Thứ năm 28/03/2024 17:57 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

TPHCM: Hàng loạt di sản kiến trúc biến mất, hơn 500 biệt thự cổ bị xóa sổ

13:03 | 15/11/2019

Nhiều di sản, di tích độc nhất vô nhị gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển TPHCM như cầu Ba Cẳng, thương xá Tax, nhà đèn Chợ Quán… đã lần lượt biến mất trong sự tiếc nuối của giới chuyên gia bảo tồn và những người yêu mến, gắn bó với thành phố này.

tphcm hang loat di san kien truc bien mat hon 500 biet thu co bi xoa so
Cầu Ba Cẳng, công trình kiến trúc độc nhất vô nhị đã bị xóa sổ ảnh tư liệu

Ðánh mất quá khứ

Là dân “cầu - đường”, chuyên viên Sở Giao thông Vận tải TPHCM, đến bây giờ, sau gần ba thập kỷ, anh bạn tôi vẫn tiếc nuối về việc TPHCM cho tháo dỡ cầu Ba Cẳng trên kênh Hàng Bàng (quận 6) vào những năm đầu thập niên 1990, sau đó cho lấp luôn con kênh với lý do công trình xuống cấp. Bây giờ TPHCM phải chi hàng nghìn tỷ đồng để khôi phục lại kênh Hàng Bàng. Anh nói cầu Ba Cẳng là công trình kiến trúc độc nhất vô nhị ở Đông Nam Á, gắn liền với nhiều giai thoại còn lưu truyền đến hôm nay nên lẽ ra phải bảo tồn, tôn tạo thay vì tháo dỡ cho khỏi… chướng mắt như suy nghĩ của nhiều lãnh đạo hồi ấy.

Đó chỉ là một trong những ví dụ điển hình về sự mai một của nhiều di sản quý. Trong quá trình xây dựng và phát triển đô thị, TPHCM đã xóa bỏ rất nhiều di sản, di tích gắn liền với lịch sử hình thành thành phố, như: Tháp quan sát phòng cháy, chữa cháy đầu tiên của thành phố trong Sở Cảnh sát PCCC, thương xá Tax, Nhà đèn Chợ Quán, cầu Nhị Thiên Đường...

Tại hội thảo về bảo tồn di sản do Bảo tàng TPHCM và Trung tâm Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa TPHCM phối hợp tổ chức mới đây, PGS.TS Nguyễn Minh Hòa (Trường Đại học KHXH&NV TPHCM) đưa ra một danh sách gồm 18 công trình kiến trúc đã bị xóa sổ trong quá trình xây dựng và phát triển thành phố. Đó là địa điểm lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại khu vực Ba Son và ụ tàu, Cầu sắt trong Thảo Cầm Viên, Cầu Ba Cẳng, Tháp quan sát phòng cháy, chữa cháy đầu tiên của TPHCM ở khuôn viên Sở Cảnh sát PCCC, Trại Davis trong sân bay Tân Sơn Nhất, Công viên Chi Lăng, Quán cà phê Givral, Thương xá Tax, Nhà đèn Chợ Quán, Cầu Nhị Thiên Đường, vòng xoay Quách Thị Trang cùng tượng Trần Nguyên Hãn...

Theo ông Hòa, các nước phát triển khi xây dựng phát triển đô thị nếu vì bất khả kháng phải chấp nhận đánh đổi di sản để đem lại “lợi ích lâu dài và lớn gấp nhiều lần”, điều họ làm trước hết là lập “phụ lục” di sản bị phá hủy ở ngay tại công trình mới. Đó là bảng giới thiệu, hình ảnh, một ít hiện vật còn sót lại, mô hình thu nhỏ của công trình/di sản lúc còn tồn tại...

PGS.TS Nguyễn Minh Hòa tiếc nuối: “Kiến trúc sư danh tiếng nhất thế kỷ 20 là Le Corbusier có một câu nói đại ý rằng diện mạo của một thành phố có tuổi đời lâu năm giống như một khuôn mặt người. Mà, đã là khuôn mặt người lớn tuổi thì không thể không có nếp nhăn, có vết nám, thậm chí là cả những vết sẹo, nhưng đó mới là khuôn mặt người, nếu không có chúng thì là khuôn mặt của manơcanh, bóng mịn, vô hồn. Những di sản văn hóa - lịch sử - kiến trúc chính là những nếp nhăn của khuôn mặt thành phố”.

Theo ThS Nguyễn Mậu Hùng (Đại học Huế), nhiều địa chỉ tại TPHCM như chùa Giác Lâm, chùa Phụng Sơn, lò gốm Hưng Lợi… nếu không cải thiện được tình trạng xâm lấn di tích và xâm hại, việc di sản bị mai một chỉ là chuyện sớm muộn.

