Thứ sáu 26/04/2024 03:13 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Từng đen thối như sông Tô Lịch, kênh Nhiêu Lộc 'khét tiếng' giờ ra sao?

15:16 | 26/07/2019

Từng một thời 'khét tiếng' về dòng kênh đen kịt và hôi thối, kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (TP.HCM) giờ đây đã khoác lên mình diện mạo hoàn toàn khác, trong xanh, sạch sẽ.

Lưu vực kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè có diện tích hơn 33km2 là nơi sinh sống của hơn triệu dân TP.HCM; trải dài qua các quận Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh và đặc biệt là 2 quận trung tâm 1 và 3. 

Đây từng là dòng kênh "khét tiếng" về độ ô nhiễm, hôi thối của TP trong hàng chục năm trời. Đến những năm 2000, TP tiến hành triển khai dự án cải tạo con kênh với số tiền 8.600 tỷ đồng, trong đó vốn ODA của WB là 5.252 tỷ đồng, còn lại là vốn đối ứng từ ngân sách TP, 7.000 hộ dân phải di dời.

Toàn bộ dự án Cải thiện môi trường lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè giai đoạn 1 có 33 gói thầu, trong đó gói thầu đầu tiên được khởi công vào tháng 3/2003 lắp tuyến cống bao (có đường kính 2,5 - 3m) dài 8,9km nằm dọc kênh. Gói thầu có quy mô lớn nhất là nạo vét hơn 1,1 triệu tấn bùn, đóng hơn 16.000m cừ bê tông kè hai bên bờ kênh.

Tuyến kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè trải dài dọc các quận Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh, quận 1, 3 trước đây vốn là dòng kênh ô nhiễm trầm trọng. Từ năm 2002, TP.HCM khởi động dự án cải thiện vệ sinh môi trường. Năm 2012 dự án hoàn thành, dòng kênh được tái tạo

Một trong những con kênh mà trước đây được mệnh danh là dòng kênh hôi thối nhất TP trong 20 năm giờ có một diện mạo mới sau hơn 10 năm thi công cải tạo. Và đây được coi là công trình thế kỷ của TP.HCM

Đường Trường Sa và Hoàng Sa được mở rộng, mặt đường hai bên dòng kênh đã bằng phẳng, vỉa hè được lót đá, lắp đặt đèn chiếu sáng với hệ thống cây xanh tạo nên cảnh quan sạch sẽ, thoáng đãng

Thuyền phục vụ khách tham quan du lịch dọc kênh được phát triển từ năm 2015

Cảnh yên bình dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị  Nghè  

Hàng ngày, rất đông người dân đi bộ, chạy bộ dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè

Người dân tập thể dục, tận hưởng bầu không khí trong lành bên bờ kênh

Bờ kênh chạy dài, mát mẻ là nơi chạy bộ yêu thích của nhiều người

Bờ kè Nhiêu Lộc - Thị Nghè được cải tạo có nhiều ghế đá, cây xanh là điểm thể dục, thể thao và sinh hoạt văn hoá yêu thích của người dân

Tuy vậy, tình trạng rác thải, cá chết vẫn diễn ra thường xuyên, đặc biệt là vào mùa mưa

Hàng ngày, công nhân Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM vớt gần 10 tấn rác. Cá biệt khi mưa đầu mùa, lượng rác và cá chết lên đến hàng chục tấn

Công nhân vất vả dọn rác dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè mỗi ngày 

Ông Cao Văn Tuấn - Trưởng phòng công nghệ môi trường và kiểm tra chất lượng, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP cho biết: "Mỗi ngày công nhân vớt từ 8 -10 tấn rác. Ngoài việc vớt rác ra còn kết hợp các chương trình như Hành trình xanh, Một ngày làm công nhân vớt rác... để nâng cao nhận thức người dân".

