầm diesel-điện khác.
Cận cảnh 2 ống phóng ngư lôi hiện đại Type 89 trong tàu ngầm Hakuryu. Type 89 là loại ngư lôi có đường kính 533mm, trang bị đầu đạn nặng 267kg và đạt tầm bắn siêu xa 50km (ở tốc độ 74km/giờ) và 39km (ở tốc độ 102 km/giờ).
Tuy nhiên, để đối lấy khả năng tàng hình cho tàu ngầm Hakuryu, các thủy thủ Nhật đã phải hy sinh sự thoái mái của họ ở bên trong con tàu.
Tính riêng hệ thống động cơ đẩy khí độc lập (AIP) đã có chiều dài 10m và nằm ở vị trí trung tâm con tàu, do đó khu vực ngủ nghỉ cho 65 thủy thủ đoàn trở nên rất chật chội.
Nơi ngủ nghỉ của Đại tá, chỉ huy con tàu chỉ rộng khoảng 3m2, trong khi phòng ngủ của các sỹ quan khác chỉ đặt vừa khít 3 cặp giường 3 tầng cho 9 thủy thủ.
Để duy trì tính bí mật của hoạt động tàu ngầm, các thủy thủ bên trong con tàu sẽ không được thông báo về kế hoạch trở về hoặc rời cảng của họ, mà thông tin này chỉ có một vài sỹ quan chỉ huy con tàu mới nắm được.
Theo Baodatviet.vn
Theo