Thứ ba 17/09/2024 04:57 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

31 hộ dân lay lắt “sống treo” trong vùng lõi di tích suốt 15 năm

11:43 | 10/10/2019

Quy hoạch đã được ban hành, việc kiểm kê giải phóng mặt bằng đã thực hiện và khu tái định cư đã xong, nhưng suốt 15 năm qua, 31 hộ dân thuộc diện di dời phải sống lay lắt ngay giữa vùng lõi của Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh.

Theo tìm hiểu của phóng viên Dân trí, ngày 19/6/2002 UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành quyết định số 2016/2002/QĐ-UBND thực hiện quy hoạch chi tiết bảo tồn, phát huy giá trị Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh (Khu di tích Lam Kinh), huyện Thọ Xuân.

Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh được quy hoạch chi tiết bảo tồn, phát huy giá trị từ năm 2002.

Năm 2004, hội đồng giải phóng mặt bằng huyện Thọ Xuân đã tiến hành kiểm kê đất đai, tài sản trên đất, bố trí đất ở tái định cư cho 31 hộ dân bị ảnh hưởng.

Cũng từ thời điểm đó đến nay, 31 hộ dân thôn Phúc Lâm, xã Xuân Lam luôn phải đối mặt với những khó khăn, vất vả ngay trong vùng lõi Khu di tích Lam Kinh.

Ông Nguyễn Đình Tớn (73 tuổi), nguyên Bí thư Đảng ủy xã Xuân Lam - một trong số 31 hộ dân thuộc diện di dời cho biết: Khi nhà nước có chủ trương thu hồi đất cho khu di tích, các hộ dân rất đồng tình, không ai phản đối. Nhưng từ đó đến nay, người dân cứ phải sống trong cảnh chờ đợi hết năm này qua năm khác nhưng vẫn chưa được giải quyết.

Có 31 hộ dân bị ảnh hưởng.

Từ khi có quy hoạch, tuyến quốc lộ 15A đi qua khu vực các hộ dân sinh sống đã được điều chỉnh lại, khu chợ cũng đã được di dời đi nơi khác khiến người dân rất khó khăn trong phát triển kinh tế và đời sống.

Nhiều hộ dân đã phải vay mượn tiền để chuyển đi nơi khác tìm kế sinh nhai, những hộ còn bám trụ lại thì sống lay lắt để chờ đợi.

Trong khi đó, sau nhiều năm không được cơi nới, sửa chữa khiến nhà cửa của các hộ dân trong vùng quy hoạch chật chội, xuống cấp trầm trọng. Thậm chí, nhiều nhà đã bị sập, không thể ở. Có những nhà xuống cấp có thể sập bất cứ lúc nào khiến người dân sống trong cảnh nơm nớp lo sợ.

Không những vậy, người dân không được hưởng các phúc lợi xã hội như điện chiếu sáng công cộng, hệ thống nước sạch sinh hoạt, đường giao thông...

“Cũng là công dân, cũng có nghĩa vụ như nhau, nhưng các hộ dân chúng tôi ở đây rất thiệt thòi. Tâm lý của người dân nằm trong vùng lõi, đối diện khu trung tâm của di tích nhưng nhà cửa xập xệ, không tương xứng với cảnh quan của di tích”, ông Tớn cho biết.

Nhiều năm qua, người dân sống trong những ngôi nhà xập xệ, dột nát do không được sửa chữa.

Còn bà Đỗ Thị Minh (62 tuổi) cho biết: “Chúng tôi đã đồng ý nhường đất cho khu di tích, nhưng phải làm sao cho dân chúng tôi bớt khổ chứ. Điện, nước sạch không có, đường cụt không buôn bán được gì, nhà cửa thì hư hỏng, sập không dám ở. Nhà dột nát không sửa được nên đồ đạc trong nhà cũng bị hư hỏng”.

Theo kiến nghị của các hộ dân nơi đây, nếu dự án tiếp tục thực hiện thì đến bao giờ? Nếu không thực hiện thì phải sớm trả lời cho người dân được biết.

Nhiều gia đình đã phải bỏ nhà đi nơi khác ở.

“Người dân chúng tôi muốn làm cho khang trang, sạch đẹp lên, bởi ở trong khu đất của vua cũng mong muốn cho mọi thứ đẹp lên”, ông Tớn chia sẻ thêm.

Trong khi người dân sống lay lắt trong những ngôi nhà cũ, xuống cấp thì một khu tái định cư với 100 lô đất đã thi công hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nằm cách vị trí các hộ dân đang sinh sống chỉ khoảng 700m, đến nay vẫn bị bỏ hoang.

