Thứ sáu 19/04/2024 23:32 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Định hướng quy hoạch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

6 trụ cột phát triển và vượt qua bẫy thu nhập trung bình

14:32 | 25/04/2022

(Xây dựng) – Nhằm định hướng phát triển trong thời gian tới sau ¼ thế kỷ thành lập tỉnh, Bình Dương đang định hướng quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Triết lý, quan điểm phát triển của Bình Dương là xây dựng một xã hội hài hòa, nhân văn và bền vững; xây dựng một môi trường kinh doanh và đầu tư hiệu quả; xây dựng một chính quyền địa phương năng động và kiến tạo. Do đó, đơn vị tư vấn cùng các chuyên gia đã đề xuất các chiến lược tích hợp tổng thể, lồng ghép cấu trúc động lực phát triển trong quy hoạch tỉnh Bình Dương bao gồm 6 trụ cột phát triển và 19 nội dung quy hoạch.

6 tru cot phat trien va vuot qua bay thu nhap trung binh
Hạ tầng giao thông Bình Dương được đầu tư đồng bộ và hiện đại.

Khát vọng tăng trưởng mới

Ông Nguyễn Văn Lợi - Bí thư Tỉnh ủy cho biết ý nghĩa và tầm quan trọng của việc lập quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là: “Việc lập quy hoạch tỉnh cần tạo sự khác biệt hoàn toàn cho Bình Dương và có tầm nhìn tổng quát nhất; có dự án chiến lược, phân kỳ đầu tư chiến lược. Bình Dương đã đạt được thành tựu quan trọng nhưng phải nâng tầm phát triển mới: Xanh, thông minh và bền vững”.

Đề xuất phương pháp luận cho quy hoạch tỉnh Bình Dương, PGS.TS Nguyễn Hồng Thục – Viện Nghiên cứu định cư, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, quy hoạch và thực tiễn phải song hành với nhau. Trong quá trình xây dựng quy hoạch, Bình Dương cần lồng ghép các quy hoạch chuyên ngành để thực hiện quy hoạch được linh hoạt hơn. Đồng thời, khi quy hoạch Bình Dương cần quan tâm tới 06 trụ cột và mục tiêu phát triển là: Phát triển kế thừa; phát triển đổi mới sáng tạo; phát triển tích hợp; phát triển xanh; phát triển mở và phát triển tổng thể. Trong đó, xác lập các mục tiêu chiến lược dài hạn để dẫn hướng phát triển tổng thể, xác lập các không gian phát triển, đi sâu về tiềm năng, cơ hội và những thách thức của Bình Dương có thể gặp phải và chiến lược bứt phá lên thành tỉnh có thu nhập cao (12.000 USD/người/năm).

Quan điểm và triết lý phát triển của Bình Dương là xây dựng một xã hội hài hòa, nhân văn bền vững; xây dựng một môi trường kinh doanh và đầu tư hiệu quả; xây dựng một chính quyền địa phương năng động và kiến tạo. Đơn vị tư vấn đề xuất các chiến lược tích hợp tổng thể, lồng ghép cấu trúc động lực phát triển trong quy hoạch tỉnh Bình Dương. Mục tiêu đó được thể hiện trên 6 trụ cột phát triển gồm: phát triển kế thừa; phát triển đổi mới sáng tạo; phát triển tích hợp; phát triển xanh; phát triển mở; phát triển tổng thể.

Ông Nguyễn Văn Hùng – Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Becamex IDC cho biết: “Bình Dương đã tạo dựng một nền tảng tốt cho sự phát triển các thời kỳ tiếp theo. Ngày nay, Bình Dương phải xây dựng thành phố thông minh, xây dựng hệ sinh thái mới, luôn luôn năng động, sáng tạo. Do đó rất cần các đơn vị tư vấn làm quy hoạch bám sát thực tế, quy hoạch đồng bộ. Quy hoạch phải thật sự có hiệu quả, tạo nền tảng để Bình Dương có những bước đột phá phát triển ngoạn mục, đáp ứng các yêu cầu của Bình Dương; là điểm sáng đóng góp vào sự phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam. Mong muốn người lao động có cơ hội để sản xuất kinh doanh phát triển hơn tại Bình Dương’’.

Thách thức bẫy thu nhập trung bình

Từ một tỉnh có thu nhập thấp, sau hơn 25 năm phát triển thu nhập bình quân đầu người của Bình Dương đã đạt 152 triệu đồng người/năm - mức thu nhập trung bình cao, tương đương với Thái Lan. Điều này đồng nghĩa với việc nguy cơ gặp phải bẫy thu nhập trung bình của Bình Dương sẽ sớm hơn các địa phương khác trên cả nước.

Thách thức của Bình Dương trong việc tránh sự sụt giảm tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn thu nhập trung bình để bước vào giai đoạn phát triển có thu nhập cao là rất lớn. Từ nền tảng tích lũy qua quá trình phát triển để là tỉnh đầu tiên trên cả nước vượt qua được bẫy thu nhập trung bình.

