Thứ sáu 19/04/2024 06:40 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Bắc Giang: 30/37 cụm công nghiệp không có hệ thống xử lý nước thải

19:04 | 15/03/2020

(Xây dựng) - Mặc dù phát triển mạnh các cụm công nghiệp, tuy nhiên hầu hết các địa phương, nhà đầu tư tại tỉnh Bắc Giang lại chưa chú trọng đến việc xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung, gây ảnh hưởng lớn đến môi trường.

bac giang 3037 cum cong nghiep khong co he thong xu ly nuoc thai
Các cụm công nghiệp tại Bắc Giang thu hút nhiều nhà đầu tư nhưng chưa chú trọng xây dựng hệ thống xử lý nước thải.

Tỉnh Bắc Giang hiện có 37 cụm công nghiệp đang hoạt động tập trung tại hầu hết các huyện, thành phố trong tỉnh. Trong đó, UBND các huyện, thành phố làm chủ đầu tư của 15 cụm công nghiệp, còn lại là do các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và cho các nhà đầu tư thứ cấp thuê lại mặt bằng sản xuất, kinh doanh.

Các cụm công nghiệp này đang thu hút hơn 250 dự án đầu tư trong đó có khá nhiều ngành nghề sản xuất có lượng nước thải lớn, tác động tiêu cực đến môi trường như may mặc, gia công, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật, chế biến thức ăn chăn nuôi… Tuy nhiên, đáng chú ý là hiện mới có 7 cụm công nghiệp đã xây dựng và đưa vào sử dụng hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung, còn lại các cụm công nghiệp khác không có hệ thống này.

Điển hình như cụm công nghiệp Đồng Đình (huyện Tân Yên) đi vào hoạt động từ năm 2007, có diện tích khoảng 50ha với 7 doanh nghiệp hiện đang hoạt động nhưng đến nay vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải. Huyện Lục Nam có 3 cụm công nghiệp quy mô lớn nhưng không một cụm công nghiệp nào xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Huyện Lạng Giang chỉ có duy nhất một cụm công nghiệp có hệ thống này, trong khi 4 cụm công nghiệp còn lại vẫn chưa xây dựng được hệ thống nước thải.

Nguyên nhân chính là do chủ đầu tư các cụm công nghiệp chưa quan tâm, bố trí kinh phí thỏa đáng để xây dựng các công trình thu gom, xử lý nước thải cho các doanh nghiệp đầu tư thứ cấp. Đại diện nhiều huyện cho rằng, hiện nay kinh phí đầu tư hệ thống thu gom, xử lý nước thải cho mỗi cụm công nghiệp ước tính từ 15 - 30 tỷ đồng nên các địa phương chưa thể bố trí kinh phí ngay được. Một số trường hợp do việc giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, công tác quản lý Nhà nước, đôn đốc các nhà thầu tập trung xây dựng hệ thống xử lý nước thải còn thiếu quyết liệt.

Tình trạng trên khiến cho các doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp xả thải tự do ra môi trường với nhiều thông số độc hại vượt gấp nhiều lần quy định. Không ít doanh nghiệp trong các cụm công nghiệp này đã bị phạt hàng trăm triệu đồng do xả thải ra ngoài môi trường vượt quy chuẩn cho phép.

Chương Huyề

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load