(Xây dựng) – Như Báo Điện tử Xây dựng ngày 9/7 đã đưa tin, người dân làng rèn truyền thống Đa Sỹ - Hà Đông ngày ngày phải chịu sự ô nhiễm tiếng ồn, khói bụi… ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt của người dân.
Những lò rèn sản xuất nhỏ lẻ tại Tổ 8 – Đa Sỹ - Hà Đông.
Đồng thời, việc xây dựng KCN làng nghề đã gần 10 năm vẫn chưa xong. Trách nhiệm thuộc về ai? Chiều ngày 14/7, phóng viên Báo Điện tử Xây dựng đã có buổi làm việc với ông Gia – Tổ trưởng tổ dân phố số 8 và cũng là người nằm trong Ban chấp hành Hiệp hội làng nghề.
Ông Gia tâm sự: “Người dân trong làng chất phát, thuần túy đều làm nông nghiệp, chỉ loanh quanh với nghề rèn truyền thống, không ra bên ngoài nên có những hạn chế nhất định. Việc chậm tiến độ dự án KCN họ chỉ nói chuyện cho nhau biết chứ không có những động thái gì khác”.
Theo ông, quyết định quy hoạch đất KCN làng nghề Đa Sỹ có từ năm 2005, đến nay người dân Đa Sỹ vẫn dài cổ chờ đợi.
Những chung cư ngày càng mọc lên nhiều mà KCN làng nghề chẳng thấy đâu.
Một dự án lớn như vậy, có sự ảnh hưởng lớn tới cuộc sống mưu sinh cũng như sức khỏe cộng đồng như vậy mà phải điều chỉnh quy hoạch tới 3 lần.
Lần đầu tiên diện tích tổng thể là 14,46ha. Sau đó, lần thứ hai điều chỉnh do chồng lấn vào đường dân sinh nên chỉ thu gọn lại còn 13,46ha. Tiếp đó, lần ba điều chỉnh lại rút gọn 3,1ha đất dịch vụ. Như vậy, qua ba lần quy hoạch diện tích đất KCN mỗi ngày đều bị cắt xén đi.
Khi chưa xác nhập Hà Nội, tại địa bàn quận Hà Đông có quy định, sau khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án địa phương, người dân được giao ruộng từ năm 1993 có quyền lợi chích lại 10% để làm đất dịch vụ, sử dụng làm đất phi nông nghiệp, đảm bảo đời sống.
Sau khi, quận Hà Đông xác nhập vào Thành phố Hà Nội thì lại có thay đổi về chính sách, thu hồi tới đâu thì trả đất dịch vụ tới đó. Chính vì thế một số diện tích đất tại địa phương bị thu hồi xôi đỗ, không tổng thể.
Người thì được một ô dịch vụ, người hai ô, người thì được vài m2… tạo nên sự không đồng đều. Còn lại, diện tích chưa thu hồi lại không có đất dịch vụ nữa. Từ đó, có quyết định thu hồi hai khu đất.
Việc phân ô dịch vụ không đồng đều đã dẫn tới nhưng miếng đất nhỏ bỏ không, còn những ô đất lớn người dân đã xây dựng nhà.
Một là khu 2,6ha giáp với khu làng nghề, hai là khu 7,29ha giáp với tổ dân phô số 8. Bây giờ vẫn không thu hồi được (thu hồi để làm đất dịch vụ mà lại không có dịch vụ người dân thấy việc bàn giao cũng rất khó khăn). Vì vậy, mới có chuyện điều chỉnh lại quy hoạch làng nghề, cắt xén 3,1ha đất dành cho KCN làng nghề.
Cũng theo ông Gia tiến độ thi công KCN, UBND phường không chịu trách nhiệm quản lý mà quận trực tiếp giao phó và Công ty XD số 3 Hà Nội trúng thầu đảm nhận.
Từ ngày 15/9/2013 khi tổ chức quây tôn và cưỡng chế xong, chủ đầu tư đã cơ bản san lấp mặt bằng xong. Còn việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật thì vẫn dậm chân tại chỗ. Tiếng động, tiếng ồn, bụi thì có người dân làng nghề truyền thống vẫn phải chấp nhận chuyện ấy.
Nhưng đến nay cơ chế mới có được điểm quy hoạch làng nghề, mong muốn của người dân được chuyển ra KCN, thứ nhất là có điều kiện mở rộng mặt bằng từ đó phát triển được nghề rèn truyền thống (tránh mai một). Lúc đó mới đầu tư máy móc đưa vào sử dụng được, không có KCN không ai dám đầu tư. Bởi hệ thống máy móc rất đắt đỏ và cồng kềnh.
Thứ hai là việc người dân trong làng ra khu giãn đất giãn dân tận dụng làm nơi sản xuất tự phát, quy hoạch có thể khoảng 20m2 để sử dụng tạm bơ. Như vậy thì không thể mở rộng, ko thể đặt máy móc được.
Mà nếu có đặt được thì cũng ảnh hưởng tới những công trình liền kề, máy móc lớn không thể hoạt động được nên dừng lại ở những búa máy nhỏ, máy cóc, máy dập, máy khoan, máy đột… muốn đầu tư lớn thì ko mặt bằng.
Sản xuất nhỏ lẻ vừa ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng, vừa không tập chung được để phát triển nghề truyền thống.
Do vậy, nguyện vọng của người dân mong mỏi sớm xây dưng KCN làng nghề, tạo điều kiện cho nhân dân tăng gia sản xuất, phát triển làng nghề. Có cơ hội để chủ đầu tư mạnh dạn cải tạo máy móc, nâng cao đời sống. Tránh mất mỹ quan, ô nhiễm ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng
Như vây có thế thấy, mong mỏi của người dân là rất chính đáng. Thời gian họ phải chịu đựng, phải chờ đợi đã quá đủ. Việc quy hoạch dự án chậm tiến độ, triển khai thi công dự án chưa đâu vào đâu. Đã tới lúc cần có một bàn cân công lý cho nỗi khổ của người dân làng Đa Sỹ và trách nhiệm của cơ quan chức năng.
Mà cụ thể là UBND quận Hà Đông, UBND phường Kiến Hưng và chủ đầu tư là Công ty XD số 3 Hà Nội cần chung tay vào cuộc để người dân Đã Sỹ sớm có nơi an cư lạc nghiệp.
Báo Điện tử Xây dựng sẽ tiếp tục đưa tin về vụ việc này.
Việt Khoa
Theo