Chủ nhật 06/10/2024 23:56 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Sức khỏe /

5 điều cần lưu ý khi bảo quản thịt trong tủ lạnh

14:11 | 01/07/2016

Cuộc sống bận rộn khiến nhiều gia đình có thói quen mua thực phẩm dự trữ đủ cho một tuần. Điều này đòi hỏi các bà nội trợ biết cách giữ độ tươi ngon, dinh dưỡng của nguyên liệu.

Dưới đây là 5 điều bạn đọc cần chú ý khi bảo quản thịt sống trong tủ lạnh.

Rửa sạch và bọc kín

Thịt, cá cần được rửa sạch và để ráo nước trước khi cho tủ lạnh để bảo quản. Nhằm hạn chế chất độc hại ngấm vào thịt ảnh hưởng đến sức khoẻ, chị em nội trợ nên chọn túi nilon hoặc hộp đựng thực phẩm làm từ nhựa an toàn, chịu được nhiệt độ thấp.

Bí quyết là chia lượng thịt dự trữ thành nhiều phần nhỏ. Mỗi khi chế biến, bạn lấy số lượng phù hợp với nhu cầu sử dụng trong gia đình mang đi rã đông. Điều này giúp hạn chế vi khuẩn sinh sôi trên thịt do thay đổi nhiệt độ nhiều lần.

Mỗi gia đình cũng nên trang bị máy hút chân không mini để hút hết không khí bên trong hộp/túi, tạo môi trường yếm khí để giữ độ tươi của thịt tốt hơn.


Thực phẩm sống nên được bọc riêng từng loại để đảm bảo vệ sinh và chất lượng thịt.

Điều chỉnh nhiệt độ thích hợp

Nhiệt độ tủ lạnh quá thấp sẽ làm đóng đá thực phẩm, nhiệt độ cao là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và phân hủy thực phẩm. Ngăn mát tủ lạnh nên được giữ ở khoảng 2 độ C, còn ngăn đông ở mức -18 độ C đến -25 độ C.

Thông thường, thanh/núm điều chỉnh nhiệt của tủ lạnh chia làm các nấc từ một tới 5, trong đó mức 5 là lạnh nhất. Tuỳ theo loại thực phẩm trong tủ mà người nội trợ nên điều chỉnh nhiệt độ thích hợp.

Không trữ thực phẩm quá lâu

Trong điều kiện không nhiễm khuẩn, thực phẩm tươi sống có thể dùng trong khoảng 4 đến 6 ngày ở ngăn mát và vài tháng ở ngăn đá (nhiệt độ thích hợp và làm lạnh liên tục).

Mẹo hay là bạn viết ngày tháng trên các hộp/túi thịt bảo quản. Như vậy, khi nấu nướng, bạn sẽ ưu tiên lựa chọn những loại thịt đã lưu trữ lâu hơn.

Thịt đã được sơ chế hay nấu chín có thể giữ được khoảng một tháng nếu để trên ngăn đông lạnh.


Các loại thịt tươi sống và rau quả cũng như đồ đã qua chế biến nên được để tách biệt

Để riêng các loại thức ăn chín và sống

Việc bảo quản thực phẩm cần tuân theo những nguyên tắc nghiêm ngặt. Dụng cụ chứa thịt chín phải sạch sẽ, vô trùng và kín để không khí không lọt vào bên trong. Thịt chín và sống cần được tách riêng để tránh bị ô nhiễm chéo hoặc làm ảnh hưởng tới mùi vị thức ăn chín.

Một số dòng tủ lạnh hiện nay được thiết kế theo kiểu Door-on-door - cửa trong cửa. Với chiếc tủ lạnh thứ hai nằm bên trong cửa chính, bạn có thể để thức ăn và đồ uống thường dùng.

Đối với gia đình có trẻ nhỏ, các bà mẹ nên dùng làm ngăn đựng sữa, sữa chua riêng cho các bé để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Với "cửa trong cửa", người dùng không cần mở cánh tủ chính quá nhiều. Do đó, độ lạnh bên trong tủ được giữ ở mức ổn định, giúp các loại thực phẩm tươi ngon hơn.


Tủ lạnh Door-in-door tách biệt khu vực chứa từng loại thức ăn trong tủ lạnh, giảm thất thoát nhiệt trong khi sử dụng.

