Thứ bảy 20/04/2024 22:10 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

6 lưu ý cần nắm rõ khi hòa giải tranh chấp đất đai

16:21 | 18/10/2021

Dưới đây là những lưu ý cần nắm rõ khi tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã, phường, thị trấn.

6 luu y can nam ro khi hoa giai tranh chap dat dai
Những điều cần nắm rõ khi hòa giải tranh chấp đất đai. Ảnh: LVN

1. Theo Khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013 và Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP, hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất là bắt buộc, nếu không hòa giải sẽ không thể khởi kiện hoặc gửi đơn đề nghị UBND cấp tỉnh, cấp huyện giải quyết.

2. Hội đồng hòa giải chỉ đưa ra hướng dẫn, giúp đỡ các bên tranh chấp đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn và không có quyền quyết định ai đúng, ai sai.

3. UBND cấp xã phải tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

4. Theo Khoản 4 Điều 202 Luật Đất đai 2013, kết quả hòa giải là hòa giải thành hoặc hòa giải không thành. Kết quả hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất xảy ra tranh chấp.

5. Nếu hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới của thửa đất, thay đổi về người sử dụng đất thì UBND xã, phường, thị trấn tổ chức hòa giải phải gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau.

Phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới giấy chứng nhận (sổ đỏ, sổ hồng).

6. Căn cứ Khoản 3 Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, các bên có quyền thay đổi ý kiến của mình:

Sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản với nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn tổ chức lại cuộc họp hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.

Theo Trang Thiều (T/H)/Laodong.vn

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load