Thứ bảy 12/10/2024 07:14 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

70 ngàn xe cộ tắc suốt 5 giờ: Cứu điểm đen cửa ngõ Thủ đô

14:37 | 07/11/2018

Những ngày cuối tuần, có nhiều ô tô từ Hà Nội đi ra và đầu tuần là chiều ngược lại. Đã từng có 70.000 phương tiện bị tắc đường kéo dài 5 giờ liền trên hàng chục cây số đường bộ, trong khi đường sắt bên cạnh không ai đi. Tích hợp đường sắt đô thị với đường sắt quốc gia sẽ giải quyết được vấn nạn này.

Đường ai nấy đi

“Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến 2030, tầm nhìn 2050” được phê duyệt năm 2013 đặt ra mục tiêu đường sắt vận chuyển hành khách 10-15%, hàng hóa 3-5%. Các ga đường sắt lớn sẽ hình thành bên ngoài thành phố: Những nơi xa xôi vắng vẻ, đồng nghĩa với lực hút hành khách và hàng hóa rất yếu/kém.

Trong Quyết định dài 20 trang, có 2 dòng quan trọng: “Mạng lưới đường sắt nội vùng trên hạ tầng các tuyến đường sắt quốc gia (ĐSQG) kết nối Hà Nội với các đô thị có bán kính cách trung tâm Hà Nội 50-70 km”. Hiện tại, mạng lưới ĐSQG trong phạm vi Hà Nội có tổng chiều dài hàng trăm km vẫn một mình một chợ, chở vài ngàn hành khách liên tỉnh vài chuyến mỗi ngày, bỏ mặc 17 triệu chuyến đi lại phải vật vã tìm đường bộ trong thành phố. Nhiều vị trí đường sắt quốc gia có thể chia sẻ đắc lực với đường bộ nội đô và có thể với đường sắt đô thị(ĐSĐT)...

Tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Hà Nội

Nhưng các hệ thống hiện nay riêng biệt, đường ai người nấy đi: người có đường thì không đi/kẻ cần đi thì không có đường.

Trong tình cảnh trớ trêu ấy, ĐSQG trình kế hoạch đường sắt cao tốc xuyên Việt gần 60 tỷ USD, còn thành phố Hà Nội có kế hoạch làm 10 tuyến ĐSĐT, tổng chiều dài 418 km, dự kiến hơn 40 tỷ USD.

Hiện thời, ĐSQG rất khó khăn: khách đi tầu suy giảm (có chuyến chỉ thu <2 triệu đồng tiền vé), cơ sở hạ tầng yếu kém, tai nạn dồn dập. Năm 2018, Ngân sách Nhà nước cấp cho ĐSQG 7.000 tỷ đồng chỉ đủ để sửa chữa những hạng mục cấp bách, như “muối bỏ bể”.

Còn ĐSĐT thì đắt đỏ khó lường: 5 dự án ĐSĐT tại Hà Nội, TP.HCM chưa chở khách chuyến nào đã đội vốn gần 5 tỷ USD (tổng đầu tư >10 tỷ USD). Dự kiến chi ra gần 100 tỷ USD cho ĐSQG và ĐSĐT đã được công bố.

Những hệ thống ĐSQG hùng mạnh trở lại từ nguy cơ phá sản

Nước Mỹ vốn có mạng lưới đường sắt phủ kín quốc gia và đóng góp lớn vào sự giàu mạnh của Hoa Kỳ. Nhưng sau Thế chiến 2, khi mạng lưới cao tốc phát triển dày đặc, hàng không dân dụng phát triển: đường bộ và đường không đã đẩy đường sắt tới bờ vực phá sản. Đứng trước nguy cơ đó, ngành đường sắt Mỹ phải vượt lên để tồn tại, phát triển.

Tập đoàn Amtrak thuộc quản lý Nhà nước, được trợ cấp và chỉ chuyên chở khách, đã trở thành điểm tựa vững chắc cho toàn bộ ngành đường sắt Mỹ. Họ vận động để Nhà nước ban hành đạo luật Staggers 1980 nhằm tích hợp các công ty tư nhân, các tập đoàn vận tải lớn nhỏ để tạo nên sức mạnh đồng bộ.

ĐSQG Mỹ xuyên qua các TP tiếp cận đường phố gần gũi giống như ga ĐSĐT: hộp bán vé tự động, ghế ngồi chờ và lối lên xuống an toàn. Toa tầu lớn 2 tầng có thiết bị nâng hạ xe đẩy cho người tàn tập và xe đạp. Nguồn Hanoidata

Nước Mỹ đặt niềm tin vào ngành đường sắt ngay cả khi kinh tế Mỹ khủng hoảng (1980), làn sóng đầu tư suy giảm, nhưng tỷ phú Warren Buffett vẫn bỏ ra 26 tỷ USD vào tập đoàn đường sắt lớn thứ hai của Mỹ (BNSF). Ông Buffett nhận định: “Thịnh vượng của Mỹ phụ thuộc vào một hệ thống đường sắt hiệu quả và được bảo trì tốt”.