Hơn 500 biệt thự cổ bị xóa sổ

Tại buổi giám sát của về công tác bảo tồn di sản và cảnh quan kiến trúc đô thị tại UBND TPHCM vào ngày 12/11, Trưởng Ban Đô thị HĐND TPHCM Trần Trung Kiên cảnh báo: Những công trình kiến trúc có giá trị càng để lâu càng có nguy cơ biến mất. Chẳng hạn như hầm cất giấu vũ khí trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đến nay không còn nữa.

Trưởng Ban Văn hóa - xã hội HĐND TPHCM Thi Thị Tuyết Nhung đặt vấn đề: Vì sao HĐND TPHCM giám sát việc bảo tồn di sản và cảnh quan, kiến trúc đô thị? Bà Nhung trả lời luôn: Vì TPHCM có chủ trương sắp xếp lại các cơ quan làm việc, trong đó có trụ sở làm việc của Sở TN&MT, Sở TT&TT. Đây là hai di tích đặc biệt về kiến trúc (người dân vẫn gọi là Dinh Thượng Thơ).

“Khi tổ chức hội thảo về bảo tồn, nhiều chuyên gia, nhà khoa học bức xúc đặt rất nhiều vấn đề về thái độ ứng xử của cơ quan quản lý nhà nước đối với 2 công sở trên nói riêng và các di sản tại TPHCM nói chung”, bà Nhung cho hay.

Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc TPHCM Nguyễn Thanh Nhã thừa nhận: Công tác bảo tồn di sản, cảnh quan kiến trúc đô thị là việc cần làm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Tuy nhiên, do chưa được quan tâm đúng mức nên nhiều năm nay, một số công trình di sản bị xâm lấn, lấn chiếm, tranh chấp hoặc xuống cấp, chưa được trùng tu, bảo vệ. Nhiều công trình cảnh quan kiến trúc thuộc sở hữu tư nhân do chưa có cơ chế khuyến khích, bị thay đổi hiện trạng. Đơn cử như việc phân loại, đánh giá biệt thự kéo dài nhiều năm, đến khi kiểm tra thực tế thì đã có 560/1.400 biệt thự cũ không còn giữ nguyên hiện trạng, nhiều nơi biến thành nhà phố dù trên giấy tờ vẫn ghi nguồn gốc đất là biệt thự. Hiện nay, để bảo vệ số biệt thự cũ, TPHCM phải xem xét từng trường hợp xin cấp giấy phép xây dựng.

Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Lệ cho hay, việc quản lý biệt thự cũ khiến người dân rất bức xúc. Bà kể: “Chủ nhân các biệt thự cổ hầu hết là các vị lão thành cách mạng. Bà con bức xúc đòi đi kiện, tôi phải thuyết phục cứ bình tĩnh để tôi tìm hiểu và có ý kiến với UBND TP mới tạm ổn. Nhiều biệt thự bên ngoài trông ngon lành như vậy chứ bên trong người dân đã đập bỏ hết kiến trúc cũ để xây lại nhằm đáp ứng nhu cầu về chỗ ở”, bà Lệ cho hay.

Bà Nguyễn Thị Lệ đề nghị UBND TPHCM chỉ đạo các sở ban ngành, quận huyện bảo vệ di tích, không để xảy ra tình trạng người dân lấn chiếm, mua bán. Chẳng hạn tại một ngôi chùa là di tích ở gần Đầm Sen (quận 11), tư nhân chiếm dụng làm chỗ ở. Việc xử lý thu hồi rất khó, thậm chí căng thẳng. Trụ trì chùa buổi tối không dám ngủ trong chùa…

Giám đốc Sở VH-TT TPHCM Huỳnh Thanh Nhân cho biết TPHCM đang lập hồ sơ 102 công trình, địa điểm để kiểm kê xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, một số công trình, địa điểm đã được xác định là đủ tiêu chí xếp hạng nhưng chủ sở hữu, cá nhân tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng không đồng ý.

Trong quá trình quy hoạch giao thông, quy hoạch đô thị, cơ quan chức năng chưa tính đến khu vực bảo vệ di tích, cảnh quan kiến trúc công trình xung quanh di tích đã dẫn đến hậu quả là nhiều di tích có khu vực bảo vệ nằm trong quy hoạch giao thông, đô thị.

