Thứ sáu 19/04/2024 08:01 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Tiềm năng và thành tựu phát triển kinh tế miền Trung

19:51 | 14/08/2019

Miền Trung là địa bàn chiến lược trong phát triển kinh tế biển của nước ta, với mặt tiền là Thái Bình Dương, nối kết với lục địa phía tây mà ít quốc gia nào trong khu vực có được. Trong nhiều năm qua, cùng với sự hỗ trợ về chính sách của Chính phủ, các địa phương trong vùng đã nỗ lực phát triển kinh tế-xã hội, từng bước thay đổi diện mạo của khu vực này.


Đô thị Đà Nẵng ngày nay - Ảnh: VGP/Thế Phong

Địa bàn chiến lược đặc biệt

Miền Trung gồm 14 tỉnh từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh. Dân số toàn vùng khoảng 20,2 triệu người, chiếm 21,0% tổng dân số cả nước, diện tích tự nhiên chiếm 28,9% cả nước. Vùng là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, kết nối hai miền Nam-Bắc.

Dự kiến, ngày 20/8, tại Bình Định, Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị Phát triển kinh tế miền Trung nhằm đề xuất giải pháp phát triển bền vững vùng miền Trung, trong đó có Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Biển miền Trung là tài nguyên quốc gia, là mặt tiền biển của Việt Nam, chiều dài đường bờ biển 1.900 km là vùng có vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế biển và các hoạt động kinh tế trên dải đất liền ven biển. Địa bàn chiến lược thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Miền Trung còn là cửa ngõ ra biển của tỉnh vùng Tây Nguyên, là bệ đỡ cho các tỉnh Tây Nguyên, kết nối tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây. Tiềm năng và nhu cầu mở cửa, hội nhập với thị trường quốc tế rất lớn. Nơi đây còn có trên 80 di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng, nhiều bãi biển đẹp nhất Việt Nam và một số hệ sinh thái điển hình như đầm phá, vùng cát, san hô.

Trong đó, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được thành lập cách đây 22 năm (theo quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ số 1018/1997/QĐ-TTg ngày 29/11/1997) gồm 5 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định, với diện tích tự nhiên là 27.881,7 km2, chiếm 8,45% diện tích cả nước; dân số khoảng 6,5 triệu người, chiếm trên 7,0% dân số cả nước.

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nằm ở vị trí trung độ của đất nước, là cầu nối quan trọng trong giao lưu kinh tế, văn hóa với quốc tế, đồng thời là điểm trung chuyển hàng hóa với các tỉnh Tây Nguyên và là cửa ngõ ra biển thuận tiện nhất đối với các địa phương thuộc vùng Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan và Đông Bắc Campuchia thông qua hành lang kinh tế Đông-Tây.

Nhìn chung, đây là địa bàn có lợi thế phát triển kinh tế hướng ra biển, với mặt tiền là Thái Bình Dương, nối kết với lục địa phía tây mà ít quốc gia nào trong khu vực có được. Được thiên nhiên ưu đãi nhiều lợi thế về biển đảo và danh lam thắng cảnh, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch và các hoạt động kinh tế khác gắn liền với biển.

Với lợi thế lớn về kết cấu hạ tầng giao thông gồm cả 4 loại hình: Đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không cả trong nước lẫn quốc tế và đang được nâng cấp, hiện đại hóa, sự giao lưu giữa Vùng với các địa phương miền Trung, với Tây Nguyên và với hai đầu đất nước ngày càng thuận lợi và được đẩy mạnh. Toàn vùng hiện nay có 4 sân bay, hệ thống cảng biển khá dày đặc, trong đó có nhiều cảng biển quan trọng như Chân Mây, Tiên Sa, Liên Chiểu, Kỳ Hà, Quy Nhơn… tạo nên hệ thống cảng biển phục vụ phát triển kinh tế vùng và hình thành nên con đường huyết mạch trên biển thông thương ra thế giới.


