Thứ tư 15/01/2025 23:41 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Phong thủy ngày Tết:

Một năm của người Việt có bao nhiêu ngày Tết?

06:01 | 27/01/2014

Không chỉ là ngày Tết cổ truyền truyền thống, trong năm còn có rất nhiều ngày tết khác. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu những khái niệm cơ bản nhất của những ngày tết trong năm.

1. Tết Thượng Nguyên (Tết Nguyên Tiêu)

Tết Thượng Nguyên diễn ra vào ngày rằm tháng Giêng, ngày trăng tròn đầu tiên của năm. Tết này phần lớn tổ chức tại chùa chiền, vì rằm Tháng Giêng còn gọi là ngày vía của Phật tổ. 

Ta thường có câu: “Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng giêng”. Tục ta tin rằng ngày rằm tháng giêng, đức Phật giáng lâm tại các chùa để chứng độ lòng thành của các tín đồ Phật giáo. Trong dịp này, chùa nào cũng đông người đến lễ bái và sau khi đi chùa, mọi người về nhà họp mặt cúng gia tiên và ăn cổ.

2. Tết Thanh Minh

Là tiết thứ năm trong “nhị thập tứ khí” và đã được người phương Đông coi là một lễ tiết hàng năm. Tiết Thanh Minh đến sau ngày Lập Xuân 45 ngày. Nhân ngày thanh minh, dân ta có tục đi viếng mộ gia tiên và làm lễ cúng gia tiên sau cuộc tảo mộ.

Lễ tảo mộ: Tảo một chính là sửa sang ngôi một cho được sạch sẽ, rẫy hết cỏ dại, đắp lại nấm mồ cho to. Đây là dịp duy nhất trong năm mà có thể phạm tới hài cốt của người thân đã khuất mà không làm “chấn động” nhiều. Tuy vậy, có một số nơi người ta tảo mộ vào dịp trước và sau ngày Tết.

Nhiều làng ở vào vùng đất thấp, ruộng nương và cả bãi tha ma đều ngập nước, thì người ta đi tảo một vào đầu tháng chín, sau khi nước đã rút. Dù đi tảo mộ vào ngày nào thì việc thăm nom mồ mả tổ tiên cũng là việc nên làm. Nghĩ đến gia tiên tức là nghĩ đến gốc, tưởng đến nguồn. 

3. Tết Hàn Thực

“Hàn thực” nghĩa là ăn đồ nguội. Tết này vào ngày mồng Ba tháng Ba (âm lịch). Theo phong tục cổ truyền, ngày mồng 3 tháng 3 tức Tết Hàn Thực ta làm bánh chay. 

Tết này có xuất xứ từ Trung Quốc, làm giỗ ông Giới Từ Thôi (một hiền sĩ thời Xuân Thu có công phò Tần Văn Công), bị chết cháy ở núi Điền Sơn. Đành rằng dân ta theo tục đó nhưng khi cúng chỉ cúng gia tiên nhà mình. 

4. Tết Đoan Ngọ (Tết diệt sâu bọ)

Tết Đoan Ngọ còn gọi là tết Đoan Dương. Sáng sớm cho trẻ ăn hoa quả, rượu nếp, trứng luộc, bôi hồng hoàng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để giết sâu bọ. Người lớn giết sâu bọ bằng rượu hoặc ăn rượu nếp. 

Lý do ngày Tết Đoan Ngọ còn có tên là Tết diệt sâu bọ vì đây la giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. 

5. Tết Trung Nguyên (Rằm tháng Bảy)

Xuất phát từ truyền thuyết về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ (và tổ tiên nói chung). 

Ngoài ra, rằm tháng Bảy theo tín ngưỡng là ngày xá tội vong nhân. Bao nhiêu tội nhân ở dưới âm phủ ngày hôm đó đều được tha tội. Bởi vậy trên dương thế gia đình đều cúng gia tiên, còn ở chùa thường làm chay chẩn tế và cầu kinh Vu Lan.

Tết Trung Nguyên đồng thời để cúng những linh hồn bơ vơ không được ai chăm sóc. Người ta hay thả chim lên trởi, thả cá xuống sông để làm điều phúc đức. 

Theo tục cúng cháo Xưa, tại các cầu quán, đình chùa, đều có tổ chức “cúng cháo” để cúng các cô hồn không ai cúng giỗ. Thông thường, người cúng đốt vàng mã và bày cúng ở trước cửa nhà. 

6. Tết Trung Thu

Trung Thu ở giữa mùa thu, tức vào rằm tháng 8 Âm lịch. Tết Trung Thu là Tết của trẻ em. Trẻ em khắp Việt Nam mong đợi ngày Tết này vì được người lớn tặng quà bánh như lồng đèn, bánh Trung Thu. Tết này người ta thường cùng nhau ngồi uống trà thưởng Nguyệt, nên còn được gọi là Tết Trông trăng hay Tết Đoàn viên. 

