Thứ bảy 20/04/2024 01:07 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Tổ hợp thể thao Hàng Đẫy: “Mảnh đất lớn, không đấu thầu công khai sẽ dẫn đến nghi vấn”

21:33 | 15/10/2018

Các chuyên gia cho rằng, cần phải đấu thầu công khai, minh bạch việc xây dựng tổ hợp thể thao Hàng Đẫy trên diện tích đất rộng hơn 3,2 ha. Còn việc bố trí 2 tầng hầm làm trung tâm thương mại dịch vụ ở tổ hợp này, như đề xuất là quá lớn, cần phải xem xét lại.

Cần công khai minh bạch

Theo báo cáo của UBND TP Hà Nội, tổ hợp thể thao Hàng Đẫy gồm 3 phân khu, trong đó sân vận động Hàng Đẫy được xây dựng mới có 20.000 chỗ ngồi, cao 35 m. Khu nhà thi đấu đa năng với sức chứa 1.500 người. Một khu nhà làm văn phòng cao 23,05m cũng được xây dựng tại đây. Khu vực này còn được thiết kế 4 tầng hầm làm bãi đỗ xe và thương mại dịch vụ.


Hà Nội lên kế hoạch xây dựng sân Hàng Đẫy để phục vụ SEA Games (Ảnh: Toàn Vũ)

Hà Nội dự kiến tổng mức đầu tư tổ hợp thể thao này hết khoảng 6.309 tỷ đồng, theo theo nguồn vốn xã hội hóa 100% từ Công ty cổ phần Tập đoàn T&T. Đổi lại, nhà đầu tư được khai thác, vận hành sân vận động khoảng 50 năm.

Về vấn đề nhà đầu tư bỏ tiền ra xây dựng tổ hợp thể thao Hàng Đẫy, sau đó được vận hành, khai thác 50 năm, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh (nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương) cho rằng, việc sử dụng đất công phải công khai minh bạch, tất cả các phương án đều phải có sự giám sát của nhân dân.

“Mảnh đất lớn như vậy, ở vị trí đắc địa như thế mà không đấu thầu công khai thì sẽ dẫn đến những thắc mắc, nghi vấn. Tôi đề nghị TP nên công khai các phương án và tổ chức đầu thầu dự án này”, Tiên sĩ Doanh nêu quan điểm.

Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, việc nhà đầu tư bỏ tiền ra đầu tư cũng cần thời gian thu hồi vốn. Tuy nhiên, ông Doanh muốn doanh nghiệp và TP Hà Nội trình bày rõ phương án mất bao nhiêu năm thì nhà đầu tư có thể thu hồi vốn.

“Muốn là được như vậy, tốt nhất Hà Nội nên lập một hội đồng giám định độc lập, chịu trách nhiệm trước nhân dân”, ông Doanh cho hay.

Cần phải hỏi ý kiến cộng đồng

Dưới góc độ quy hoạch, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam Nguyễn Quốc Thông cho rằng, hiện TP đã rất chật chội, nên cộng đồng rất cần những khoảng trống để thở, lấy lại sự cần bằng. Như vậy, chất lượng cuộc sống sẽ tốt hơn.

“Còn việc chất tải thêm bất cứ cái gì nó sẽ không hay cho công đồng, không hay cho một đô thị, chứ không phải là không hay cho một tập đoàn”, ông Nguyễn Quốc Thông - Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam nói.


Kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm cho rằng, cần xây dựng lại sân Hàng Đẫy nhưng phải xem xét hài hòa với cảnh quanh xung quanh

Kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm cho rằng, việc cải tạo lại sân Hàng Đẫy là cần thiết, bởi có thời điểm công trình này không an toàn. Tuy nhiên, theo ông Nghiêm cần phải xem xét kỹ quy mô công trình, phải hài hòa và có mối liên hệ với khu vực xung quanh, đặc biệt là các di tích lân cận.

Qua xem xét đề xuất của UBND TP Hà Nội, kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm cho rằng, cần phải xem xét lại quy mô của trung tâm thương mại tại tổ hợp sân Hàng Đẫy. Bởi ông Nghiêm cho rằng, Hà Nội đã có quy hoạch siêu thị và trung tâm thương mại, hơn nữa khu vực này đã có rất nhiều siêu thị. Vậy nên có cần một trung tâm thương mại lợi như vậy như đề xuất hay không.

Còn bãi đỗ xe, ông Nghiêm cho biết, ngay từ năm 2004, vị trí của Sở Kế hoạch và Đầu tư hiện nay đã được xác định là bãi đỗ xe không chỉ phục vụ cho sân vận động mà bố trí cho những gia đình sống trong vùng.

Theo nhận định của ông Đào Ngọc Nghiêm, việc xây dựng tổ hợp thể thao Hàng Đẫy như báo cáo của UBND TP Hà Nội là điều chỉnh quy hoạch. Do vậy, cần phải hỏi ý kiến cộng đồng, ý kiến chuyên gia và cần phải tuân thủ Luật Quy hoạch đô thị và Luật Xây dựng.

Theo Quang Phong/Dantri.com.vn

Cùng chuyên mục
  • Vĩnh Phúc: Ban hành quy định quản lý quy hoạch xây dựng, kiến trúc trên địa bàn tỉnh

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa ban hành quy định một số nội dung liên quan đến công tác quản lý quy hoạch xây dựng, kiến trúc trên địa bàn tỉnh.

  • Bài 3: Quy hoạch đô thị - Cần bảo tồn, phát huy, phát triển những đô thị di sản

    (Xây dựng) – “Tốc độ phát triển kinh tế nhanh, tỷ lệ đô thị hóa cao, vị trí gần Thủ đô Hà Nội cùng sức hút từ Vùng Thủ đô, Bắc Ninh sẽ có nhiều lợi thế để phát triển công nghiệp và trở thành một trong những đô thị mạnh nhất trong Vùng Thủ đô với 2 tính chất nổi trội là “Đô thị di sản” và “Đô thị công nghiệp” – Đó là chia sẻ của PGS.TS Lưu Đức Hải - Viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và Phát triển hạ tầng (Tổng hội Xây dựng Việt Nam) khi trao đổi với phóng viên Báo điện tử Xây dựng.

  • Phát triển đô thị Hải Phòng hiện đại, văn minh, đáng sống

    (Xây dựng) – Hai đồ án quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2023 mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là tiền đề để thành phố Hải Phòng hoàn thành mục tiêu xây dựng và phát triển thành thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; động lực phát triển của vùng Bắc bộ và của cả nước; có công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững.

  • Hải Dương: Xây dựng đô thị mang bản sắc, đặc trưng riêng

    (Xây dựng) - Trong các ý tưởng quy hoạch đô thị ở Hải Dương, việc xây dựng các đô thị mang màu sắc, đặc trưng riêng đã được cơ quan chuyên môn quan tâm, trở thành định hướng chủ đạo trong thời gian tới.

  • Hà Nội: Phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 4

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1972/QĐ-UBND, ngày 15/4, phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 4, tỷ lệ 1/2000 thuộc địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội.

  • Làm rõ nhiều định hướng phát triển

    Tiếp thu ý kiến góp ý của các bộ, ngành, cơ quan và chuyên gia hội đồng thẩm định, đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đã được cập nhật, hoàn chỉnh vào hồ sơ. Nhiều định hướng phát triển đã tiếp tục được bổ sung, làm rõ hơn.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load