Một số hành động nhỏ sau bữa ăn cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí gây nhiều bệnh nguy hiểm, nhiều người vẫn đang làm hàng ngày. Dưới đây là 9 điều cấm kỵ không được làm sau khi ăn no:
1. Sau khi ăn nới lỏng thắt lưng quần
Sau khi ăn no theo phản xạ nhiều người hay nới lỏng thắt lưng, điều này sẽ khiến áp lực trong khoang bụng đột ngột giảm xuống. Sự hỗ trợ của đường tiêu hóa bị suy yếu, khiến tăng gánh nặng lên cơ quan tiêu hóa và dây chằng, ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn, rất dễ gây khó tiêu, đau bụng,… thậm chí còn có thể gây tác dụng phụ như xoắn ruột hoặc tắc ruột.
Về lâu dài, hành động này còn có thể gây nên bệnh sa dạ dày, phần bụng không thoải mái và các bệnh về đường tiêu hóa khác.
2. Sau khi ăn lập tức đi ngủ
Đi ngủ ngay sau khi ăn, hoạt động dạ dày và đường ruột bị chậm lại, tiết dịch đường tiêu hóa giảm, thức ăn không được tiêu hóa và hấp thu hoàn toàn, thời gian dài có thể gây thiếu hụt dinh dưỡng.
Đồng thời, sau khi ăn no áp lực dạ dày tăng cao, nếu lập tức nằm ngửa, có thể tạo trào ngược dạ dày thực quản và xuất hiện triệu chứng nôn, thông thường triệu chứng như vậỵ còn có thể dẫn đến viêm thực quản trào ngược. Sau khi ăn nên ngồi nghỉ ngơi ít nhất 30 phút, để các thức ăn trong dạ dày được tiêu hóa, lúc này mới nên nằm nghỉ ngơi.
3. Sau khi ăn hút một điếu thuốc
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, sau khi ăn hút một điếu thuốc, nguy hiểm hơn rất nhiều so với hút 10 điếu thuốc trong thời gian khác. Vì sau khi ăn, hoạt động tiêu hóa trong cơ thể diễn ra thường xuyên, tăng lưu thông máu, hô hấp sinh vật trong tế bào mô được tăng cường.
Tại thời điểm này, hút thuốc lá, mô phổi sẽ tăng cường hấp thụ khói, khiến các chất độc hại như nicotine xâm nhập vào cơ thể nhiều hơn. Ngoài việc kích thích trực tiếp đường hô hấp và phổi, nó cũng gây tổn hại cho các mô và cơ quan khác.
4. Sau khi ăn lập tức đi đại tiện
Khi thức ăn ở trong dạ dày chưa được tiêu hóa, lập tức đi đại tiện cũng không nên. Bởi vì khi nín thở sẽ khiến áp lực trong khoang bụng đột ngột tăng lên, acid dạ dày và các enzyme tiêu hóa có thể chảy ngược trở lại thực quản, điều này theo thời gian sẽ gây ra các vết loét thực quản do trào ngược.
Sau khi ăn lập tức đi đại tiện, cũng có thể dẫn đến rối loạn chức năng cơ bàng quang, trào ngược dịch mật, dẫn đến sung huyết, phù nề và thậm chí là viêm niêm mạc dạ dày. Thời gian được khuyến khích đi đại tiện là buổi sáng sớm, sau khi thức giấc.
5. Hát sau khi ăn
Nếu vừa ăn no mà lập tức ca hát sẽ khiến cơ hoành di chuyển xuống dưới, áp lực khoang bụng tăng lên. Nếu nhẹ sẽ dẫn đến khó tiêu, nặng có thể gây khó chịu đường tiêu hóa và các bệnh khác.
Ngoài ra, nếu khi ăn có uống rượu, cổ họng và dây thanh quản sung huyết hơn bình thường. Lúc này hát với âm thanh lớn, sẽ làm tăng tình trạng tắc nghẽn, sung huyết ở cổ họng và dây thanh quản, rất dễ gây khàn và đau cổ họng nặng hơn sẽ tiến triển thành viêm họng và viêm thanh quản cấp tính.
6. Sau khi ăn xong lập tức lái xe
Sau khi ăn, dạ dày muốn tiêu hóa thức ăn cần phải có lượng máu lớn. Nó sẽ gây thiếu máu cục bộ tạm thời trong não, khiến phản ứng cũng trở nên chậm chạp, gây buồn ngủ. Trong quá trình lái xe, rất dễ dẫn đến phán đoán không chính xác làm tăng đáng kể khả năng xảy ra tai nạn.
7. Uống nước lạnh sau khi ăn
Uống đồ uống lạnh sau bữa ăn sẽ làm cho các mạch máu niêm mạc của thành dạ dày co lại, ức chế sự bài tiết của tuyến tiêu hóa, dẫn đến hoạt động dạ dày bị suy yếu dễ gây rối loạn tiêu hóa và chán ăn. Đặc biệt ăn uống đồ lạnh sau bữa ăn còn là kẻ thù lớn nhất của tim mạch.
8. Uống trà ngay sau khi ăn
Nhiều người có thói quen nhâm nhi một cốc trà nóng sau bữa ăn như một cách tráng miệng tuy nhiên, điều này không có lợi cho cơ thể. Các polyphenol có trong trà cản trở cơ thể hấp thụ chất sắt của đồng thời gây trở ngại cho quá trình tiêu hóa protein có trong thực phẩm.
9. Tắm sau khi ăn
Khi tắm, dưới sự kích thích của nước ấm, mạch máu dưới da ở toàn bộ cơ thể giãn nở, khiến các máu tập trung trên bề mặt da đồng thời lượng máu ở đường tiêu hóa sẽ giảm, loãng dịch tiết dẫn đến tình trạng khó tiêu. Ngoài ra, nếu bạn có thói quen tắm sau khi ăn, còn khiến máu cung cấp cho tim không đủ, gây các bệnh về tim mạch.
Theo Hà Vũ (Dịch theo Sohu)/Vietnamnet.vn