“Một số tổ chức, cá nhân trông coi trực tiếp tại di tích đã để xảy ra việc mất trộm hiện vật như đình Linh Tây, đình Bình Tây, đình Khánh Hội, đình Bình Đông”, ông Huỳnh Thanh Nhân cho hay.

tphcm hang loat di san kien truc bien mat hon 500 biet thu co bi xoa so
Thương xá Tax (xây dựng năm 1880) bị tháo dỡ vào cuối năm 2016 để làm tuyến metro số 1

Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc TPHCM Nguyễn Thanh Nhã thừa nhận: Công tác bảo tồn di sản, cảnh quan kiến trúc đô thị là việc cần làm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Tuy nhiên, do chưa được quan tâm đúng mức nên nhiều năm nay, một số công trình di sản bị xâm lấn, lấn chiếm, tranh chấp hoặc xuống cấp, chưa được trùng tu, bảo vệ.

Lập hồ sơ xếp hạng di tích Nhà thờ, Tu viện dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm

Theo Sở VHTT, TPHCM có 172 di tích đã có quyết định xếp hạng, trong đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt (di tích lịch sử); 56 di tích quốc gia (2 di tích khảo cổ, 30 di tích kiến trúc nghệ thuật, 24 di tích lịch sử) và 114 di tích cấp thành phố (66 di tích kiến trúc nghệ thuật, 48 di tích lịch sử). Sở đang lập hồ sơ xếp hạng di tích đối với Nhà thờ Thủ Thiêm và Tu viện dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm để trình Thành ủy và UBND TPHCM trong tháng 12 tới.

Theo Huy Thịnh/Tienphong.vn

Cùng chuyên mục
  • Mộc Châu (Sơn La): Độc đáo Lễ hội Cầu mưa năm 2024

    (Xây dựng) – Cầu mưa là một trong những lễ hội quan trọng nhất trong năm được người Thái trắng, xã Mường Sang tổ chức vào ngày 15/2 (âm lịch) hàng năm với ý nghĩa cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu đồng thời, giáo dục thế hệ con cháu biết bảo vệ và tôn trọng môi trường sống.

  • “Tây Ninh – Khúc hát tự hào” sẽ được tổ chức vào ngày 30/3/2024

    (Xây dựng) - Hướng đến kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, tỉnh Tây Ninh sẽ tổ chức chương trình nghệ thuật quy mô với màn trình diễn 3D mapping và pháo hoa tầm cao kéo dài 15 phút tại Quảng trường Ga đi cáp treo núi Bà Đen. Hãy tới Tây Ninh cuối tuần này để dâng đăng, ngắm pháo hoa, xem trình diễn nghệ thuật với công nghệ 3D mapping.

  • Bắc Ninh có 2 đô thị di sản

    (Xây dựng) – Theo PGS.TS Lưu Đức Hải - Viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và Phát triển hạ tầng, tỉnh Bắc Ninh có 2 đô thị di sản nằm chuỗi đô thị di sản vùng Thủ đô gồm: Luy Lâu (thị xã Thuận Thành) và Vũ Ninh (thị xã Quế Võ) cần được bảo tồn và phát huy giá trị.

  • Sửa chữa một số hạng mục Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Điện Biên vừa ký ban hành Quyết định số 464/QĐ-UBND về việc phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình: Sửa chữa một số hạng mục Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, với tổng mức đầu tư xây dựng hơn 5 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án từ năm 2024 - 2025.

  • Chùa Đậu – Đệ nhất danh lam và bí ẩn nhục thân bất hoại của hai vị thiền sư

    Chùa Đậu (Thường Tín, Hà Nội) được công nhận hai kỷ lục quốc gia: Là nơi có tượng nhục thân đầu tiên ở Việt Nam và sở hữu cuốn sách ghi lịch sử chùa bằng đồng có nhiều trang và cổ xưa nhất Việt Nam.

  • Mường La (Sơn La): Đặc sắc Lễ hội Nàng Han

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền về tín ngưỡng tâm linh, thể hiện lòng biết ơn tới vị tướng anh hùng Nàng Han có công đánh đuổi giặc, giúp bản làng có cuộc sống bình yên. Xã Mường Trai (Sơn La) vừa long trọng tổ chức Lễ hội Nàng Han năm 2024, thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương.

Xem thêm
  • Thanh Hóa: Điều chỉnh thời gian thực hiện Dự án bảo tồn, tôn tạo Khu di tích lăng miếu Triệu Tường tại xã Hà Long

    (Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng vừa ký và ban hành Quyết định số 1108/QĐ-UBND, về việc phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện Dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích Lăng miếu Triệu Tường, xã Hà Long, huyện Hà Trung (giai đoạn 2).

    20:58 | 25/03/2024
  • Khai hội chùa Bổ Đà - Ngôi cổ tự có kiến trúc độc đáo nhất xứ Kinh Bắc

    (Xây dựng) – Ngày 24/3, UBND thị xã Việt Yên (Bắc Giang) tổ chức khai mạc Lễ hội truyền thống chùa Bổ Đà và Liên hoan Dân ca quan họ năm 2024. Chùa Bổ Đà được coi là ngôi cổ tự có kiến trúc độc đáo nhất xứ Kinh Bắc, được Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định công nhận là Di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia đặc biệt năm 2016.