7. Tết Trùng Cửu (Tết Trùng Dương)

Nhằm ngày mồng Chín tháng Chín (âm lịch) là Tết Trùng Cửu. Tết này bắt nguồn từ sự tích của đạo Lão. Nho sĩ Việt Nam du nhập và theo lễ này, nhưng lại biến ngày Tết này thành cuộc du ngoạn núi non, uống rượu cúc. 

8. Tết Hạ Nguyên (Tết Cơm Mới)

Tết Song thập (mùng 10 tháng 10 hoặc 15 tháng 10 Âm lịch). Tết này được tổ chức rất lớn ở nông thôn vì đầy là dịp nấu cơm gạo mới của vụ mùa vừa xong. 

Trước là để cúng tổ tiên, sau để thưởng công cấy cầy. Trong Tết cũng có lễ dâng hương cầu cho quốc thái dân an, phong điều vũ thuận. 

9. Tết Trùng Thập

Ngoài ra, mùng mười tháng mười Âm lịch cũng là Tết của các nhà thuốc. Cây thuốc mới tụ được khí âm dương, mới kết hợp được sắc tứ thời (Xuân - Hạ - Thu - Đông) nên trở nên tốt nhất. 

Đến ngày này, người ta thường làm bánh dày, nấu chề để cúng gia tiên rồi đem biếu những người thân thuộc. 

10. Tết Táo Quân

Rơi vào ngày 23 tháng Chạp, mỗi gia đình thường mua 2 mũ ông Táo, 1 mũ bà Táo bằng giấy và 3 con cá chép làm “ngựa” để tiễn Táo quân về trời. 

Sau khi cúng trong bếp, mũ được đốt và cá chép được mang ra thả ở ao, hồ, sông…

11. Tết Nguyên Đán

Còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm Lịch, Tết cổ truyền. Đây là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa người Việt Nam. Chữ “Tết” là do chữ “Tiết” mà thành. “Nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai. “Đán” là buổi sáng sớm. Cho nên đọc đúng phiên âm phải là “Tiết Nguyên Đán”.

Chi tiết về ngày Tết Nguyên Đán chúng tôi sẽ trình bày sâu trong các bài tiếp theo. Nghiệm lại các ngày Tết mà ông bà truyền lại, âu cũng là cố tạo cơ hội để nhà nhà xum họp, quốc thái dân an.

Theo Motthegioi.vn

Theo

Cùng chuyên mục
  • Trao giải Cuộc vận động thi sáng tác ca khúc về đề tài Công an nhân dân

    (Xây dựng) – Ngày 15/1, Cục Công tác Đảng và Công tác chính trị phối hợp với Cục Truyền thông Công an nhân dân tổ chức Chương trình tổng kết và trao các giải thưởng Cuộc vận động thi sáng tác ca khúc về đề tài Công an nhân dân, đây là một trong những hoạt động văn hóa – chính trị chào mừng 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân, 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

  • Hà Nội: Hòa nhạc ánh sáng 2025 – hòa cùng không gian văn hóa đặc biệt Hồ Tây

    (Xây dựng) - Sáng 15/1, Báo Nhân Dân và UBND Thành phố Hà Nội, UBND quận Tây Hồ đã tổ chức Lễ công bố chương trình “Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025”. Chương trình sẽ diễn ra vào 20 giờ tối 18/1 tại ngã tư Nguyễn Hoàng Tôn - Lạc Long Quân (quận Tây Hồ, Hà Nội).

  • Văn Miếu Bắc Ninh: Biểu tượng truyền thống hiếu học vùng Kinh Bắc

    (Xây dựng) – Văn Miếu Bắc Ninh là nơi tôn thờ những vị tiên hiền, tiên triết và các danh nhân khoa bảng của quê hương Kinh Bắc - Bắc Ninh, địa phương đứng đầu cả nước về số người đỗ đại khoa thời phong kiến. Đây có giá trị lịch sử, văn hóa, là niềm tự hào về truyền thống khoa bảng của quê hương và là một điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài tỉnh.

  • Bắc Giang: Khai quật gần 1.300 hiện vật tại chùa Hoành Mô

    (Xây dựng) - Theo báo cáo mới đây tại đợt khai quật địa điểm chùa Hoành Mô (thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang), đã phát hiện gần 1.300 di vật, trải dài từ thời Trần cho đến thời Nguyễn.

  • Nhà báo Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8 “Bóng tình”

    (Xây dựng) – Nhà báo Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8, có tựa đề “Bóng tình” với một sự cảm nhận về nhân tình thế thái, mối giao hòa cảm xúc giữa con người với con người, con người với cỏ cây hoa lá, con người với trời đất bao la mênh mông của vũ trụ...

  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vinh danh Anh Trai “Say Hi” là chương trình biểu diễn nổi bật 2024

    (Xâydựng) - Chương trình âm nhạc Anh Trai “Say Hi”, sản xuất bởi VieON và Vie Channel (thuộc DatVietVAC Group Holdings), đã được vinh danh là “Chương trình biểu diễn nổi bật 2024” trong khuôn khổ sự kiện “Giới thiệu các gương mặt nghệ sỹ tiêu biểu và một số cuốn sách nổi bật lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, văn học năm 2024” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND thành phố Hải Phòng tổ chức tối 11/1/2025.