Khu tái định cư đã được xây dựng hoàn thiện nhưng bỏ hoang.

Hơn 10 năm qua, người dân đã phản ánh nhiều lần đến các cấp chính quyền cũng như tại các cuộc tiếp xúc cử tri, đại biểu quốc hội nhưng vẫn chưa được trả lời rõ ràng.

Ông Nguyễn Ngọc Thức, Phó Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân cho biết, 31 hộ dân sinh sống chủ yếu bằng việc kinh doanh tại chợ Cham (cũ) và Khu di tích Lam Kinh. Tuy nhiên chợ đã di chuyển ra vị trí mới, các ki-ốt phía trước Khu di tích đã xuống cấp nghiêm trọng, lụp xụp gây mất mỹ quan khu di tích.

Đã 15 năm qua, người dân phải sống trong cảnh chờ đợi.

Qua rà soát và kiểm tra thực tế, có 31 hộ dân thuộc diện di dời. Kể từ khi quy hoạch được phê duyệt đến nay, các hộ dân nói trên vẫn phải sống trong những căn nhà chật hẹp, xập xệ, dột nát; các điều kiện về vệ sinh, môi trường không đảm bảo do không được sửa chữa, cải tạo, xây dựng mới, gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhân dân và làm mất mỹ quan dọc tuyến đường đi vào Khu di tích Lam Kinh.

Theo UBND huyện Thọ Xuân, kiến nghị của các hộ dân là chính đáng. UBND huyện Thọ Xuân cũng đã đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa bố trí nguồn kinh phí và giao địa phương là chủ đầu tư để tổ chức thực hiện đền bù, di dời 31 hộ dân khỏi vùng quy hoạch Khu di tích Lam Kinh.

Theo Duy Tuyên/Dantri.com.vn

Cùng chuyên mục
  • Đồng Nai: Vì sao việc bàn giao mặt bằng cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu bị chậm tiến độ?

    (Xây dựng) - Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua tỉnh Đồng Nai dài hơn 34km. Để thực hiện dự án này, Đồng Nai buộc phải thu hồi khoảng 290ha đất của hơn 3.700 hộ dân. Việc giải phóng mặt bằng hiện nay đang bị chậm tiến độ, nguyên nhân chính là do những vướng mắc trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.

  • Cuốn theo dòng lũ

    (Xây dựng) – Đô thị Việt Nam với điển hình nhiều tỉnh, thành tọa lạc dọc theo các con sông lớn hoặc ven bờ biển và mối quan hệ của cư dân với những khu vực này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Các khu vực ven sông và bờ biển dễ bị ảnh hưởng bởi lũ lụt và nước dâng, đặc biệt khi hệ thống đê điều không còn đủ khả năng kiểm soát và bảo vệ.

  • Quảng Nam: 17 đội thi tham gia tìm hiểu cải cách hành chính và chuyển đổi số

    (Xây dựng) – Ngày 16/9, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Nam phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh khai mạc cuộc thi Tìm hiểu cải cách hành chính và chuyển đổi số tỉnh Quảng Nam năm 2024.

  • Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đánh giá cao Ban Dân dụng

    (Xây dựng) – Đi tất cả các tầng của từng khối nhà đang hoàn thiện, mục sở thị từng hạng mục đang lắp đặt thiết bị, nội thất của hai công trình lớn do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng tỉnh Quảng Ngãi (Ban Dân dụng) làm chủ đầu tư, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao quá trình tổ chức thực hiện, quản lý dự án của đơn vị.

  • Hà Nội “hồi sinh” những cây xanh bị ngã đổ sau mưa bão như thế nào?

    (Xây dựng) – Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, trong số hơn 40.000 cây xanh ở Hà Nội bị gãy đổ trong những ngày qua, dự kiến có khoảng 3.000 cây có thể cứu, trong đó có 100 cây quý hiếm. Thiệt hại nghiêm trọng từ cơn bão Yagi là bài học đắt giá cho các cơ quan quản lý về tầm quan trọng của công tác cắt tỉa cây xanh nhằm chuẩn bị cho mùa mưa bão cũng như việc chăm sóc, nuôi trồng cây xanh ra sao để phù hợp với điều kiện phát triển tại các đô thị lớn như Hà Nội.

  • Lào Cai: Hơn 10.000 nhà ở bị ngập nước, sạt lở, lũ cuốn trôi

    (Xây dựng) - Hoàn lưu cơn bão số 3 đã để lại cho Lào Cai những thiệt hại nặng nề, với số người chết và mất tích nhiều nhất cả nước. Đồng thời, làm thiết hại đến các cơ sở vật chất như nhà cửa, đường sá, trường học và trạm y tế gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load