Từ đó, Bình Dương xây dựng chiến lược 6 trụ cột để giải quyết từng khía cạnh, kế hoạch và mục tiêu quy hoạch lớn nhất giúp tỉnh bứt phá trong thời kỳ mới. Để tránh bẫy phát triển gián đoạn thông qua phát triển có tính kế thừa, theo các chuyên gia, Bình Dương cần tiếp tục duy trì hướng tiếp cận phát triển theo hệ sinh thái dựa trên các công trình tạo lực thúc đẩy các lĩnh vực ưu tiên quan trọng.

Đặc biệt, để tránh bẫy năng suất thông qua phát triển dựa trên đổi mới sáng tạo Bình Dương đã hiện thực hóa bằng những hành động, dự án cụ thể trong đề án Thành phố thông minh Bình Dương, với việc nhấn mạnh vào 4 yếu tố trụ cột để thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khoa học công nghệ đó là: Con người (lực lượng lao động và sáng tạo), công nghệ (nghiên cứu và phát triển), doanh nghiệp (doanh nghiệp và mối quan hệ với doanh nghiệp) và các yếu tố nền tảng (môi trường, chất lượng cuộc sống và cơ sở hạ tầng).

6 tru cot phat trien va vuot qua bay thu nhap trung binh

Đối với bẫy đô thị hóa thông qua phát triển tích hợp, Bình Dương đã xây dựng vùng đổi mới sáng tạo với mô hình 5 lớp là: Quy hoạch đô thị và hạ tầng giao thông công cộng; xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo; phát triển kinh tế cân bằng; chuyển đổi số và phát triển công nghiệp 4.0; phát triển nguồn nhân lực. Trong đó, mỗi lớp đóng vài trò riêng nhưng có quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Mỗi lớp là định hướng cho một tập hợp các đề án có chủ đích nhằm giải quyết những thách thức của tỉnh theo từng chủ điểm, hòa chung lại theo 5 lớp sẽ tạo ra những tác động liên ngành, trên diện rộng, trực tiếp vào mọi mặt đời sống xã hội.

Mô hình 5 lớp phát triển của Bình Dương

Bản quy hoạch tích hợp tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 quyết định bước phát triển của Bình Dương trong những năm tiếp theo, do đó cần tiếp tục kế thừa và phát huy được những định hướng tích cực đó. Bản quy hoạch cần được xây dựng bằng phương pháp khoa học, biện chứng, xây dựng được các kịch bản phát triển của Bình Dương bằng những mô hình lý thuyết khoa học, dựa trên những dữ liệu hiện trạng thực tế. Qua đó, giúp cho Bình Dương điều chỉnh và linh động trong quá trình thực thi quy hoạch, điều chỉnh bố trí phân bổ nguồn lực tổng thể, trong đó có nguồn lực tài chính, tối ưu hóa quá trình đưa quy hoạch vào cuộc sống.

Cao Cường

Theo

Cùng chuyên mục
  • Vĩnh Phúc: Ban hành quy định quản lý quy hoạch xây dựng, kiến trúc trên địa bàn tỉnh

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa ban hành quy định một số nội dung liên quan đến công tác quản lý quy hoạch xây dựng, kiến trúc trên địa bàn tỉnh.

  • Bài 3: Quy hoạch đô thị - Cần bảo tồn, phát huy, phát triển những đô thị di sản

    (Xây dựng) – “Tốc độ phát triển kinh tế nhanh, tỷ lệ đô thị hóa cao, vị trí gần Thủ đô Hà Nội cùng sức hút từ Vùng Thủ đô, Bắc Ninh sẽ có nhiều lợi thế để phát triển công nghiệp và trở thành một trong những đô thị mạnh nhất trong Vùng Thủ đô với 2 tính chất nổi trội là “Đô thị di sản” và “Đô thị công nghiệp” – Đó là chia sẻ của PGS.TS Lưu Đức Hải - Viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và Phát triển hạ tầng (Tổng hội Xây dựng Việt Nam) khi trao đổi với phóng viên Báo điện tử Xây dựng.

  • Phát triển đô thị Hải Phòng hiện đại, văn minh, đáng sống

    (Xây dựng) – Hai đồ án quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2023 mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là tiền đề để thành phố Hải Phòng hoàn thành mục tiêu xây dựng và phát triển thành thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; động lực phát triển của vùng Bắc bộ và của cả nước; có công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững.

  • Hải Dương: Xây dựng đô thị mang bản sắc, đặc trưng riêng

    (Xây dựng) - Trong các ý tưởng quy hoạch đô thị ở Hải Dương, việc xây dựng các đô thị mang màu sắc, đặc trưng riêng đã được cơ quan chuyên môn quan tâm, trở thành định hướng chủ đạo trong thời gian tới.

  • Hà Nội: Phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 4

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1972/QĐ-UBND, ngày 15/4, phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 4, tỷ lệ 1/2000 thuộc địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội.

  • Làm rõ nhiều định hướng phát triển

    Tiếp thu ý kiến góp ý của các bộ, ngành, cơ quan và chuyên gia hội đồng thẩm định, đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đã được cập nhật, hoàn chỉnh vào hồ sơ. Nhiều định hướng phát triển đã tiếp tục được bổ sung, làm rõ hơn.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load