Thứ sáu 26/04/2024 00:27 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Âu lo bởi dịch bệnh

10:23 | 11/02/2020

(Xây dựng) - Từ công tác phòng chống dịch bệnh nCoV đang được triển khai trên cả nước, đặc biệt tại các đô thị, đã cho thấy, còn quá nhiều vấn đề liên quan đến đời sống dân sinh từ trước tới nay đã bị “bỏ qua”, bị phớt lờ.

au lo boi dich benh
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

Có thể thấy rõ điều này khi thị sát một số đô thị mới hay vùng lõi các đô thị. Tình trạng thiếu không gian công cộng, các điều kiện hạ tầng thiết yếu bị cắt xén (hoặc chậm triển khai) hiển hiện. Ngay với 2 đô thị lớn là Hà Nội và TP.HCM, trong năm 2019 có không ít mối lo chưa được cải thiện. Dai dẳng và trở thành điểm đen mãn tính là tình trạng ô nhiễm không khí. Đến tận ngày hôm nay, ở hai đô thị này, chỉ số chất lượng không khí luôn ở mức nguy hại. Nhiều thời điểm, đến mức, Hà Nội phải khuyến cáo người dân “không nên ra đường”; trong khi ở TP.HCM, các chuyên gia khí tượng nhận định “ô nhiễm không khí” đang “quá sức” vì một năm có hơn 150 ngày ô nhiễm.

Môi trường sống của chính chúng ta đang bị đe dọa trực tiếp. Hàng ngày, chúng ta phải phụ thuộc vào quá nhiều “công cụ” để mong làm sạch bầu không khí quanh mình, mong được hít thở chút không khí trong lành. Không đâu xa, gần một tháng qua, cả thế giới đang sống trong âu lo bởi dịch bệnh. Và Việt Nam cũng không là ngoại lệ.

Trong bối cảnh ấy, mới thấy, sự mong manh của con người trước thiên nhiên. Những cảnh báo về sự đe dọa môi trường sống bền vững do con người tạo ra, những bài học chưa cũ được người ta nhắc lại… Và rồi, chúng ta vẫn phải sống trong nỗi sợ hãi, trong một môi trường không khí đậm đặc ô nhiễm bởi chính chúng ta sản sinh ra nó.

Đó là chưa kể tình trạng kẹt xe, nghiêm trọng ở hai đô thị lớn là Hà Nội và TP.HCM đến nay vẫn là bài toán chưa có lời giải. Bên cạnh đó, tình trạng úng ngập cũng không phải chỉ do đường ống cũ, mưa lớn, triều cường ngày càng cao mà còn do chính các nhà quy hoạch, đã cấp phép hàng loạt dự án, cho lấp hàng loạt ao hồ, ruộng, nước sông ngòi, xung quanh các đô thị lớn lẽ ra phải tăng thêm diện tích hồ tiêu thủy, rừng cây nhưng các dự án lại cho tôn nền, lấp ao hồ, ruộng nước cao các khu đô thị mới làm cho khu đô thị cũ trũng hơn, ngập hơn việc quản lý yếu kém dẫn đến tình trạng lấn chiếm ao, hồ, kênh rạch đã thế các công trình tiêu thuỷ lại luôn đi sau một bước...

Không những thế, tình trạng các phường làng ngõ ngách phát triển không theo quy hoạch, hình thành các khu ổ chuột kiểu mới ở đây người dân không hề có được những công trình công cộng vui chơi giải trí (công viên, hồ nước, nơi dạo chơi của người già, nơi vui chơi của trẻ em…). Bên cạnh việc tạo lập các đô thị mới hoành tráng, đã có những câu hỏi đau đáu đặt ra rằng: Bao năm nay Hà Nội, TP.HCM - hai đô thị đặc biệt - đã quy hoạch cải tạo được bao nhiêu ngõ ngách? Thậm chí các ngõ ngách ngày càng hẹp thêm do lấn chiếm, xây dựng tự phát không phép. Chính những điều này đang khiến các cơ quan quản lý phải lúng túng mỗi khi triển khai công tác phòng chống dịch bệnh với quy mô lớn như thời gian qua.

Xây mới, sửa sang là điều cần thiết để tạo lập bộ mặt đô thị khang trang hơn. Nhưng những hoạt động xây dựng, nếu vẫn theo lối thủ công, chụp giật thì người dân sẽ là nạn nhân đầu tiên gánh chịu hậu quả ô nhiễm môi trường cục bộ. Nguy hiểm hơn, khi những điều kiện tối thiểu để bảo đảm an toàn cho người dân không được quan tâm, bị phớt lờ, khi đó, không chỉ sức khỏe, mà tính mạng của người dân cũng có thể bị đe dọa.

Ngọc Lý

Theo

Cùng chuyên mục
  • Để cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát

    Phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát khi thực hiện thành công trong năm 2025 sẽ là một dấu mốc đáng nhớ, khi lần đầu tiên trong lịch sử, trên cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát và có lẽ không nhiều nước đang phát triển trên thế giới làm được điều này.

  • Tăng quyền, trao quyền khi 'chiếc áo thể chế' đã chật

    “TP.HCM đang như lò xo bị bó. Làm sao chúng ta tháo được ra để lò xo hoạt động, trỗi dậy, bứt phá được, đó là nhiệm vụ của quy hoạch. Nếu bật lên được, TP.HCM có thể sẽ phát triển nhanh như vũ bão”.

  • TP.HCM và ‘lỗ hổng’ làm điện rác

    Tiếp theo bài viết “Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch điện 8” đăng trên Tuần Việt Nam/VietNamNet, trong phạm vi bài viết này sẽ tập trung phân tích các vấn đề về điện rác ở Thành phố Hồ Chí Minh trong Quy hoạch điện 8.

  • Hiểu thế nào về “Tập thể lãnh đạo”, “Lãnh đạo tập thể”, “Lãnh tụ tập thể”?

    Tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban nhân sự chuẩn bị Đại hội XIV, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh ba đặc điểm có tính nguyên tắc của mô hình lãnh đạo chính trị nước ta hiện nay: "tập thể lãnh đạo", "lãnh đạo tập thể", "lãnh tụ tập thể".

  • Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch Điện 8

    Sau khi ban hành Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng về phê duyệt Quy hoạch điện VIII, các cơ quan chức năng và chủ đầu tư mong chờ có bản kế hoạch mang tính tổng thể, công khai và minh bạch hướng dẫn thực hiện dự án Quy hoạch điện 8.

  • Sau TP.HCM, Hà Nội lại làm dự án BT

    Xin khôi phục lại các dự án theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT), Hà Nội muốn có thêm cơ chế để huy động nguồn lực cho phát triển.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load