Miền Trung có lợi thế phát triển kinh tế biển - Ảnh: VGP/Thế Phong

Vùng đất nghèo “thay da, đổi thịt”

Trong 30 năm qua, miền Trung đã đã từng bước thay da, đổi thịt. Số liệu mới nhất từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, kinh tế 14 tỉnh, thành phố miền Trung đang đồng loạt khởi sắc, tốc độ tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm 2019 ước đạt khoảng 8,05%, cao hơn bình quân chung cả nước (bình quân cả nước 6,76%). Trong đó, có 8/14 địa phương tăng trưởng 6 tháng năm 2019 cao hơn bình quân chung cả nước là: Thanh Hóa ước tăng 22,18%, Hà Tĩnh 12,78%, Ninh Thuận 10,07%, Phú Yên 9,2%, Bình Thuận 8,46%, Nghệ An 7,09%, Thừa Thiên-Huế 6,87%, Quảng Trị 6,8%.

Ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, theo dự kiến, các chỉ tiêu kinh tế-xã hội năm 2019 của các tỉnh trong vùng miền Trung đạt và vượt kế hoạch đề ra: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước đạt 8,5%; các chỉ tiêu về thu, chi ngân sách, tổng mức lưu chuyển hàng hóa, thu hút đầu tư, số lượng khách du lịch tăng trưởng khá cao so với cùng kỳ…; môi trường đầu tư và kinh doanh tiếp tục được cải thiện, các cấp ngành và địa phương quan tâm đến công tác giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.

Thời gian qua, các tỉnh, thành phố miền Trung đã chú trọng nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn vốn đầu tư Nhà nước, đồng thời thu hút các nguồn vốn của các thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước để bảo đảm huy động cao nhất các nguồn lực cho đầu tư phát triển, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Công tác cải cách hành chính đạt được kết quả tích cực. Công tác an sinh và phúc lợi xã hội đạt kết quả quan trọng, góp phần cải thiện đời sống nhân dân. Quốc phòng-an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội ổn định, tình hình trật tự giao thông cơ bản bảo đảm.

Ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, Chủ tịch Hồi đồng Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cho biết: Thực hiện Quyết định số 1874/QĐ-TTg ngày 13/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, các tỉnh, thành phố trong Vùng đã chủ động rà soát các chương trình, dự án đầu tư; xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm và hằng năm phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ được phê duyệt tại Quyết định này; tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, tuyên truyền, quảng bá, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước và các thành phần kinh tế tham gia thực hiện quy hoạch.

Nhờ đó, kinh tế-xã hội của địa phương trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã đạt được những kết quả nhất định: Tăng trưởng kinh tế duy trì ổn định và đạt khá (tốc độ tăng trưởng GRDP toàn Vùng năm 2018 theo giá so sánh 2010 khoảng 7,7%, cao hơn mức tăng của cả nước là 7,08%), cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực (dịch vụ-công nghiệp, xây dựng-nông nghiệp); hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư nâng cấp và phát triển; tổng mức đầu tư tăng trưởng khá; thu chi ngân sách ổn định và tăng trưởng khá; ngành du lịch tăng trưởng tốt, tiếp tục khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn của toàn Vùng; các vấn đề xã hội từng bước được giải quyết, chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện…

Nếu như trước đây ven biển là những làng chài, cát trắng thì hiện nay, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã hình thành chuỗi 7 đô thị lớn là Huế, Đà Nẵng, Hội An, Tam Kỳ, Vạn Tường, Quảng Ngãi và Quy Nhơn và các trung tâm du lịch, dịch vụ, thương mại; có 4 khu kinh tế đang phát triển trải dài trên 609 km bờ biển là Chân Mây-Lăng Cô (Thừa Thiên-Huế), Chu Lai (Quảng Nam), Dung Quất (Quảng Ngãi) và Nhơn Hội (Bình Định), một khu công nghệ cao Đà Nẵng cùng với hệ thống chuỗi khu công nghiệp, khu chế xuất, khai thác lợi thế gần cảng đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập, triển khai thực hiện và đang kêu gọi đầu tư; hệ thống kho bãi quốc gia và quốc tế gắn với hệ thống cảng tổng hợp quốc tế và các đầu mối giao thông liên vùng, xuyên quốc gia; nhiều dự án đầu tư, doanh nghiệp lớn được cấp phép và đi vào hoạt động, đóng góp tích cực cho ngân sách và giải quyết việc làm tại các địa phương…

Theo Thế Phong/Chinhphu.vn

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Công trình xây dựng với giải pháp tiết kiệm năng lượng hiệu quả

    (Xây dựng) – Một trong những công trình điển hình tại Hà Nội đạt “Giải thưởng hiệu quả năng lượng trong công trình xây dựng năm 2023” về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả đó là tháp Láng Hạ (quận Đống Đa) và Capital Place (quận Ba Đình) tại Hà Nội… Các tòa nhà đã áp dụng nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng, mang lại hiệu quả cao khi vận hành.