Xem thêm
  • Sắp khởi động Lễ hội Xuân lớn nhất Việt Nam - Ánh sáng Phương Đông 2025 Ocean City

    (Xây dựng) - Ngày 18/1 – 16/3/2025, tại Ocean City sẽ diễn ra Lễ hội Ánh sáng Phương Đông 2025. Với 580 sự kiện, 1.000 điểm trải nghiệm ẩm thực – mua sắm trong vòng 58 ngày, đây dự kiến là Lễ hội Xuân lớn nhất Việt Nam, thu hút hàng triệu lượt du khách đến vui chơi trong dịp Tết Ất Tỵ

    21:16 | 10/01/2025
  • Hải Dương: Tượng đài Tiếng sấm đường 5 được đầu tư gần 56 tỷ đồng sắp hoàn thành

    (Xây dựng) - Dự án xây dựng tượng đài Tiếng sấm đường 5 được khởi công xây dựng từ ngày 19/8/2023 tại xã Tuấn Việt, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương; với tổng vốn đầu tư 55,5 tỷ đồng, đến nay sắp được hoàn thành.

    19:25 | 09/01/2025
  • Hà Nội: Tăng cường các biện pháp quản lý và tổ chức Lễ hội

    (Xây dựng) – UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc tăng cường các biện pháp trong quản lý và tổ chức Lễ hội trên địa bàn Thành phố năm 2025.

    08:58 | 09/01/2025
  • Quảng Ninh: Hội tụ nhiều thuận lợi để phát triển công nghiệp văn hóa

    (Xây dựng) - Công nghiệp văn hóa được Việt Nam xác định là các ngành công nghiệp sản xuất ra các sản phẩm mang tính nghệ thuật và sáng tạo, thông qua khai thác những giá trị văn hóa để thu về những nguồn lợi kinh tế. Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra nhiệm vụ: “Khẩn trương triển khai phát triển có trọng tâm, trọng điểm ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa trên cơ sở xác định và phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam”. Thực hiện “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ, bên cạnh tài nguyên văn hóa giàu có, Quảng Ninh còn hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển.

    08:55 | 09/01/2025
  • Đà Nẵng: DIFF 2025 hứa hẹn nhiều đột phá trong trình diễn

    (Xây dựng) – Tiếp nối thành công của DIFF 2024, Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF) 2025 sẽ có nhiều đổi mới và sáng tạo đột phá hứa hẹn mở ra một kỷ nguyên mới của pháo hoa Đà Nẵng, đánh dấu một giai đoạn phát triển thăng hoa mạnh mẽ hơn nữa của thành phố Đà Nẵng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

    10:42 | 08/01/2025
  • Bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể võ cổ truyền Bình Định

    (Xây dựng) - Võ cổ truyền Bình Định không chỉ là một môn võ thuật, mà còn là kết tinh của tinh thần thượng võ, ý chí tự cường và văn hóa ứng xử cao đẹp của người Việt. Với chiều sâu lịch sử, văn hóa và triết lý sống, võ cổ truyền Bình Định chính là một trong những di sản phi vật thể cần được nhận diện, bảo vệ và phát huy.

    16:55 | 05/01/2025
  • Lạng Sơn: Chi hơn 14 tỷ đồng tổ chức Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Quyết định số 2374/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự toán kinh phí tổ chức Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng và các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025.

    20:27 | 03/01/2025
  • Công nhận 33 bảo vật quốc gia

    (Xây dựng) - Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024).

    08:14 | 03/01/2025
  • Phát triển đô thị di sản trong kỷ nguyên mới: Bước ngoặt của vùng đất cố đô

    (Xây dựng) - Việt Nam đang chuyển mình trong kỷ nguyên đổi mới và hội nhập quốc tế, phát triển các đô thị di sản đã trở thành một yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của đất nước. Nhiều đô thị hiện nay đang sở hữu một hệ thống di sản văn hóa phong phú được công nhận ở cấp quốc gia và quốc tế, với hàng chục di sản vật thể, phi vật thể và thiên nhiên được UNESCO vinh danh. Việc gìn giữ và phát triển các đô thị di sản không chỉ khơi dậy niềm tự hào dân tộc mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy du lịch, phát triển kinh tế địa phương.

    20:57 | 01/01/2025
  • Kỷ lục mới: Gần 1 triệu người đổ bộ các tọa độ ăn chơi “họ Vin” trong đại tiệc chào năm mới 2025

    (Xây dựng) - Với không gian trải nghiệm đa dạng, từ mua sắm đến vui chơi giải trí, cùng âm nhạc đỉnh cao quy tụ dàn nghệ sĩ đình đám và vũ điệu pháo hoa rực sáng bầu trời… chuỗi “tọa độ Vin” từ Bắc vào Nam thực sự đã sáng nhất trong đêm 31/12 khi là nơi chào đón năm mới 2025 của gần 1 triệu du khách trong nước và quốc tế.

    15:16 | 01/01/2025
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load