Lượng rác chủ yếu là rác sinh hoạt được thải theo đường cống và vứt trực tiếp xuống kênh

Trước tình hình cá chết hàng loạt, Sở GTVT TP vừa đề xuất TP thực hiện việc nạo vét kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, trong năm 2019 là từ đoạn cầu Lê Văn Sỹ đến đường Út Tịch với tổng kinh phí 16 tỷ đồng. Trong năm 2020 sẽ sử dụng thêm 14 tỷ để nạo vét đoạn còn lại. Nguồn kinh phí trích từ nguồn vốn duy tu đường thủy

Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đang có nguy cơ tái ô nhiễm 

TP.HCM tiếp tục cải tạo nguồn nước kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè  

Để tiếp tục làm sạch nguồn nước thải từ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, TP.HCM đầu tư giai đoạn 2 bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới và đối ứng UBND TP để xây dựng một nhà máy xử lý nước thải tại phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, công suất 48.000m3/ngày đêm, sau khi xử lý nước sẽ đạt tiêu chuẩn A. 

Khi nhà máy hoàn thành, nước thải thu gom trong toàn lưu vực sẽ được đưa về đây xử lý thay vì đổ ra sông Sài Gòn như hiện nay.

Nhà máy xử lý nước thải kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè mang tên XL-02. Hình thức: DBO (thiết kế - xây dựng - vận hành) được thực hiện đấu thầu cạnh tranh quốc tế, có sơ tuyển.

Trong một diễn biến khác, các chuyên gia Nhật đang thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc hồ Tây bằng công nghệ Nano - Bioreactor Nhật Bản.

Tuy nhiên, trong khi việc thử nghiệm đang tiến hành thì việc xả hơn 1 triệu m3 nước từ hồ Tây ra sông Tô Lịch đã khiến kết quả bị ảnh hưởng và phía công ty Nhật phải thí điểm thêm 2 tháng nữa. 

 

Theo Tùng Tin - Đ.Bảo/Vietnamnet.vn

Cùng chuyên mục
  • Quảng Ninh: Người dân 2 xã biển đảo Quan Lạn và Minh Châu mong mỏi được dùng nước sạch

    (Xây dựng) – Mặc dù dự án cấp nước sạch cho đảo Quan Lạn, Minh Châu (huyện Vân Đồn) triển khai đã nhiều năm, đến nay hàng trăm hộ dân ở 2 xã biển đảo này vẫn chưa có nước sạch sử dụng.

  • Hà Nội: Đảm bảo cung cấp nước sạch mùa hè cho người dân

    (Xây dựng) – UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc bảo đảm cung cấp nước sạch mùa hè năm 2024 cho người dân trên địa bàn Thành phố.

  • Vùng đất “gian lao mà anh dũng”

    (Xây dựng) - Những ngày tháng 4 lịch sử, trở lại BR-VT, chúng tôi cảm nhận sự đổi thay và nhịp sống căng tràn của vùng đất ven biển trù phú này.

  • Đắk Lắk: Mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông và kinh tế xanh

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Đắk Lắk vừa công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, với tầm nhìn đến năm 2050, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, đồng thời tăng cường hạ tầng giao thông. Điều này được thể hiện qua sự ưu tiên đặc biệt cho việc phát triển cao tốc kết nối vùng Tây Nguyên.

  • Hà Nội: Phát triển đô thị xanh, bền vững

    (Xây dựng) - Chương trình 03-CTr/TU về chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 - 2025 của Thành ủy Hà Nội thực hiện đến nay đã cơ bản hoàn thành 4/19 chỉ tiêu. 11/19 chỉ tiêu đang hoàn thiện và có khả năng hoàn thành vào năm 2025; đối với 4/19 chỉ tiêu còn vướng mắc cũng được các sở, ngành tập trung rà soát, tháo gỡ, đôn đốc thường xuyên vì mục tiêu phát triển đô thị Hà Nội theo hướng xanh, thông minh, bền vững.

  • Lợi ích cho đoàn viên, người lao động

    (Xây dựng) - Bên cạnh việc bảo đảm quyền lợi người lao động, chăm lo đời sống vật chất, để đoàn viên công đoàn yên tâm lao động, sản xuất, Công đoàn ngành Xây dựng Việt Nam đã có nhiều hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Đặc biệt thực hiện chủ trương của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) về nâng cao lợi ích cho đoàn viên, với mong muốn đem lại nhiều lợi ích hơn nữa cho đoàn viên và người lao động ngành Xây dựng, Công đoàn Xây dựng Việt Nam (CĐXDVN) đã thỏa thuận hợp tác về cung cấp dịch vụ, sản phẩm với một số đơn vị để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ với giá ưu đãi cho đoàn viên và người lao động ngành Xây dựng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load