Thứ bảy 14/09/2024 14:17 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

4 nhiệm vụ cấp bách của báo chí đối với Chương trình Thương hiệu quốc gia

16:37 | 20/04/2016

(Xây dựng) - “Thương hiệu quốc gia với truyền thông và cộng đồng” là chủ đề của Diễn đàn được Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức tại Hà Nội ngày 20/4. Sự kiện nằm trong khuôn khổ hoạt động chào mừng ngày Thương hiệu Việt Nam, với sự tham gia của các bộ, ban, ngành, các địa phương, hiệp hội, DN và cơ quan thông tấn báo chí. 

Chương trình Thương hiệu quốc gia được Chính phủ phê duyệt từ năm 2003, nhằm xây dựng và quảng bá hình ảnh Việt Nam thông qua hàng hóa, dịch vụ gắn với giá trị “Chất lượng - đổi mới, sáng tạo - Năng lực tiên phong”. Đồng thời tạo uy tín và nâng cao sức cạnh tranh cho các DN Việt Nam trên thị trường quốc tế, nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng, giới thiệu tới các cơ quan, tổ chức hữu quan, hiệp hội về tầm quan trọng của Chương trình Thương hiệu quốc gia. Diễn đàn nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng, giới thiệu tới các cơ quan, tổ chức hữu quan, hiệp hội về tầm quan trọng của Chương trình Thương hiệu quốc gia.

Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết, thời gian qua, với tư duy thời sự nhạy bén, nhận định sắc sảo, báo chí đã nêu những tồn tại, hạn chế trong thực trạng xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu tại Việt Nam. Qua đó giúp cơ quan chức năng điều chỉnh chính sách phù hợp, có ý kiến phản biện xã hội cần thiết khi xây dựng các chính sách mới đồng thời giúp DN có thông tin định hướng để xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh và thương hiệu bền vững hơn đáp ứng nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng.

Tại diễn đàn, TS Bùi Thế Đức - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh: Xây dựng thương hiệu quốc gia không chỉ việc của DN mà là trách nhiệm của cả cộng đồng, trong đó có vai trò của báo chí. Theo ông Đức, 4 nhiệm vụ cấp bách của các cơ quan thông tấn báo chí trong công tác tuyên truyền cho Chương trình thương hiệu quốc gia gồm: Nâng cao nhận thức của toàn xã hội, các cấp lãnh đạo, doanh nghiệp về sự cần thiết phải phát triển hình ảnh và thương hiệu quốc gia trong bối cảnh đất nước ngày càng hội nhập quốc tế sâu rộng. Công tác tuyên truyền phải nhấn mạnh giáo dục ý thức tự tôn, lòng tự hào, tự trọng của dân tộc, xây dựng đạo đức, văn hóa, trách nhiệm xã hội và sự tự tin cho doanh nghiệp. Đấu tranh chống tiêu cực trong sản xuất, kinh doanh, bảo vệ hàng Việt Nam. Xây dựng lối sống, văn hóa mới trong tiêu dùng của người Việt Nam. Cung cấp kiến thức về Chương trình Thương hiệu quốc gia, xây dựng và bảo vệ thương hiệu quốc gia.

PV

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load