    15:54 | 17/04/2024
  • Đồng Nai dự kiến phương án bảo vệ thi công “siêu” dự án nhà máy điện tại Nhơn Trạch

    (Xây dựng) - Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đề nghị Công ty Cổ phần Tổng Công ty Tín Nghĩa (Tổng Công ty Tín Nghĩa) thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của các cấp về việc tạo điều kiện để chủ đầu tư thi công một số hạng mục dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4. Sau ngày 25/4, nếu Tổng Công ty Tín Nghĩa vẫn không tạo điều kiện thì tỉnh sẽ có phương án bảo vệ thi công.

    15:07 | 17/04/2024
  • Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc tiếp, làm việc với các doanh nghiệp Nhật Bản

    (Xây dựng) - Sáng 16/4, ông Dương Văn An - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Phúc đã có buổi tiếp, làm việc với ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn CNC Tech và ông Takashi Yanai - Giám đốc Bộ phận Khu công nghiệp hải ngoại, Tập đoàn Sumitomo Corporation (Nhật Bản) về việc triển khai các dự án tại tỉnh.

    12:00 | 17/04/2024
  • Có được kế thừa năng lực khi tham gia đấu thầu?

    (Xây dựng) - Hộ kinh doanh của ông Nguyễn Duy Hoàng (Bình Định) hoạt động đấu thầu cung cấp hàng hóa. Để mở rộng quy mô kinh doanh và tư cách pháp nhân, hộ kinh doanh của ông chuyển đổi sang hình thức Công ty TNHH và đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận.

    10:44 | 17/04/2024
  • Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư dự án

    (Xây dựng) - Đối với dự án đầu tư có đề xuất Nhà nước giao đất, cho thuê đất, về nguyên tắc, nhà đầu tư phải được thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại Điều 32 Luật Đầu tư và các quy định khác có liên quan.

    10:29 | 17/04/2024
  • Bắc Ninh: Thúc đẩy cơ hội hợp tác đầu tư tại các khu vực Trung Á, Tây Á

    (Xây dựng) – Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hương Giang đã tiếp và làm việc với ngài Shovgi Kamal Oglu Mehdizad - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Azerbaijan và ngài Kanat Tumysh - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Kazakhstan tại Việt Nam liên quan đến thúc đẩy các cơ hội hợp tác đầu tư.

    22:42 | 16/04/2024
  • Thành phố Bắc Giang: 31 tài sản là đất chưa cập nhật vào phần mềm quản lý tài sản công trực tuyến

    (Xây dựng) – Ngày 16/4, Đoàn giám sát của HĐND tỉnh Bắc Giang làm việc với thành phố Bắc Giang liên quan tới công tác chấp hành quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công là nhà đất trên địa bàn.

    19:40 | 16/04/2024
  • Thành phố Hồ Chí Minh ban hành nhiều kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố giai đoạn 2024 - 2025.

    19:31 | 16/04/2024
  • Vĩnh Phúc: Vốn thực hiện các dự án FDI tăng 8% so với cùng kỳ

    (Xây dựng) – Quý I/2024, các dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã giải ngân được hơn 115 triệu USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 31% kế hoạch năm 2024. Ước tổng vốn thực hiện của các dự án FDI tỉnh gần 3.960 triệu USD, đạt 60% tổng số vốn đầu tư đăng ký của các dự án.

    14:37 | 16/04/2024
  • Đề xuất quy định mới về miễn, giảm tiền thuê đất

    (Xây dựng) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, trong đó có đề xuất quy định mới về miễn, giảm tiền thuê đất.

    14:29 | 16/04/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load