Chủ nhật 08/09/2024 17:40 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Thời sự /

Bản tin Audio pháp luật - số 45

20:05 | 22/12/2016

(Xây dựng) - Bản tin Audio pháp luật ngày 22/12 gồm những nội dung chính sau: Điều chỉnh hạng mục dự án kè chống sạt lở tỉnh Thái Nguyên; Bộ Công Thương xử lý các dự án kém hiệu quả; Dự án Xây hầm chui vượt sông Hàn được Đà Nẵng xem xét kỹ nhất năm 2016.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ vừa có ý kiến về việc điều chỉnh hạng mục của dự án được hỗ trợ vốn từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2015 của tỉnh Thái Nguyên.


Phó Thủ tướng có ký kiến về việc điều chỉnh hạng mục dự án kè chống sạt lở tỉnh Thái Nguyên.

Cụ thể, Phó Thủ tướng đồng ý tỉnh Thái Nguyên điều chỉnh tên Dự án kè chống sạt lở đê sông Công (đoạn từ K4+800 - Km5+000 và từ K6+700 - Km+700 - Km6+820) thị xã Phổ Yên thành Dự án kè chống sạt lở đê sông Công (đoạn từ K3+300 - K3+700 và từ K6+700 -  K6+820) thị xã Phổ Yên; thời gian thực hiện, giải ngân đến hết ngày 30/3/2017. Giao các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính xử lý cụ thể theo quy định.

UBND tỉnh Thái Nguyên chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin, số liệu báo cáo; sử dụng số vốn được hỗ trợ đúng mục đích, đúng quy định và chủ động bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện Dự án, bảo đảm hiệu quả đầu tư.

Bộ Công Thương xử lý các dự án kém hiệu quả

Thực hiện theo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp ngày 14/12, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh ký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo xử lý các vấn tồn tại ở các dự án lớn chậm tiến độ, kém hiệu quả trong ngành Công Thương.

Ban Chỉ đạo có 16 thành viên, do người đứng đầu Bộ Công Thương làm Trưởng ban. Tổ giúp việc gồm lãnh đạo Vụ Kế hoạch, Vụ Pháp chế và cán  bộ của các đơn vị là thành viên Ban Chỉ đạo.

Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ rà soát, đánh giá toàn diện các vấn đề tồn tại trong quá trình thực hiện các dự án lớn ở một số Tập đoàn, Tổng công ty thuộc ngành Công Thương; đánh giá nguyên nhân dẫn đến tình trạng thua lỗ, kém hiệu quả của các dự án; xác định vai trò, trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan trong quá trình xây dựng và triển khai dự án; chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kết luận; kiến nghị các phương án giải quyết cụ thể đối với từng dự án để báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định và tổ chức triển khai thực hiện.

Ngoài 5 nhà máy, dự án thua lỗ, hoạt động kém hiệu quả mà Quốc hội đã nêu lên tại Nghị quyết chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 2 vừa qua (là nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ, dự án nhà máy bột giấy Phương Nam, dự án nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất và nhà máy đạm Ninh Bình), Ban chỉ đạo cũng bổ sung sơ bộ thêm 7 nhà máy, dự án khác (đạm Hà Bắc, đạm DAP 1 Lào Cai , DAP 2 Hải Phòng, Ethanol Bình Phước, Ethanol Phú Thọ, nhà máy đóng tàu Dung Quất, dự án liên doanh giữa đối tác mỏ Quý Sa và nhà máy gang thép Lào Cai) đang có tình trạng tương tự để tập trung xử lý dứt điểm theo đúng Nghị quyết của Quốc hội và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, nhằm kéo giảm nguy cơ mất vốn đầu tư, tiêu hao nguồn lực nhà nước cũng như của xã hội.

Dự án Xây hầm chui vượt sông Hàn được Đà Nẵng xem xét kỹ nhất năm 2016

Ngày 21/12, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh và Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đã chủ trì buổi họp báo nhằm cung cấp thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của TP trong năm 2016 và giải đáp một số vấn đề “nóng” đang được dư luận quan tâm.