Tuyến ĐSQG chuyển đổi thành ĐSĐT: Blue Line dài hơn 43km nối Chicago với  O'Hare, xây năm 1895 hiện đại hóa năm 1993. Kết cấu thép cũ bảo trì tốt cổ kính nhưng bền vững; nhà ga và toa tàu hiện đại hóa/tự động hóa hoàn toàn.

Thái Lan không phải là quốc gia có hệ thống ĐSQG phát triển, lại mất 30 năm (1980-2010) dồn hết nguồn lực cho đường bộ và hàng không nên ĐSQG càng bị lép vế, đôi khi bị lãng quên khi cả nước đau đầu giải quyết ách tắc giao thông đô thị của Thủ đô Bangkok. Đối mặt với vấn nạn là thành phố tắc nghẽn giao thông trầm trọng nhất châu Á (do quá tải ô tô, xe máy riêng), Thái Lan kiên định thực hiện kế hoạch  đầu tư 500km ĐSĐT trong vùng Thủ đô Băngkok: năm 2018 đã có hơn 110km và đang xây dựng rất nhanh để có 300km; đến năm 2029 sẽ có hơn 500km ĐSĐT, đáp ứng 42,4% các chuyến đi nội thành và cả vùng Thủ đô Bangkok.

Để đạt được mục tiêu này cần đầu tư tới hàng chục tỷ USD mỗi năm, phần lớn vốn thu xếp trong nước và khuyến khich hợp tác công tư (PPP). Trong kế hoạch giải cứu giao thông Bangkok bằng ĐSĐT sáng lên vai trò tích hợp ĐSQG với ĐSĐT. Có vai trò kết nối vùng Thủ đô tới các tỉnh quan vùng, ĐSQG đặc biệt hỗ trợ các tỉnh Đông Bắc Bangkok - vùng kinh tế còn chậm phát triển. ĐSQG tích hợp với ĐSĐT và mạng lưới cao tốc sẽ biến vùng Thủ đô Bangkok thành trung tâm giao thương khu vực, bao gồm cả các quốc gia láng giềng - đó là một phần trong “Quy hoạch tổng thể cơ sở hạ tầng Thái Lan 2015-2022”có tổng đầu tư gần 100 tỷ USD.

Đột phá cho phát triển giao thông Hà Nội?

Nói đến khó khăn trong phát triển giao thông là nói đến việc không có tiền. Điều đó thật phi lý bởi khi nhu cầu dịch vụ giao thông tăng cao đồng nghĩa phải tăng chi tiêu cho dịch vụ này. Ngành ĐSQG bươn trải, bù lỗ cho dịch vụ vận tải hành khách trong khi dịch vụ loại hình này ngày càng kém chất lượng: đi chậm, tiếng ồn, tiếp cận khó khăn, tiện nghi cổ lỗ,... vậy thu hút lượng khách nào sử dụng dịch vụ ĐSQG?

Bản đồ các tuyến đường bộ quanh trung tâm Hà Nội có nguy cơ tắc nghẽn các cấp độ: kết quả đầu tư  hàng ngàn tỷ đồng/năm cho đường bộ không thành công. Đề xuất của Citysolution2018: tích hợp ĐSĐT và ĐSQG để hỗ trợ giải cứu ách tắc giao thông nội đô Hà Nội. Nguồn Hanoidata

Hãy bắt đầu từ vấn nạn tắc đường trầm trọng nhất: những ngày cuối tuần có nhiều ô tô từ Thành phố đi ra và đầu tuần là chiều ngược lại. Đã từng có 70.000 phương tiện bị tắc đường kéo dài 5 giờ liền trên chiều dài hàng chục cây số đường bộ, trong khi đường sắt bên cạnh không ai đi. Tại nhiều quốc gia, đã có dịch vụ tàu chở ô tô: “motorail” rất thuận tiện. Nếu chủ xe ngồi trên toa máy lạnh, phục vụ wifi cafe thì bỏ ra vài giờ thảnh thơi vẫn vượt qua vài trăm cây số.

Đoàn tàu chở hàng trăm ô tô và hàng trăm lái xe gợi ý cho sáng kiến khởi động ĐSQG tích hợp với ĐSĐT và đường bộ Hà Nội. Nguồn Hanoidata

Chỉ cần vài phần trăm trong số 70.000 ô tô dùng “motorail” đi 2 chiều từ Hà Nội về Nam Định, Thanh Hóa, ĐSQG sẽ có doanh thu hơn 100 triệu đồng/chuyến, sẽ giúp ĐSQG vượt qua khó khăn ban đầu để từng bước giành lại thị phần, tái đầu tư hiện đại hóa, từng bước chủ động tích hợp, đồng bộ hóa với ĐSĐT, đường bộ góp phần giải cứu giao thông Hà Nội.

