(Xây dựng) - Những công trình chọc trời, những căn hộ cao tầng, biển báo sắc màu và tắc nghẽn giao thông là một vài điều mà chúng ta thường bắt gặp với một thành phố hiện đại.
Ảnh: REUTERS/Arko Datta
Nhiều khu đô thị lớn trên thế giới như London, Tokyo, New York hoặc Mexico City đã từng đối mặt với những thách thức bao gồm ô nhiễm không khí, ùn tắc giao thông, rác thải và nhóm người vô gia cư.
Vì vậy, các nhà chức trách đã tìm mọi cách để xử lý những vấn đề ấy và kiến trúc sư hàng đầu thế giới được huy động tối đa. Kiến trúc sư là những nhân tố quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề nêu trên.
Ảnh: Foster + Partners
Điều đó đang xảy ra ở Andhra Pradesh của Ấn Độ, nơi chính quyền địa phương muốn thiết kế lại thành phố cho tỉnh Amaravati. Các chuyên gia tư vấn đô thị có trụ sở ở Singapore cũng tham gia vào việc lập quy hoạch, nhằm mục đích tạo ra một thành phố mà trong đó có nhà cửa cho tất cả mọi tầng lớp. Họ muốn xây dựng nên một hạ tầng đẳng cấp thế giới, một thành phố xanh và quản lý tài nguyên hiệu quả.
Nhóm nghiên cứu của Foster đang thiết kế trung tâm của thành phố rộng 217km2, bao gồm những công trình của Hội đồng Lập pháp và Tòa án tối cao. Theo họ, phương án thiết kế sẽ tích hợp các giải pháp của thành phố bền vững và công nghệ mới nhất được phát triển ở Ấn Độ.
Phương án thiết kế đó bao gồm chi tiết thiết kế cho các con đường có mái che lớn để khuyến khích mọi người đi bộ trong thành phố, có nhiều không gian xanh, sử dụng năng lượng mặt trời rộng rãi và chiến lược vận tải xanh bao gồm xe điện, taxi nước và các tuyến xe đạp chuyên dụng.
Quy hoạch đô thị này có thể giúp giải quyết những thách thức mà các thành phố khác trên toàn thế giới phải đối mặt dựa trên những cuộc thảo luận của Hội đồng Diễn đàn Kinh tế Thế giới về thành phố và đô thị hóa.
Đây là điều quan trọng khi thế giới có tỷ lệ đô thị hóa cao với khoảng 70% dự báo dân số thế giới sống ở các thành phố vào năm 2050. Trong báo cáo khai thác cách mạng công nghiệp cho các thành phố mới nổi, Diễn đàn kinh tế thế giới đã thảo luận đến việc các thành phố mới nổi có thể thay đổi công nghệ hiện đại thân thiện môi trường để giúp xây dựng một tương lai bền vững.
Ảnh: Foster + Partners
“Nền công nghệ cách mạng công nghiệp mà trong đó có trí thông minh nhân tạo, phương tiện tự động và máy bay không người lái, Internet toàn cầu, vật liệu tiên tiến và công nghệ sinh học trở nên thống lĩnh. Các khu vực đô thị sẽ có chuyển hóa lớn về giao thông, năng lượng, chất thải, công trình nhà ở sẽ tăng trưởng mạnh mẽ”, Celine Herweijer, một đối tác tại PwC UK đã nêu trong báo cáo như thế.
Trong một bài báo khác, diễn đàn đánh giá khu vực Andhra Pradesh ấy có thể hưởng lợi từ việc khai thác các công nghệ mới và có cơ hội thu lợi nhuận hàng năm với con số là 5 tỷ USD vào năm 2022.
Các thành phố ở các quốc gia khác cũng đang hướng đến mục tiêu trở nên bền vững hơn. Copenhagen muốn trở thành thủ đô trung lập cacbon đầu tiên trên thế giới vào năm 2025. Na Uy đang xây dựng thành phố Oslo Airport, một thành phố rộng 4 triệu m2, cung cấp hoàn toàn bằng năng lượng tái tạo và phục vụ bằng xe điện.
Tóm lại, không chỉ là những thành phố của các quốc gia thịnh vượng mới có quy hoạch về xây dựng thành phố bền vững mà ngay cả thành phố chưa thịnh vượng như ở Ấn Độ, họ cũng nghĩ tới giải pháp cho các đô thị của mình. Bởi suy cho cùng, đô thị bền vững chính là mục tiêu của bất cứ đô thị nào trên thế giới.
Khánh Phương
Theo