    08:23 | 25/03/2024
  • Tinh hoa ẩm thực Bình Định

    (Xây dựng) - 54 gian hàng với những tinh hoa ẩm thực tiêu biểu, đặc sắc của Bình Định đã được giới thiệu đến công chúng tại khu vực Thi Nai Bay, thành phố Quy Nhơn. Lễ hội đem đến những trải nghiệm mới lạ và thú vị đối với người dân, những tín đồ ẩm thực trong nước và khách quốc tế.

    14:37 | 24/03/2024
  • Tam Đảo (Vĩnh Phúc): Chuẩn bị tốt cơ sở vật chất phục vụ Lễ hội Tây Thiên Xuân Giáp Thìn 2024

    (Xây dựng) – Lễ hội Tây Thiên Xuân Giáp Thìn 2024 được tổ chức từ ngày 24–27/3 (tức ngày 15-17/2 âm lịch). Đến thời điểm này, huyện Tam Đảo và các đơn vị liên quan đã chuẩn bị chu đáo cơ sở vật chất, công tác tổ chức khai mac lễ hội cơ bản hoàn thành, đảm bảo lễ hội diễn ra đúng nghi lễ, an toàn, mang đậm nét văn hóa trên hành trình đến với Phật, về với Mẫu.

    22:51 | 23/03/2024
  • Chương trình Jazz quốc tế lần thứ I - Nha Trang 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 4

    (Xây dựng) - Chương trình Jazz quốc tế lần thứ I - Nha Trang 2024 sẽ tạo ra các sự kiện, điểm nhấn nhằm quảng bá, giới thiệu tới bạn bè quốc tế về vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa, con người Việt Nam, hướng tới trở thành hoạt động thường niên góp phần thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến với các tỉnh thành trong cả nước.

    08:57 | 23/03/2024
  • Hơn 30 gian hàng tại Hội thi Ẩm thực “Nha Trang xưa và nay”

    (Xây dựng) - Ngày 22/3, tại công viên Yến Phi, đường Trần Phú, UBND thành phố Nha Trang tổ chức Hội thi Ẩm thực “Nha Trang xưa và nay”. Đây là 1 trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 100 năm xây dựng và phát triển thành phố Nha Trang (1924-2024), 15 năm Nha Trang được công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Khánh Hòa (22/4/2009-22/4/2024).

    22:55 | 22/03/2024
  • Xây dựng và lan tỏa giá trị tranh dân gian Đông Hồ

    (Xây dựng) - Tranh dân gian Đông Hồ là một di sản văn hóa quý giá được nhân dân làng Đông Hồ (nay là khu phố Đông Khê, phường Song Hồ) sáng tạo, trao truyền qua nhiều thế hệ; từng bức tranh đã thể hiện sinh động về xã hội nông nghiệp Việt cổ xưa cùng phong tục, tập quán, thẩm mỹ của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

    14:06 | 22/03/2024
  • Lưu giữ giá trị kiến trúc độc đáo của người Nùng ở Bắc Giang

    (Xây dựng) - Là một bản làng nhỏ, nằm nép mình bên những sườn đồi quanh năm xanh mát, bản cổ Bắc Hoa, xã Tân Sơn (Lục Ngạn, Bắc Giang) được biết đến với những ngôi nhà trình tường được làm bằng đất - một nét kiến trúc độc đáo của người dân tộc Nùng.

    20:52 | 21/03/2024
  • Ninh Bình: Độc đáo kiến trúc cầu ngói Phát Diệm hơn trăm năm tuổi

    (Xây dựng) – Cầu ngói Phát Diệm, thị trấn Phát Diệm (Kim Sơn, Ninh Bình) bắc qua sông Ân có tuổi đời trên trăm năm có lối kiến trúc độc đáo, là Di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh và cũng là nơi gắn liền với hình ảnh đất và con người vùng biển Kim Sơn.

    19:43 | 21/03/2024
  • Trà Vinh: Vận động xây dựng Khu lưu niệm “Vua vọng cổ” Viễn Châu

    (Xây dựng) - Sáng 21/3, Ban Vận động gây quỹ xây dựng Khu lưu niệm cố Soạn giả - NSND Viễn Châu (Ban Vận động) tổ chức cuộc họp. Theo Ban vận động, khu lưu niệm dự kiến xây dựng với diện tích 11.300m2 đất tại ấp Cây Da, xã Đôn Xuân, huyện Duyên Hải.

    16:12 | 21/03/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load