Theo KTS Trần Huy Ánh/Vietnamnet.vn

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành Quyết định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành Quyết định số 30/2024/QĐ-UBND về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất cho người dân trên địa bàn tỉnh. Quyết định sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19/10/2024.

    19:54 | 11/10/2024
  • Bài 6: Những giải pháp căn cơ về vấn đề nhà ở và hỗ trợ thị trường bất động sản ổn định, phát triển

    (Xây dựng) - Nhà ở và thị trường bất động sản luôn được xác định là một trong những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế - xã hội. Nhà ở vừa là tài sản lớn của mỗi hộ gia đình, cá nhân, vừa thể hiện trình độ phát triển của mỗi quốc gia. Giải quyết tốt vấn đề nhà ở cho người dân và phát triển thị trường bất động sản ổn định, lành mạnh vừa là nhiệm vụ chính trị, xã hội, vừa là nhiệm vụ phát triển kinh tế của các quốc gia.

    19:45 | 11/10/2024
  • Thừa Thiên – Huế: Kêu gọi cộng đồng nâng cao nhận thức về giảm nhẹ rủi ro do thiên tai

    (Xây dựng) - Ngày 11/10, tại thành phố Huế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các cơ quan Liên hợp quốc và UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức lễ kỷ niệm ngày Quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai và ngày ASEAN Quản lý thiên tai năm 2024, với chủ đề “Trao quyền cho thế hệ trẻ vì một tương lai an toàn trước thiên tai”.

    19:41 | 11/10/2024
  • Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng “xanh”

    (Xây dựng) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

    18:15 | 11/10/2024
  • Thành phố Tây Ninh phấn đấu đến năm 2030 đạt 75% tiêu chí đô thị loại I

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Tây Ninh vừa có quyết định phê duyệt Chương trình phát triển đô thị thành phố Tây Ninh đến năm 2030. Mục tiêu nhằm nâng cao đời sống cho nhân dân, phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn thành phố nói riêng, toàn tỉnh nói chung.

    16:56 | 11/10/2024
  • Đồng Nai: Tháo gỡ vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại huyện Nhơn Trạch

    (Xây dựng) - Tại huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) hiện nay có nhiều dự án cấp tỉnh và quốc gia đang đồng loạt triển khai. Vì vậy công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại địa phương này cần phải thực hiện thật tốt, hạn chế việc người dân bị thiệt thòi về quyền lợi, phát sinh khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo.

    16:20 | 11/10/2024
  • Hà Nội: Phê duyệt phương án tuyến đường dọc đê hữu Hồng trên địa bàn thị xã Sơn Tây

    (Xây dựng) - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn ký ban hành Quyết định số 5266/QĐ-UBND ngày 08/10/2024 về việc phê duyệt phương án tuyến đường dọc đê hữu Hồng đoạn từ nút giao với đường Vành đai 5 tại đầu cầu Vĩnh Thịnh đến phố Lê Lợi (thuộc dự án Nâng cấp tuyến đê hữu Hồng kết hợp làm đường giao thông trên địa bàn thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội).

    16:17 | 11/10/2024
  • Tin buồn

    Gia đình chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin:

    15:42 | 11/10/2024
  • Hòa Phát hỗ trợ xây dựng hơn 1.500 căn nhà cho người nghèo trên cả nước

    (Xây dựng) - Hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các Bộ ngành nhằm xóa nhà tạm, nhà dột nát vào cuối năm 2025, Tập đoàn Hòa Phát đã dành hỗ trợ xây dựng hơn 1.500 căn nhà cho người nghèo, các hộ có hoàn cảnh khó khăn trên cả nước. Trong đó, hai tỉnh Quảng Ngãi và Phú Yên là 1.000 căn, còn lại là tại Trà Vinh và Sóc Trăng.

    15:24 | 11/10/2024
  • Nam Định: Đề nghị di dời một số Công ty ra khỏi khu dân cư vì không đảm bảo phòng cháy chữa cháy

    (Xây dựng) – Qua kiểm tra an toàn về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH), Công an tỉnh Nam Định đã đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức di dời cơ sở sản xuất ra khỏi khu dân cư (KDC); xử lý nghiêm, dứt điểm các vi phạm về trật tự xây dựng, sử dụng sai mục đích đối với 4 cơ sở sản xuất. 4 cơ sở này gồm: Chi nhánh Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà - Nhà máy Bánh kẹo Hải Hà 2; Công ty TNHH Mai Linh Nam Định; Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Nam Định và Công ty Cổ phần Bia NaDa.

    14:56 | 11/10/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load