Tàu sân bay thực sự đầu tiên được đưa vào biên chế từ cuối Thế chiến I, khi hải quân hoàng gia Anh chuyển đổi những tàu chiến quá lớn thành sân bay nổi. Quá trình hiện đại hóa sau đó đã cho ra đời những hàng không mẫu hạm “hủy diệt”.
Sau khi hải quân hoàng gia Anh cho ra đời tàu sân bay đầu tiên, trong những năm sau đó cho tới trước Thế chiến II, Nhật và Mỹ cũng nhanh chóng chuyển đổi nhiều tàu hải quân thành những sân bay nổi, trước khi đóng những tàu sân bay thực sự. Và chỉ trong vòng vài tháng sau khi Thế chiến II nổ ra tháng 9/1939, các tàu sân bay đã chứng tỏ giá trị của mình trong các nhiệm vụ trên biển.
Sau đây là 5 tàu sân bay “hủy diệt” nhất từng tham chiến, căn cứ theo vai trò trong các nhiệm vụ quan trọng, tuổi thọ và độ bền.
USS Enterprise
Sau khi chuyển đổi các chiến hạm Lexington và Saratoga thành tàu sân bay, hải quân Mỹ đã bổ sung vào lực lượng của mình một “hàng không mẫu hạm” được đóng mới hoàn toàn có tên USS Ranger.
Kinh nghiệm có được từ việc sử dụng 3 tàu sân bay này đã góp phần cho ra đời USS Enterprise, với kích thước lớn hơn, boong cất cánh dài hơn và được trang bị hệ thống phòng không uy lực hơn những người tiền nhiệm.
Cùng thuộc lớp với USS Enterprise còn có USS Yorktown và USS Hornet. Những tàu này đã đóng góp vai trò then chốt trong việc chặn đứng đà tấn công của hải quân phát xít Nhật năm 1942. Với vận tốc hành trình 33 hải lý/giờ, Enterprise có lượng giãn nước 24.000 tấn và có thể mang tới 90 chiến đấu cơ.
Trong khi Hornet và Yorktown bị đánh chìm trong các trận chiến năm 1942, Enterprise phục vụ cho tới hết Thế chiến II. Tàu sân bay này đã giúp truy lùng hạm đội của Nhật sau vụ Trân Châu Cảng, và thực hiện những cuộc oach tạc đáp trả đầu tiền trong những tháng đầu Mỹ tham chiến.
Enterprise đã hộ tống Hornet trong cuộc tập kích Doolittle, trước khi giúp đánh chìm 4 tàu sân bay Nhật trong trận chiến Midway trên Thái Bình Dương. USS Enterprise cùng các tàu sân bay Mỹ khác ra đời sau đó trở thành nòng cốt trong lực lược chống phản công, giúp đẩy lùi quyền kiểm soát của hải quân phát xít Nhật trên Thái Bình Dương.
Enterprise cũng từng tham chiến trên Biển Philippines và Vịnh Leyte, giúp phá hủy trái tim của hải quân không quân Nhật khi đó. Năm 1945, chính hàng không mẫu hạm này đã tham gia những cuộc tập kích cuối cùng vào Nhật Bản, trước khi bị hư hỏng nặng do bị không quân Nhật tập kích tháng 5/1945.
Trở lại làm nhiệm vụ khi chiến tranh đã kết thúc, USS Enterprise đã giúp vận chuyển lính Mỹ trở về sau Chiến dịch Thảm thần (Operation Magic Carpet) tại Yemen. Đây chính là chiến hạm lẫy lừng nhất trong Thế chiến II, nhưng đáng buồn là những nỗ lực bảo tồn nó đã không thành công. Năm 1960, USS Enterprise bị phá dỡ.
HMS Illustrious
Trong giai đoạn tháng 9/1939 – 4/1942, hải quân hoàng gia Anh đã bị mất 5/7 tàu sân bay trong biên chế. Để bổ sung lực lượng, HMS Illustrious cùng 3 “chị em” khác đã ra đời. Hạ thủy năm 1937, Illustrious nổi trội hơn hẳn các đối thủ từ Nhật và Mỹ với mặt boong bọc thép, dù chỉ chứa được 36 máy bay. Tàu có thể đạt vận tốc 30 hải lý/giờ với lượng giãn nước 23.000 tấn.
Theo Dantri.com.vn