Tại cuộc họp, những thông tin dư luận quan tâm trong thời gian qua được đề cập đến như: Xây hầm qua sông Hàn; các dự án giao đất rừng tại bán đảo Sơn Trà, trên rừng Hải Vân; quá trình xây dựng sân golf gây ô nhiễm nguồn nước Túy Loan, tuyến cáp treo lên bán đảo Sơn Trà phá vỡ cảnh quan thiên nhiên; bình chọn công dân tiêu biểu...

Trong đó, đáng chú ý nhất là câu chuyện xây dựng hầm chui vượt sông Hàn (dài 1300m, với mức đầu tư hơn 4000 tỷ đồng). Một số người cho rằng, tuy còn những ý kiến trái chiều nhưng TP vẫn quyết thực hiện dự án xây hầm qua sông Hàn.

Theo ông Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng: Thành phố ghi nhận và lắng nghe ý kiến phản hồi của dư luận. Việc xây dựng một công trình phải mất 5-7 năm mới hoàn thành. Từ tháng 10/2015, lãnh đạo TP đã chuẩn bị rất kỹ về chủ trương xây dựng công trình này. Ban Thường vụ họp đến nay đã ba phiên, 4-5 tháng lại họp một lần. Tới đây, Ban Thường vụ sẽ tiếp tục họp phiên thứ tư để nghe về phương án tài chính. Việc xây hầm hay cầu cũng được xin ý kiến từng thành viên Ban Thường vụ và đa số thống nhất xây hầm. Dự án này là dự án được nghiên cứu kỹ nhất trong năm qua.

Báo điện tử Xây dựng

Theo

Cùng chuyên mục
  • Nhanh chóng hỗ trợ các địa phương, người dân khắc phục hậu quả cơn bão số 3

    Sáng 8/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến đánh giá công tác chỉ đạo ứng phó, tình hình thiệt hại và triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Các Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Hồ Đức Phớc đồng chủ trì Hội nghị. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Hội nghị được truyền trực tuyến tới điểm cầu Ủy ban nhân dân 26 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ Thanh Hóa trở ra phía bắc.

  • Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga

    Hôm nay 8/9, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Ðoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức Liên bang Nga và đồng chủ trì Phiên họp lần thứ ba Ủy ban Hợp tác liên Nghị viện Việt Nam-Liên bang Nga, theo lời mời của Chủ tịch Duma Quốc gia, Quốc hội Liên bang, Liên bang Nga Vyacheslav Viktorovich Volodin và Chủ tịch Hội đồng Liên bang, Quốc hội Liên bang, Liên bang Nga Valentina Ivanovna Matviyenko.

  • Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Khẩn trương đánh giá thiệt hại, khắc phục hậu quả sau bão

    22h ngày 7/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp giao ban thứ 4 trong ngày của Sở Chỉ huy tiền phương phòng, chống bão số 3, nghe báo cáo và cho ý kiến chỉ đạo về công tác thống kê thiệt hại, triển khai biện pháp khắc phục hậu quả sau bão tại các địa phương.

  • Kinh tế - xã hội 8 tháng đầu năm tiếp tục đà phục hồi tích cực, toàn diện

    (Xây dựng) - Tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2024 của nước ta tiếp tục đà phục hồi, đạt được kết quả tích cực, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, cơ bản đạt được mục tiêu đề ra, góp phần củng cố nền tảng để chúng đạt và vượt 15/15 chỉ tiêu đề ra cho năm 2024.

  • Bộ Xây dựng tham gia ứng phó bão số 3 cùng địa phương

    (Xây dựng) - Sáng 7/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ huy công tác phòng, chống cơn bão số 3 tại Bộ Chỉ huy tiền phương đặt tại Hải Phòng.

  • Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo ứng phó bão số 3 tại Sở Chỉ huy tiền phương

    Sáng 7/9, sau khi kiểm tra công tác dự báo bão số 3 tại Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã họp tại Sở Chỉ huy tiền phương phòng, chống bão số 3, nghe báo cáo tình hình ứng phó với bão số 3 tại các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load