Sử dụng tủ lạnh thông minh

Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều loại tủ lạnh được tích hợp các công nghệ thông minh giúp kháng khuẩn và đảm bảo chất lượng thịt dù thời gian lưu trữ dài.

Người dùng cũng nên ưu tiên lựa chọn tủ lạnh có lớp tráng bạc bằng công nghệ Nano Ag+ bên trong. Các hạt ion bạc sẽ làm vô hiệu hóa quá trình phát sinh cũng như phân chia tế bào vi khuẩn, mang lại không gian vô trùng, đảm bảo chất lượng vệ sinh thực phẩm.


Công nghệ Hygiene Fresh độc quyền của LG giúp diệt vi khuẩn và khử mùi trong tủ lạnh, giúp đồ ăn luôn tươi ngon.

Ngoài ra, một số dòng tủ lạnh của LG sở hữu tính năng Hygiene Fresh độc quyền có khả năng loại trừ 99,99% vi khuẩn nhờ 2 lớp phủ Photocatalyst và tia UV triệt tiêu nấm mốc và vi khuẩn gây mùi.

Theo Hà-Mỹ-Giang/Zing.vn

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đảm bảo các phương án phòng cháy chữa cháy tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương

    (Xây dựng) – Thành lập từ năm 1955, Bệnh viện Phụ sản Trung ương với quy mô hơn 14 khoa lâm sàng, 9 khoa cận lâm sàng, 7 trung tâm, 8 phòng chức năng và hơn 1.000 giường bệnh. Sau gần 70 năm đi vào hoạt động, nhiều công trình được xây dựng từ lâu, để đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) phù hợp với những quy chuẩn, tiêu chuẩn mới, Ban lãnh đạo bệnh viện đã tập trung nhiều giải pháp nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động.

  • Giải mã gen – Công nghệ mới vì lợi ích sức khỏe cộng đồng

    (Xây dựng) - Ngày 26/9, tại Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Bắc Hà cùng Công ty Revita (Bệnh viện Đại học Juntendo) tổ chức Tọa đàm y tế sức khỏe về gen và chóng lão hóa. Đây là sự kiện quan trọng, có giá trị nhân văn và thực tiễn, đồng thời đánh dấu bước tiến mới trong hợp tác quốc tế, mang lại lợi ích lớn cho sức khỏe cộng đồng.

  • Cà Mau: Chấm dứt dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học Y dược hơn 1.000 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Thông tin từ UBND tỉnh Cà Mau cho biết, tỉnh vừa có thông báo chấm dứt hợp đồng thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất đối với dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học Y dược Cà Mau. Nguyên nhân đến từ việc nhà đầu tư vi phạm về nghĩa vụ trong hợp đồng đã ký.

  • Dự án Bệnh viện Đa khoa Cà Mau 1.200 giường: Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến

    (Xây dựng) – Hội đồng tư vấn có báo cáo kiểm tra kết quả lựa chon nhà thầu Gói thầu 27. Theo đó, chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh Cà Mau chưa xem xét toàn diện, khách quan, chưa đảm bảo quy định và mục tiêu của đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Bên mời thầu là Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư xây dựng Hợp Nhất xem thường pháp luật và công tác đấu thầu của Nhà nước. Gói thầu 27 được xét lại. Dự án tiếp tục kéo dài.

  • Bệnh viện Nhi Hà Nội sẽ khánh thành nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

    (Xây dựng) - Dự án xây dựng Bệnh viện Nhi Hà Nội giai đoạn 1 tại phường Yên Nghĩa (quận Hà Đông) với tổng vốn gần 794 tỷ đồng sẽ khánh thành vào đầu tháng 10, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

  • Ngành Y tế Quảng Ninh chủ động công tác phòng, chống dịch bệnh sau mưa bão

    (Xây dựng) – Sau bão số 3 nhiều nơi trong tỉnh Quảng Ninh bị ngập lụt cục bộ do mưa lớn kéo dài ở hầu khắp các địa phương, làm gia tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và bùng phát dịch bệnh. Ứng phó tình huống này, ngành Y tế Quảng Ninh đã chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, xử lý môi trường, an toàn thực phẩm trong và sau mưa lũ.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load